9X đạt 9.0 ba kỹ năng nhờ luyện tiếng Anh qua phim
Xem nhiều phim, bật đi bật lại những series yêu thích giúp Lê Thùy Linh thuộc phụ đề, cải thiện kỹ năng nghe và bắt chước giọng nói tự nhiên.
Thùy Linh đạt 8.5 IELTS, trong đó có 3 kỹ năng đạt 9.0 ở lần thi năm ngoái. Sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội năm 2018, Linh bắt đầu thi IELTS và từ đó hàng năm cô đều tham dự một lần để mài giũa cũng như cải thiện kết quả thi. Ngoài lần đầu đạt 8.0, hai lần sau điểm số của Linh đều 8.5. Hiện cô là giáo viên dạy IELTS ở Hà Nội.
Linh cho biết 70% vốn tiếng Anh hiện tại đến từ những năm tháng cày phim. Cô bắt đầu rèn theo cách đó từ khi còn là học sinh và nhận thấy kỹ năng nghe tiến bộ dần. Thời điểm cô cảm thấy việc nghe bứt phá lên là khi bắt đầu vào đại học. Khi đó, Linh học chuyên ngành tiếng Nhật nhưng có nhiều thời gian rảnh và có một chiếc máy tính đầu tiên trong đời nên đã xem phim mỗi ngày.
Cả ba lần thi IELTS, Linh đều đạt 8.0 trở lên. Ảnh: NVCC.
Trước đó Linh xem nhiều clip talk show của Mỹ và chỉ hiểu bập bõm, nhưng sau một năm cùng video đó, khi xem lại cô ngạc nhiên vì gần như hiểu được hết. Cô giáo 9X cho biết học tiếng qua phim thực sự là hành trình dài, không phải một sớm một chiều có thể giỏi ngay. Dưới đây là bốn kinh nghiệm giúp Linh học tiếng Anh qua phim.
1. Xem đi xem lại
Linh thừa nhận hay quên, không giỏi các môn học thuộc nên xem phim một lần không thể nhớ. Với mỗi phim hay series phim ưa thích, cô đều xem đi xem lại, đến mức thuộc làu nội dung. Nhờ đó, Linh ngấm dần ngữ pháp và từ vựng, sau cùng thành vốn liếng của riêng cô, thậm chí bắt chước được cả giọng rất tự nhiên.
Video đang HOT
2. Xem phim phụ đề
Nhiều người học thắc mắc luyện nghe có bật phụ đề hay không, vì bật sẽ chỉ tập trung đọc phụ đề mà quên việc nghe. “Các bạn nên nghe phim có phụ đề và việc tập trung đọc nội dung mà quên nghe sẽ biến mất sau lần thứ ba. Lúc này bạn đã thuộc thoại rồi và không cần đọc theo phụ đề nữa”, Linh giải thích.
Theo Linh, người học nên dùng phụ đề tùy theo trình độ, ban đầu tiếng Việt, quen hơn chuyển tiếng Anh, sau đó tắt luôn phụ đề.
3. Xem thể loại gì
Nếu mới bắt đầu, bạn nên xem dạng hài kịch lãng mạn (Rom-com) hay hài kịch tình huống (Sitcom) vừa nhẹ nhàng, từ ngữ lại đời thường, dễ nhớ, thay vì chọn những chủ đề khó. Các tập phim Sitcom chỉ khoảng 20-40 phút, không tốn nhiều thời gian cho một lần xem.
4. Xem phim luyện luôn kỹ năng nói
Linh chưa từng đi học lớp giao tiếp, có giáo viên nước ngoài hướng dẫn hay du học. Cô chia sẻ thường bị nhân vật “nhập” mỗi khi xem phim cuốn hút. “Nhất là cảnh nào hài hước ấn tượng là tôi nhớ như in cả đoạn hội thoại. Mỗi khi đi ngoài đường một mình, tôi sẽ lẩm bẩm nhắc lại, thậm chí tưởng tượng nếu ở trong phim, tôi sẽ nói gì, hoặc vẽ ra những cuộc cãi nhau với người mình ghét (hoặc yêu) trong đầu và tự tranh luận hai vai”, Linh cho hay.
Bằng cách này, cô luyện luôn những câu nghe được trong các phim, dần dần cải thiện được cả kỹ năng nói.
