9x chuyển nghề lập trình viên Blockchain nhờ học trực tuyến
Nguyễn Phi Đằng (1997) tin vào triển vọng của ngành công nghệ nên quyết tâm học trực tuyến và trở thành lập trình viên Blockchain sau một năm.
Nguyễn Phi Đằng chọn học trực tuyến tại FUNiX để bước chân vào lĩnh vực công nghệ. Anh tiếp tục theo học chuyên sâu và trở thành một lập trình viên Blockchain sau một năm.
Trước đó, anh từng học ngành Bác sĩ Thú y nhưng quyết định nghỉ sau 2 năm để chuyển sang công nghệ. Anh chàng cho biết, tuy không được tiếp xúc với công nghệ từ sớm nhưng anh tin tưởng đây là ngành nghề triển vọng cho sự nghiệp sau này.
“Lúc quyết định học lại từ đầu, mình rất lo lắng. Mình muốn học thật nhanh, đi làm sớm nhất trong khả năng vì mình đã lãng phí quá nhiều thời gian. Hơn nữa, mình cũng phải đối mặt với áp lực kinh tế”, Phi Đằng nói thêm.
Phi Đằng chọn FUNiX bởi tại đây, anh có thể học công nghệ thông tin dưới hình thức trực tuyến hoàn toàn và có cơ hội việc làm rộng mở ngay sau khi hoàn thành các chứng chỉ.
Nguyễn Phi Đằng trở thành lập trình viên blockchain sau khi học trực tuyến tại FUNiX.
Tháng 8/2017, Phi Đằng bắt đầu theo học ngành kỹ thuật phần mềm tại FUNiX. 6 tháng đầu làm quen với IT, anh chật vật xoay xở với những kiến thức, khái niệm mới và cách học trực tuyến. Thời gian học lại khá eo hẹp nhưng anh vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ.
“Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của Hannah, mentor (chuyên gia công nghệ hướng dẫn kiến thức tại FUNiX), mình dần dần vượt qua các thách thức. Dần dần, mình đã quen với cách tự học, biết cách ghi chép bài vở khoa học và nhất là tận dụng kiến thức từ mentor”, Phi Đằng chia sẻ.
Video đang HOT
Học xong Chứng chỉ 1, Phi Đằng đậu phỏng vấn vào làm việc ở FPT Software, vị trí Front-end Developer. Để làm được điều đó, anh học tập hết công suất và nhờ mentor kèm thêm.
Ngoài ra, anh cũng chủ động nghiên cứu kỹ năng phỏng vấn, các kiến thức chuyên ngành liên quan. Nhờ vậy, Đằng vượt qua vòng tuyển dụng từ FPT Software ngay từ lần đầu tiên sau đúng 6 tháng học FUNiX.
Tháng 5/2018, Phi Đằng đạt mục tiêu đầu tiên – học để chuyển nghề, đi làm sớm khi vào FPT Software. Sau một năm đi làm, anh nhìn thấy cơ hội rộng mở của ngành công nghệ nên tìm đến lĩnh vực công nghệ Blockchain.
Anh cho biết yêu thích Blockchain vì công nghệ này giúp dữ liệu trở nên minh bạch. “Mình nghĩ đa phần mọi người trong ngành này đều đang ở vạch xuất phát giống mình do Blockchain còn là lĩnh vực mới. Mình sẽ cố gắng để bắt kịp mọi người” – là lý do Phi Đằng quyết định theo đuổi công nghệ này.
Phi Đằng tiếp tục chọn FUNiX với khóa học Blockchain Developer từ tháng 4/2019. Kiến thức về Blockchain ở Việt Nam còn khá mới và khó tiếp cận. Ngoài học liệu ở FUNiX, anh thường tìm thêm nhiều nguồn kiến thức khác cả trong và ngoài nước.
Đã quen với cách học trực tuyến FUNiX, Phi Đằng tận dụng lợi thế được học với nhiều mentor. Các chuyên gia trong ngành giải đáp rất nhiều câu hỏi, có lúc hướng dẫn đến 1-2h đêm và gửi thêm tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, mentor Hannah động viên, theo dõi và nhắc nhở để mình đi theo đúng lộ trình.
Để học hiệu quả, Phi Đằng thực hành nhiều, nghiên cứu cách tận dụng kiến thức để xây dựng sản ph ẩm thực tế. Từ những vấn đề cần giải quyết trong bài học, anh học thêm rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khi làm thực tế. Bên cạnh đó, anh còn được thực hành với các dự án thật và làm việc tại những công ty mạnh về Blockchain tại Việt Nam.
