9X bứt phá sau hai năm bỏ bê học hành
Xếp loại trung bình trong hai năm đầu đại học, tới năm cuối Phùng Nhật Minh có bài báo đăng tạp chí ISI (nhóm Q1), trúng tuyển học thạc sĩ và tiến sĩ tại Hàn Quốc.
Ngày đầu tháng 6, Nhật Minh, 23 tuổi, quê Hà Nội dậy sớm, lên phòng thí nghiệm (lab) ở Viện nghiên cứu Kỹ thuật và Công nghệ gốm Hàn Quốc (KICET). Suốt một tháng rưỡi qua, Minh ở lab từ sáng tới hơn 6h chiều để nghiên cứu về vật liệu bán dẫn vùng cấm rộng, thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu. Tối về phòng, Minh học online theo chương trình của Đại học Quốc gia Changwon.
“Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, em đã rất khó khăn để đưa ra quyết định sang Hàn Quốc vào tháng 3, nhưng mọi chuyện đều rất ổn. Em vui vì được học tập và nghiên cứu ở môi trường mới”, Minh nói, cho biết đây là điều chưa bao giờ tưởng tượng ra trong suốt hai năm đầu ở Đại học Bách khoa Hà Nội.
Minh tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 1, sớm một kỳ so với các bạn cùng khóa 60. Trước đó tháng 11/2019, song song với việc chuẩn bị đồ án tốt nghiệp, Minh đã làm hồ sơ dự tuyển hệ thạc sĩ và tiến sĩ tại Viện nghiên cứu KICET. Sau khi tham gia phỏng vấn với giáo sư của viện, Minh được trao suất học bổng toàn phần. Chàng trai Hà Nội sẽ có 5 năm nghiên cứu khoa học ở đây, đồng thời học bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Changwon.
Dù chỉ đạt điểm tổng kết 2.91/4.0, chưa kịp thi lấy chứng chỉ IELTS do Covid-19, Minh vẫn thuyết phục được các giáo sư ở KICET nhờ phần phỏng vấn và thành tích nghiên cứu khoa học đã đạt được, nổi bật nhất là giải nhì cuộc thi “ Sáng tạo trẻ Bách khoa”, một bài báo trên tạp chí Vietnam Journal of Science and Technology cùng hai bài hội nghị trong nước và quốc tế.
Phùng Nhật Minh vừa tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tháng 4, một bài báo với chủ đề ứng dụng hạt nano để nhận biết tồn dư hóa chất trong môi trường mà Minh là đồng tác giả được đăng trên New Journal of Chemistry – tạp chí danh mục ISI, có chỉ số ảnh hưởng thuộc nhóm cao nhất (Q1).
Nhìn vào thành tích nghiên cứu khoa học trong 4-5 năm trên ghế nhà trường, ít ai nghĩ Minh có hai năm đầu đại học bết bát. Năm 2015, chàng trai Hà Nội vui sướng vì đỗ vào chuyên ngành Vật liệu điện tử và Công nghệ nano, Viện Vật lý Kỹ thuật của Đại học Bách khoa Hà Nội theo đúng nguyện vọng. Sau ba năm THPT và ôn thi căng thẳng, Minh cho phép mình “xả hơi”, dành thời gian cho sở thích cá nhân như chơi game, học guitar thay vì tập trung vào việc học trên lớp.
“Chương trình học toàn môn đại cương khá nhàm chán trong khi em chưa xác định được mục tiêu sau khi ra trường nên đã lười lại càng thêm lười”, Minh nói. Kết quả, Minh chỉ đạt 2.37/4, xếp loại trung bình.
Đến cuối năm hai, phải làm đồ án môn học đầu tiên, bắt đầu động chạm vào nghiên cứu, tự mày mò lập trình vi điều khiển, mạch điển tử, Minh hứng thú. Đầu năm ba, nam sinh ứng tuyển vào nhóm nghiên cứu về các hướng ứng dụng y sinh và môi trường của GS Lê Anh Tuấn, bắt đầu chuỗi ngày gắn bó với lab, rồi thấy hợp và dần đam mê.
Những ngày đầu, khi mới làm quen với lab, Minh đa số dành thời gian để đọc báo. Sau dần, em được tham gia vào làm nghiên cứu để hướng tới các bài báo đăng trên tạp chí hay tham gia hội nghị trong và ngoài nước. Bài đầu tiên của em là bài hội nghị quốc tế về vật liệu tiên tiến và công nghệ nano (ICAMN2019) hồi tháng 10/2019. Minh cùng nhóm nghiên cứu đã mất 9 tháng cho bài này.
