9X Đà Nẵng gợi ý mâm cơm miền Trung
Hà Thông nấu món dân dã như cá nục kho, canh chua, thịt luộc chấm mắm ruốc… giúp bữa ăn phong phú mà không tốn nhiều thời gian chế biến.
Hà Thông (hiện sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng) chia sẻ, nấu ăn là cách xả stress hữu hiệu sau khi bận rộn với công việc. Vì thế, bữa cơm nhà của cô thường nhiều món, luôn được bày biện chỉn chu, đẹp mắt khiến cả gia đình ngon miệng hơn. Thông thích nấu các món miền Trung theo công thức mẹ dạy như: cá nục kho hai lửa với mía, canh cải nấu tôm bạc, thịt heo kho ruốc Huế, cà tím nướng sốt mỡ hành, thịt gà kho sả ớt, tráng miệng bằng vải thiều.
Cô thường chọn thịt ba chỉ hoặc khổ thịt có 65% mỡ, 35 % nạc để làm thịt heo kho ruốc Huế, kho xong phần nạc sẽ khô lại, vị béo. Thịt mua về rửa sạch bằng nước muối, cắt miếng vừa ăn, ướp 30 phút với hành, tỏi, nước mắm, bột nêm. Bắc chảo dầu nóng, cho sả, tỏi, hành đã băm nhỏ vào phi vàng thơm. Không thích thành phẩm có xác sả, hành nên cô vớt hết hành, sả ra mới trút thịt vào, tăng lửa và đảo đều cho thịt săn lại. Thêm một ít ớt bột Hàn Quốc tạo màu đẹp. Sau 5 phút, cô cho ruốc vào, hạ lửa, tiếp tục đảo đều thêm 15 – 20 phút tới khi nước kẹo lại, thịt màu đỏ sóng sánh đẹp mắt.
Thịt quay ngũ vị chấm muối ớt, ăn kèm đĩa dưa giá muối chua đúng kiểu miền Trung cho đỡ ngấy. Cá chuồn là một trong những đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi có dịp ghé các tỉnh từ Quảng Nam đến Huế. Cá làm sạch ruột, ướp với gia vị trong đó có củ nén giã nát, gập làm đôi chiên giòn ăn rất đưa cơm. Phù trúc trộn rau răm có thể làm món chay hay mặn đều được, ăn như gỏi gà. Tôm rang hành, thịt kho trứng cút, canh khổ qua nhồi thịt là những món khá quen thuộc. Thông nói, ăn xong bữa cơm này, cô phải uống thêm nước dứa ép giảm cân.
Có hôm đổi vị, cô làm thịt vịt luộc chấm mắm gừng ăn kèm chuối chát, rau răm, hành tây. Đậu que luộc chấm kho quẹt như kiểu ăn của người miền Nam. Cá bớp kho dưa cải, canh cá vị chua chua, ngọt ngọt ăn đỡ ngấy. Tráng miệng bưởi da xanh, bánh bông lan nho và rau câu dừa.
Mâm cơm đủ thứ “trên trời dưới biển” làm cả nhà no nê của Thông gồm: cá sốt tương cà, thịt heo luộc chấm mắm ruốc Huế, thịt kho dưa cải, salad bò trứng, bánh phồng tôm chấm sốt cá, canh chả cá thu khổ qua, tráng miệng bánh mousse xoài. Ngoài cá sốt tương ra, đa số các món còn lại đều dễ nấu, không tốn nhiều thời gian chế biến.
Mẹ Thông ủ sẵn tương ớt lên men “siêu ngon” ở nhà nên cô đem kho cá, rất thích hợp với người ghiền ăn cay. Cô chiên cá trong dầu nóng cho vàng đều hai mặt. Tiếp đến, cô cho hỗn hợp: 2 muỗng cà phê nước mắm, nửa chén nước lọc, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, hành, tỏi băm nhỏ vào nồi, kho săn lại. Cuối cùng, cô cho 4 muỗng cà phê tương ớt ủ lên men vào, kho nước sôi lăn tăn tới khi cạn bớt thì tắt bếp. Da cá giòn, thấm vị, lý tưởng ăn kèm cơm trắng.