Ba loại tiếng Anh bạn nghe
Bạn có thể nghe TOEFL, IELTS tốt, nhưng khi nghe phim thì không được bởi hai loại tiếng Anh mà bạn nghe là khác nhau.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen phân tích sâu về ba loại tiếng Anh thường thấy.
Có bao giờ bạn tự hỏi, sao mình nghe TOEFL, IELTS thì không đến nỗi nào, nhưng động nghe phim hay giao tiếp thì cảm thấy khó quá?
Mình tìm được câu trả lời nhờ một lần đi dự hội thảo về phát âm tiếng Anh tại Michigan States University năm 2017. Một diễn giả đã phân tích "thật ra có ba loại tiếng Anh mà người học thường nghe".
Loại thứ nhất, bà gọi là "greenhouse English" (tiếng Anh nhà kính). Loại tiếng Anh này hay được nghe ở các trường mẫu giáo, tiểu học hay các trường học ở các nước nói tiếng Anh như ngoại ngữ (giống Việt Nam).
Đặc thù của "greenhouse English" là giáo viên thường đọc rõ từng từ giống như trong từ điển. Tất cả từ, bất kể là từ được nhấn hay không đều được phát âm (enunciate) một cách cẩn thận và rõ ràng. Ví dụ ở hai câu "Hello, How are you? - I am fine, thank you, and you?", từng từ được phát âm một cách rõ ràng.
Ảnh: Shutterstock.
Vượt qua trình độ "greenhouse English", học sinh được tiếp cận với cái gọi là "garden English". Loại tiếng Anh này không được phát âm rõ ràng như "greenhouse English", đôi khi sử dụng giảm âm, nối âm, nhưng đặc thù chung là được nói ở tốc độ chậm và các từ không được nhấn (function words) cũng được nói tương đối rõ ràng.
Ví dụ câu "My name's Quang" ("is" được giảm lược). "I'm going to school now. I won't be late ("am" và "will not" được giảm lược).
Loại "garden English" thường được thấy trong các lớp học tiếng Anh của người Việt Nam. Hầu hết tài liệu nghe chuẩn hóa (kể cả IELTS và TOEFL) đều là "garden English" - tiếng Anh chậm, chuẩn mực, rõ ràng và ít các hiện tượng nối âm, nuốt âm như trong thực tế.
Tóm lại, "garden English" là khi người nói cố tình nói chậm và rõ hơn so với tốc độ bình thường nhằm tăng tính rõ ràng, và đảm bảo người nghe có thể hiểu được.
Loại cuối cùng, gọi là "jungle English", là tiếng Anh tự nhiên. Loại này khó nghe hơn rất nhiều vì có nhiều phần giảm âm, nối âm, nuốt âm và tốc độ thì thường "nhanh như điện xẹt". Đây là tiếng Anh được sử dụng khi người bản xứ nói chuyện với nhau.
Ví dụ: Bedy-bo-da bed-a sleep beder (Betty bought a bed to sleep better). Câu này có nhiều phần nối âm, biến âm và được nói với tốc độ nhanh.
Mình có cháu họ, từ nhỏ đi học tiếng Anh ở khắp nơi, nhưng khi xem phim tiếng Anh thì không hiểu. Thầy cô khẳng định cháu vẫn nói tiếng Anh tốt nên bố mẹ nghĩ tiếng Anh của con dùng được. Mình thì biết rằng còn một khoảng cách rất lớn giữa việc "giao tiếp được với Tây" và dùng tiếng Anh tự tin, thoái mái.
Khoảng cách đó chính là giữa "Garden English" và "Jungle English". Chừng nào nó chưa được khỏa lấp, người học vẫn sẽ không bao giờ tự tin hoàn toàn trong việc sử dụng tiếng Anh để học tập, tương tác, và giao thương.
So sánh bài thi IELTS trên giấy (paper-based) và trên máy tính (computer-based) Ngày 27/3/2019, các bên đồng sở hữu bài thi IELTS chính thức đưa ra bài thi trên máy tính. Dưới đây là một số so sánh giữa hai hình thức thi giúp thí sinh có những lựa chọn phù hợp với bản thân. Về phần đăng ký thi và trả kết quả Thi trên giấy (Paper-based) Chỉ có 4 - 5 đợt thi/...