Tháng 7/2020, sau khi hoàn thành khóa Blockchain, Phi Đằng đã trúng tuyển vào KardiaChain, một startup của Việt Nam với mức đãi ngộ xứng đáng. Anh cho biết, mình còn rất nhiều điều để học hỏi và hoàn thiện để thực hiện mục tiêu áp dụng công nghệ Blockchain vào xây dựng những ứng dụng tiếp cận hàng triệu người.
Kết hợp dạy học trực tuyến - trực tiếp: Thay đổi căn bản hoạt động giáo dục
Là phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học thường được quan niệm như trước đây.
HS Trường Tiểu học Thăng Long (Hà Nội).
HS tiểu học có nên học trực tuyến?
Trong giai đoạn tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, quyết định của thành phố Hải Phòng với hoạt động học tập của HS lớp 1, lớp 2 được dư luận hết sức quan tâm. Câu hỏi có nên cho HS nhỏ tuổi học trực tuyến hay không cũng được trao đổi nhiều từ đây và có những ý kiến trái chiều. Liên quan đến ý kiến trái chiều này, có thể phân ra một số nhóm lí do:
Thứ nhất từ phụ huynh. Dạy học trực tuyến với HS đầu cấp tiểu học đương nhiên sẽ ảnh hưởng, xáo trộn ít nhiều trong sinh hoạt gia đình và kế hoạch làm việc của bố mẹ: Hướng dẫn, quản lí sử dụng thiết bị số, các ứng dụng để vận hành học tập trực tuyến, thời gian học, lịch học...
Tiếp đến là kĩ năng học tập trực tuyến của HS. Đến trường trực tiếp mang ý nghĩa kép: Vừa học tập vừa học kĩ năng học tập. Tuy nhiên, trong môi trường trực tuyến chủ yếu mới chỉ hỗ trợ học tập. HS chưa được trang bị các kĩ năng cơ bản của việc học tập trực tuyến. Nhất là vấn đề tự tạo động lực học tập và quản lí bản thân.
Liên quan đến kĩ năng dạy học trực tuyến của GV, hiện không ít GV chưa được trang bị thành thục các kĩ năng dạy học trực tuyến (nhất là việc áp dụng các phương pháp dạy học được đào tạo trước đây - cho dạy học trực tiếp - sang bối cảnh "dạy trước màn hình" đang được thực hiện một cách cơ học). Quá trình tổ chức các hoạt động học tập trên nền tảng trực tuyến (nhờ ứng dụng công nghệ) đang là thách thức, khó khăn với GV cả nhận thức lẫn kĩ năng thực hiện.
Cuối cùng là cơ chế vận hành dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến không chỉ là việc thực hiện "bài giảng online" mà đây là phương thức chuyển đổi dạy học trên nền tảng công nghệ. Một hệ thống vận hành tổng thể không chỉ là đặc quyền của khoa học giáo dục, sư phạm mà còn có sự tích hợp, can dự của các giải pháp công nghệ. Đó là nhà trường ảo, lớp học ảo, không gian học tập ảo không thể chỉ vận hành bởi "màn hình" hiển thị.
Đằng sau đó là cả một hệ sinh thái giáo dục mới: Hệ thống các nội dung, bài học, tài nguyên học tập được số hóa; hoạt động dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ, hệ thống quản lí được vận hành bởi giải pháp công nghệ, hệ thống thiết bị, hạ tầng và phần mềm chuyên dụng... Và đương nhiên, kèm theo đó là các chính sách về con người, chế độ, cách tính công lao động sư phạm, sự công nhận chính thức... về phương thức dạy học mới này.
HS đầu cấp tiểu học, việc được đến trường học tập, giao tiếp trực tiếp với thầy cô, bạn bè là cơ hội tuyệt vời để tạo nên cảm xúc, động lực học tập. Tuy nhiên, cũng không loại bỏ các cơ hội tiếp cận bài học, kiến thức, hoạt động bổ trợ hình thành kĩ năng, phẩm chất được thiết kế khoa học trên nền tảng học tập trực tuyến.