Có hôm siêng hơn, cô làm thịt nướng ăn kèm bánh hỏi. Thông kể, cả nhà đều mê phim kiếm hiệp nên tới bữa, cô thường bày biện bàn ăn theo phong cách cổ trang, dùng khay tre mộc mạc đựng thức ăn, chén bát đất, chum sành đựng nước uống… cảm giác như đang dùng bữa ở tửu lầu (quán rượu) trong phim Trung Quốc, khá thú vị.
Video đang HOT
Để có món thịt nướng ngon, cô phải ướp thịt khoảng 6 tiếng với hoa hồi, quế, sả… Bên cạnh đó, chén muối ớt xanh giúp hương vị món ăn ngon hơn. Công thức Thông thường dùng gồm: muối, đường, mì chính (bột ngọt), lá chanh, ớt xanh, 10 quả tắc. Tất cả cho vào máy xay nhuyễn, nêm hợp khẩu vị là được.
Mắm - Một món ăn dân dã khó quên.
Ngày còn nhỏ tôi đọc tác phẩm Rừng Mắm của nhà văn Bình Nguyên Lộc mà tôi cứ ngỡ ông muốn ít nhiều nói về những món mắm miền Nam ê hề.
Nhưng thật sự không phải vậy, truyện nói về cây mắm mọc lên hằng hà sa số. Nó tạo ra sự ích nối tiếp về sau qua câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu như sau.
"Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
- Ông với lại Tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rôị̀ Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Đời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng...
Ông nội vui vẻ quá, vì ông bỗng sực nhớ lại những câu hò của thế hệ người tiên phuông đi khai thác đất hoang ở miền Nam, mà ngày nay thế hệ tràm không hát nữa. Ông cất giọng khàn khàn lên:
Hò... ơ... Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong sao cứ chảy hoài,
Thương người xa xứ lạc loài đến đây."
(Bình Nguyên Lộc)
Tuy vậy, bài văn có nhắc đến món Ba Khía và Bồn Bồn. Bồn bồn ở miệt Cà Mau rất nhiều, người ta dùng làm dưa, gọi là dưa Bồn Bồn. Còn Ba Khía và Còng được làm mắm. Trong tinh thần văn chương ẩm thực về các món mắm, những đặc thù của vùng đất miền Nam, bài viết sẽ lạm bàn về mắm, và dỉ nhiên trong tầm hồn yêu mắm. Theo nhà văn Sơn Nam thì ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá rô đồng, cá trê vàng ở miệt rừng U Minh, Cà Mau, mắm Thái Châu ốc, tôm chua Gò Công... Ta có thể kê khai những thổ sản đặc sắc của miền Nam như Mắm còng, mắm tôm chà, ba khía . . . Hãy nói về Ba Khía đi nhé.
Ba Khía:
Ba Khía là loại sinh vật sống ở bến bãi, sông rạch trong rừng ngập mặn, hình dạng giống con cua; lớn hơn con còng, trên cái yếm màu nâu sẫm của nó có ba cái khía, tức 3 gạch nên người ta cho nó cái tên cúng cơm là Ba Khía. Từ miệt Sóc Trăng về Bạc Liêu xuống tận mũi Cà Mau, men theo những cánh rừng mắm đen mọc giáp biển là những vùng có lắm Ba Khía. Từ tháng tám trở đi, lúc mùa màng đã xong, người quê lại rủ nhau chèo ghe đi bắt Ba Khía. Người bắt Ba Khía phải canh theo con nước, lúc nước lớn, Ba Khía bám đầy thân cây mắm, như Bình Nguyên Lộc đã đề cập ở trên. Vào khoảng tháng mười là mùa Ba Khía sinh sản nhiều vô số kể. Đi bắt Ba Khía rất vui vì phải đi ban đêm, bởi vào tối khuya Ba khía di chuyển chậm chạp, mình thò tay là chộp dính ngay vài chú thiếm ba khía. Mỗi bận đi bắt như vậy ghe trở về với những khạp đầy Ba Khía. Người biết rành về Còng và Ba Khía thì tháng năm hàng năm thì Ba Khía cái có trứng đeo đầy sau yếm, các thiếm Ba Khía mập mạp, đô con và chắc thịt.
Ba Khía mang về đem ngâm nước, rửa thật sạch đất bùn. Sau đó mới gỡ bỏ mai, bẻ đôi thân ba khía, cả càng, gọng cũng bẻ rời, đem trộn tất cả vào gia vị như tỏi, ớt, đường, chanh hoặc dùng khóm bằm nhuyễn, xong ngâm hổn hợp một buổi cho ba khía thật thấm. Khi vị Ba Khía được đầy đủ độ mặn, chua, ngọt thì Ba Khía sẽ ngon và dịu khi ta thưởng thức. Cách ăn Ba Khía là tách yếm làm đôi rồi bẻ nhỏ ngoe, càng Ba Khía ra để chiêm ngưỡng gạch son, rưới lên cơm phần nước đã có trong yếm trộn chung. Vắt thêm ít chanh tươi trước khi ăn, mà ăn Ba Khía phải ăn với cơm nguội mới đúng điệu đồng quê, và đừng quên nhai thêm vài trái ớt hiểm, vài tép tỏi, vài lát gừng sống vừa nhai cho âm ấm bụng - huhu... để mắt nhòa lệ vì nồng độ cay cay dâng tràn bờ mi quyện vào mùi thơm nhớ đời Ba Khía.
Mắm Còng:
Bàn về món mắm Còng, theo Giáo sư Trần Văn Chi viết trong bài "Hương vị Miền Nam: Mắm Còng", đất rẫy là đất vào mùa khô bị ngập mặn bởi nước biển tràn vào, chỉ làm ruộng hay trồng trọt được vào mùa mưa, như vùng ven biển Gò Công, Bến Tre. Con Còng ở Gò Công kêu là "Còng quều", thuộc loại cua, rạm, ba khía, cua đồng... Còng nhỏ hơn cua biển, cỡ ngón tay cái người lớn, có màu tìm sậm...
Còng ở Gò Công thì nhiều vô kể. Trời bắt đầu "mưa già" một chút thì Còng không biết ở đâu xuất hiện ở ruộng rẫy nhiều vô số, thấy phát sợ... Nhiều người Gò Công nghe nói tới mắm Còng là phải chảy nước miếng! Và cũng không ít dân Gò Công chưa ăn món mắm Còng, hoặc chưa biết, chưa nghe tên món mắm Còng, dầu đó là món ngon độc đáo, đã nổi tiếng là "món ngon tiến cung, với tên gọi gắn liền với địa danh Gò Công. Con Còng lột đem làm mắm gọi là mắm Còng, chỉ có ở Gò Công và Bến Tre và đã từ lâu món nầy được lưu truyền trong dân chúng, được liệt kê vào bản món ngon quý hiếm từ thời bà Từ Dũ. Cứ vào mùa Tết oan Ngọ thì con Còng bắt đầu bỏ lớp vỏ cứng, lột xác thành con Còng lột. Mỗi năm chỉ có một lần, vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch, Còng lột rộ, người địa phương gọi là ngày hội Còng lột. Còng sau khi được rửa đi rửa lại bằng nước sạch; phải chích bỏ yếm, bỏ miệng và mắt, lấy cho hết "bọng cứt"... nghĩa là các chất dơ trong bụng Còng, thì con mắm mới ngọt, nước mắm mới trong. Nhớ phải cho Còng "uống rượu", nghĩa là ngâm với rượu đế, khử mùi tanh.
Vớt Còng ra, để cho ráo rồi nhẹ tay, Mẹ tôi sắp từng con Còng vào hũ thật đầy và gài chặt bằng lớp lá vông và mấy que ổi.... Mắm cuối cùng được chan bằng nước mắm ngon nấu với đường, để nguội. Trời Tháng Năm nắng gắt, phơi độ trên mươi ngày là hũ mắm bắt đầu nghe mùi thơm, có thể ăn được rồi... Mở nắp hũ nghe mùi thơm độc đáo không thể tả, nhìn lớp bọt li ti nổi trên mặt, màu nước mắm trong veo, màu con mắm Còng tím sậm... bạn sẽ biết được hũ mắm ngon cỡ nào. Trúc hũ mắm ra thau, trộn thêm phu gia như tỏi, ớt, đường và khóm bằm nhuyễn. Khóm là chất xúc tác giúp cho gia vị thấm vào con mắm và làm cho mắm Còng mặn mà dịu và ngon như ý. Nhớ mắm trộn xong gia vị phải để "cách nhựt", ngày hôm sau, mắm mới thấm, và ăn mới ngon. Theo Giáo sư Xuân Tước kể về Đặc Sản Quê nhà, ông đề cập về món mắm Còng như sau:
Người ở vùng sông Cửu Long thường hát:
"Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn Còng,
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa".
Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Ở các vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, người ta thường làm rẫy, trồng nhiều loại rau cải, thơm khóm, và cũng là vùng sinh sống lý tưởng cho các loại Còng...
Mắm Còng món ăn thượng hảo hạng của xứ Gò Công. Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Xứ Gò Công rất nổi danh vì đây là vùng quê cha của đại thần nhà Nguyễn là ông Phạm Đăng Hưng. Nhà họ Phạm gã con gái cho vua Thiệu Trị về sau này là Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại Còng. Nhưng đáng giá nhất là Còng đỏ. Loại Còng này thân đỏ, chân và càng cũng màu đỏ ửng xanh. Chúng lớn bằng chừng chân cái của chúng ta và là nguồn sản xuất mắm Còng, một loại mắm đặc sản của các vùng biển và rất hiếm có. Không phải nơi nào cũng có thể làm mắm Còng. Hai nơi quan trọng là vùng biển Gò Công và Bến Tre, nhưng Gò Công có nhiều Còng đỏ hơn Bến Tre. Không phải mùa nào cũng có thể làm mắm Còng. Thấy Còng nằm đỏ bãi sông, nhưng không ai bắt Còng chắc mà làm mắm, chỉ bắt Còng lột mà thôi. Và mỗi năm Còng chỉ lột có một lần vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đến ngày này, người dân Gò Công đi bắt Còng lột. Mà là những trũng nước nhỏ để Còng vùi mình xuống đó mà lột. Người ta quậy nước muối sẵn, rồi chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có Còng là ghé lại, bắt một con Còng mềm nằm dưới. Còng lột được bỏ vào nước muối có pha đường để ngâm. Khi Còng đã thấm mặn thì người ta đem phơi nắng. Thường có hai cách để làm mắm Còng:
- Còng lột được rửa sạch, đong 10 chén Còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt Còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc dọn ra ăn thì trộn Còng với chanh, khóm, đường, tỏi, ớt.
- Còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, trụng với nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén Còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, khóm, đường, tỏi ớt.
Từ miền quê Gò Công, Bến Tre đến các vùng chợ, mắm Còng được mọi người ái mộ. Ở đâu muốn ăn mắm Còng cho ngon, cũng phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống, như: húng cây, húng lũi, tía tô, kinh giới, dấp cá, quế, gừng và ớt. Mắm Còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Ở vùng quê hay các vùng chợ thuộc miền Nam Việt Nam, mắm Còng còn có hương vị đậm đà của quê hương. Màu bún trắng, mắm Còng màu thâm, tía tô màu tím, rau húng màu xanh... trộn với một chút mắm Còng thơm phức, người ta thưởng thức được hương vị đậm đà của quê hương.
Mắm Tôm Chà:
Nghề làm mắm Tôm Chà xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Lúc sinh thời, bà hoàng Từ Dũ cùng gia đình đã chế biến và giới thiệu món này cho triều đình nhà Nguyễn. Bà Từ Dũ nhủ danh Phạm Thị Hằng - con gái của Quốc sử quán Tổng tài Phạm Đăng Hưng được tiến cung năm 1824 và sau đó đã trở thành đức Thái hậu Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức. Do hương vị đặc trưng từ Gò Công của Hoàng thái hậu mà được triều đình Huế thường dùng để tiếp đãi khách trong các buổi yến tiệc, những dịp lễ lạc. Món mắm Tôm Chà đã chào đời vào khoảng 200 năm.