Một buổi dạy học trên truyền hình. Ảnh: Thế Đại
Giải pháp bảo đảm hiệu quả
Về cơ bản, triển khai công tác giáo dục và dạy học thời gian qua, các sở/phòng GD&ĐT và các nhà trường đã ứng dụng mạnh công nghệ, giải pháp nền tảng (ở các cấp độ khác nhau, theo điều kiện của địa phương) theo mô hình cổng thông tin, phần mềm quản lí, giải pháp kĩ thuật cụ thể... Tuy nhiên, còn một số tồn tại: Chưa hình thành rõ mô hình mang tính hệ thống, tổng thể theo các tiêu chuẩn thống nhất; thiếu tính đồng bộ, liên thông trong hạ tầng truyền dẫn, kĩ thuật dùng chung, an toàn thông tin và bảo mật; cơ sở dữ liệu dùng chung...
Việc Bộ GD&ĐT xây dựng, tiến tới ban hành Thông tư về dạy học trực tuyến, cung cấp hành lang pháp lí qui định, công nhận phương thức dạy học trực tuyến với các hướng dẫn thực hiện kèm theo là bước đi phù hợp với xu thế. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Trên cơ sở áp dụng dạy học trực tuyến một cách khoa học, đồng bộ hệ thống và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương, quá trình này sẽ tạo nên những bước đột phá, đổi mới sáng tạo trong giáo dục và dạy học nói riêng. Với tư cách là một phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học vẫn thường được quan niệm như trước đây.
Để triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến, cần thống nhất xây dựng nền tảng quản lí học tập chung cho các cấp học giáo dục phổ thông. Theo kinh nghiệm một số nước, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt và quản lí chung khoảng 2 - 4 hệ quản lí học tập chung. Trên nền tảng chung này, nhà trường chủ động đề xuất tích hợp thêm các hạ tầng và giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể.
Cần làm rõ, nghiên cứu và lựa chọn áp dụng các mô hình quản lí giáo dục, dạy học phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số với các thành tố cơ bản mang tính nguyên tắc. Trong đó bao gồm: Cơ sở dữ liệu, tài nguyên học liệu số; hạ tầng giao tiếp, kết nối; công cụ học tập dễ tiếp cận; phương pháp dạy học; tổ chức và quản lí quá trình dạy học; chính sách đào tạo thế hệ GV mới, hỗ trợ GV và HS; mối quan hệ giữa nhà nước - doanh nghiệp - trường học. Việc sắp xếp, ưu tiên thứ tự các thành tố sẽ dẫn đến những chính sách và sự ra đời các mô hình vận hành khác nhau.
Cuối cùng, cần có sự can thiệp nhất định về chính sách để tạo công bằng trong tiếp cận giữa các cơ sở giáo dục ở những địa phương, vùng miền khó khăn. Đồng thời tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số trong giáo dục từ các nhà đầu tư, công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mang "tài sản" đến cho học trò Cô Phí Thị Thu Hương - GV môn Giáo dục thể chất Trường THPT Mỹ Đức B (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo độc đáo và hiệu quả trong quá trình dạy học. Cô Phí Thị Thu Hương sáng tạo trong giờ dạy Thể dục. Ảnh: Nguyễn Giang Không nhàm chán Trò chuyện với cô Phí Thị...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Giữa lòng một thành phố châu Á nhộn nhịp, tồn tại một khu chợ kỳ lạ chỉ hoạt động vào ban đêm và hoàn toàn biến mất khi trời sáng. Tại đây, có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng, nhưng cũng có kẻ phải trả giá đắt vì lỡ phạm luật.
Người đàn ông phát hiện bé trai sơ sinh được bọc kín trong túi nylon
Netizen
Mới
Phương Mỹ Chi bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Nhạc việt
2 phút trước
Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng
Lạ vui
2 phút trước
Tây Giang Thiên hộ Miêu trại bí ẩn giữa núi rừng Quý Châu
Du lịch
2 phút trước
3 diễn viên nổi tiếng quê Thái Nguyên, một NSND U70 là 'biểu tượng nhan sắc'
Sao việt
7 phút trước
Dùng 1 sợi dây + 1 chiếc đũa, tôi "cứu nguy" cho vòi nước, tiết kiệm cả trăm nghìn!
Sáng tạo
10 phút trước
Amorim đưa ra phán quyết về việc thay thế Onana tại MU
Sao thể thao
13 phút trước
Chi tiết phiên bản thể thao Mazda EZ-6 Sport Edition vừa ra mắt
Ôtô
22 phút trước
Cuối tuần này (1718/5), 3 con giáp đứng đầu danh sách bội thu tài lộc: Top 1 đã giàu lại giàu hơn
Trắc nghiệm
23 phút trước