Mắm Tôm Chà khi biến chế người ta dùng tôm đất hay tôm bạc thẻ ở sông, hay có thể thế bằng tôm sú (tôm vùng biển) miễn còn tươi, nếu còn sống càng tốt, cho vào thau ngâm với rượu đế khử mùi tanh chừng 5, 7 phút. Sau đó vớt ra để ráo rồi bỏ vào máy xay thật nhuyễn, sau đó đem chà trên ray có lỗ thật nhỏ để chắc lấy nước, phần vỏ và thịt được bỏ đi. Nước tinh chất của tôm được đệm thêm vào đường, muối, ớt bột, tỏi rồi đem phơi ít nhất một tuần dưới ánh nắng để cho sản phẩm đặc kẹo lại mới dùng được. Thông thường thì cứ ba ký tôm mới làm ra được 1 ký mắm Tôm Chà mịn màng thơm dịu.
Mắm Tôm Chà có thể dùng nguyên chất hoặc có thể pha thêm tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, chanh tùy khẩu vị và được dùng với bún, thịt luộc, rau sống, khế, dưa leo, chuối chát, xoài sống thái lát. Khi ăn quệt thịt, soài lát vào hổn hợp mắm tôm cùng bún và rau. Trong Thú ăn chơi Tản Đà tiên sinh đã viết: "Tôi có qua chơi vùng nhà quê Long Xuyên, cùng ăn bữa cơm nhà một ông Chánh tổng, nhiều thứ mắm thiệt ngon". Do vậy, xin kể ra vài loại mắm đặc trưng nữa:
Mắm Cá Linh:
Cá Linh còn có thể làm mắm. Cá làm sạch, cho vào hũ ướp muối, ba ngày sau dùng vỉ tre gài chặt xuống. Một tháng sau, vớt ra trộn thính vào rồi cho vào hũ gài chặt như trước. Một tháng sau, lại vớt ra cho đường vào , rồi đổ vào hũ gài chặt lại. Thêm một tháng nữa là mắm có thể dùng được. Mắm Cá Linh có thể ăn vơi bún hoặc cơm, hay làm mắm kho với cá, tôm, thịt ba rọi thái mỏng và cà tím.
Mắm Cá Trèn:
Mắm Cá Trèn được xem ngon hơn mắm Cá Linh. Mắm Cá Trèn ăn vơi bún, thịt ba rọi luộc và rau sống.
Mắm Thái:
Mắm Thái được làm bởi cá lóc loại to, thịt nhiều được thái filet. Cá được ngâm muối. Mắm ngon thông thường là mắm có mùi thơm dịu, thịt ửng hồng không cứng quá cũng không mềm nhũng. Trung bình mất khoảng 6 tháng đến 1 năm. Sau đó mắm được chao đường, chọn đường thốt nốt thắng cho có chỉ rồi thêm gia vị là lúc màu sắc, hương vị được định độ ngon của con mắm. Dùng mắm lóc filet bỏ da, tách xương, thái thành sợi, màu thính phải tươi, hạt thính nhuyễn, đường thắng kẹo sệt có màu vàng đỏ. Đu đủ trộn với mắm phải là đu đủ mới, còn xanh, bỏ vỏ và hột, bào thành sợi mỏng, muối mặn để khoảng 10 ngày cho hết mùi, xả sạch. Tỷ lệ thịt và đu đủ 50/50, sao cho sợi mắm không bị nhão, có vị bùi của mắm, vị ngọt, dòn của đu đủ.
Mắm Ruột:
Mắm ruột là mắm được làm từ ruột cá lóc. Cá được chọn để chế biến món mắm phải là loại cá lóc to, ngon nhất là loại cá lóc có trứng mang sắc vàng ươm. Cá được làm sạch phần bao tử và ruột non của cá. Sau khi làm sạch ruột cá xong, ruột cá được rửa sạch, ngâm nước muối. Cách pha nước muối cũng là một kỹ thuật, vì sau khi pha độ 2 - 3 ngày, ruột cá phải thấm mặn đến tận bên trong để mắm mới không bị hư. Sau đó vớt ruột cá ra để cho thật ráo nước và đem trộn với thính, rồi cho vào hủ ém thật chặt. Kế đến chế nước mắm nhỉ lên trên mặt, phải là nước mắm nhỉ mới cho hương thơm đậm đà. Người ta thường ướp ruột cá và nước mắm trong vòng một tháng, sau đó đem chao với đường thốt nốt được thắng vàng, đến khi nguội thì hương vị của món mắm ruột tỏa ra rất thơm. Để có hủ mắm thật ngon, trung bình phải mất 4 tháng. Nguyên liệu dùng để ăn kèm là xà lách, húng cay, khế, chuối chát, ớt sừng trâu, đu đủ và củ riềng thái sợi nhỏ, thịt ba rọi luột thái mỏng, bánh tráng, bún và sau cùng là một chén nước mắm chua chua ngọt ngọt thật cay. Mắm ruột cũng như mắm lóc thái ăn với bún, hoặc cuốn bánh tráng tùy sở thích.
Mắm xé:
Mắm xé ngon nhất là mắm cá sặt, mắm cá lóc... Ngày xưa khi tôi được dịp ghé thăm các tỉnh miền Tây, bà con hay bạn bè mời ăn món bình dân nhưng độc đáo này. Bên cạnh dĩa mắm xé có đĩa rau sống, dưa leo, xoài bằm, khóm, mít non, khế, chuối lát cắt lát... đừng quên ớt hiểm thật cay vị giác. Khi ăn vào hổn hợp của vị chua, chát, ngọt, cay thấm vào làm dịu mắm cá.
Mắm Kho:
Mắm cá sặc hoặc mắm lóc được nấu tan trong nước dậy mùi sả băm, tỏi phi vàng. Nồi nước lèo được thêm vào thịt heo hay heo quay, cá bông lau hay cá catfish, tôm, mực, cà tím... Vị cá mắm thấm ngấm vào cá, tôm, mực và thịt. Mắm kho ngon nhờ rau ghém như rau sống, rau đắng, bắp chuối, ngó sen, rau muống chẻ, giá, bông súng, bông so đũa, bông điên điển, xoài sống... Mắm kho ăn với cơm hoặc bún.
Lẩu mắm:
Lẩu mắm như món mắm kho nêu trên về cách làm. Nước lèo được đặt trên nồi lẩu để giữ độ sôi sục liên tục. Thịt, cá, tôm, mực là đồ để thực khách nhúng vào nước lèo. Lẩu mắm cần nhiều rau như các loại ở quê nhà: đọt rau nhút, rau dừa, bông so đũa, bông súng, bông điên điển, bắp chuối... và đậu rồng, đậu bắp, chuối chát, khế, xoài chua. Món này nên ăn với bún, hoặc cuốn bánh tráng
Mắm Ruốc:
Mắm Ruốc là mắm làm từ con ruốc, một loại con tép riu, màu đỏ nâu, đặc mịn, thơm mùi mắm, mắm ruốc có nhiều ở miền trung hay Vũng Tàu. Tuy Mắm Ruốc trông giống mắm tôm, nhưng màu sắc và mùi vị không giống mắm tôm. Mắm Ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm nước, chanh, đường tỏi ớt khi làm nước chấm và có thể dùng làm gia vị xào hay nấu, như mắm ruốc xào thịt ba rọi với sả ớt.
Trong suốt bài này, Mắm được trình bày như món ăn truyền thống đặc sắc của người miền Nam. Vì các loại Mắm được trích dẫn hay bàn luận xuất phát từ miền đồng bằng sông Cửu Long. Thức ăn hay ẩm thực là một khía cạnh của văn hóa. Như vậy Mắm là một di sản văn hóa dân tộc vậy, nó phản ảnh từ nơi xuất phát rồi lan đi khắp năm châu, cuốn theo làn sóng và cuộc sống lưu lạc của người Việt Nam ly hương ngày nay. Thật vậy, mắm là di sản quê hương.
Đồ ăn sơ chế sẵn tiết kiệm thời gian vào bếp Các phần ăn được sơ chế, tẩm ướp gia vị hoặc được nấu chín sau đó cấp đông, tiết kiệm khá nhiều thời gian chế biến cho những người bận rộn trong mùa dịch. Với các món ăn được sơ chế sẵn, người nội trợ có thể nấu nhanh gọn với gói gia vị và hướng dẫn kèm theo. Một hình thức khác...