Minh tóm lược công việc nghiên cứu của mình bằng các công đoạn như xác định hướng nghiên cứu; tìm bài báo cùng chủ đề mà những nhà khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện; định hướng xem sẽ nghiên cứu cái gì, tìm ra điểm mới gì và đi sâu như thế nào. Với bài đầu tiên, em gặp khó khăn ở tất cả khâu.
Video đang HOT
Vốn học thiên Khoa học tự nhiên từ những năm THPT và không chú trọng tiếng Anh, Minh chật vật đọc các bài báo quốc tế với rất nhiều từ chuyên ngành mới, đến mức nhiều lúc muốn đầu hàng vì khó và khô khan. Thế nhưng, đam mê nghiên cứu khoa học thôi thúc Minh học tiếng Anh, bắt đầu đi học từ TOEIC rồi IELTS. Quá trình đọc bài báo quốc tế, Minh tích lũy được nhiều từ hơn rồi dần dần bớt khó khăn khi đọc các bài tương tự.
“Các bài báo khoa học tập trung vào một lĩnh vực nhất định sẽ có một kho từ chuyên ngành và cấu trúc các bài gần như nhau nên em dần biết cách đọc lướt nhưng vẫn tóm lược được bài báo và chỉ tập trung vào phần mình muốn khai thác”, Minh chia sẻ. Khi tên mình xuất hiện trên bài hội nghị đầu tiên, Minh có thêm động lực, cũng chắc chắn hơn với hướng đi của mình.
Song song với nghiên cứu ở lab, đầu năm 2019, Minh quyết định tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học ở trường để ghi dấu ấn. Em nghĩ tới sản phẩm vòng đai theo dõi các chỉ số thiết yếu trong vận động rồi mất 5 tháng để hoàn thành sản phẩm với các chức năng như đưa ra chỉ số nhịp tim, bước chạy, huyết áp rồi dữ liệu được đưa lên mạng để AI phân tích, ra lời khuyên cho người dùng xem cần tập luyện ra sao, cải thiện những chỉ số nào.
Minh chia sẻ đã rất vất vả khi nghiên cứu sản phẩm này bởi kiến thức nền không thiên về điện tử và phải tự học từ con số 0, từ nghiên cứu công nghệ, lập trình, thiết kế mạch. Đến khi mang tới cuộc thi trong sự kiện Tháng sinh viên nghiên cứu khoa học của trường, Minh chỉ đạt giải khuyến khích.
“Thật đáng thất vọng khi em đã dành nhiều tâm huyết mà kết quả không thực sự như ý”, Minh nói. Chàng trai quyết định rủ thêm ba bạn khác cùng nghiên cứu, cải thiện sản phẩm để tham dự một cuộc thi khác là “Sáng tạo trẻ Bách khoa” diễn ra từ tháng 7 đến 12. Kết quả, nhóm Minh đạt giải nhì.
Minh ở viện KICET, nơi em sẽ gắn bó trong 5 năm tới. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Giải nhì ở một cuộc thi lớn như làn gió mát xoa dịu những stress Minh phải chịu đựng từ tháng 8/2019 đến đầu năm 2020. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất thời sinh viên của em. Không chỉ làm sản phẩm dự thi Sáng tạo trẻ Bách khoa, nghiên cứu khoa học để viết bài báo, Minh phải làm đồ án tốt nghiệp, chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển du học bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
“Mỗi lần stress đến độ muốn bỏ cuộc, em lại nghĩ đến lý do mình đã bắt đầu. Em thường tự hỏi tại sao lại bỏ khi đang ở giai đoạn cuối cùng của mọi công việc để tiếp tục”, Minh nói.
Vì hai năm đầu chểnh mảng chuyện học hành, Minh kết thúc quãng thời gian đại học với số điểm tổng kết 2.91/4.0 và tấm bằng kỹ sư loại khá, thấp hơn rất nhiều bạn bè tốt nghiệp sớm một kỳ như mình. Với số điểm này, Minh không thể nộp hồ sơ vào các trường, viện nghiên cứu ở Mỹ, Đức hay Pháp, nhưng vẫn hài lòng với những gì đã có.
Chương trình học của Minh ở Hàn Quốc là làm việc ở viện nghiên cứu nhưng học ở trường đại học thay vì vừa nghiên cứu vừa học trong trường như nhiều bạn khác. Hiện, việc học và nghiên cứu của Minh thuận lợi do trường dạy online. Thời gian tới, khi trường tổ chức học tập trung, Minh chỉ có thể nghiên cứu cách ngày để dành thời gian di chuyển khoảng 100 km mỗi ngày bằng tàu điện giữa viện nghiên cứu và trường đại học. Chàng trai hy vọng sẽ hoàn thành tốt 5 năm ở Hàn Quốc, lấy bằng tiến sĩ trước khi quay về Việt Nam.
GS Lê Anh Tuấn, người hướng dẫn Minh nghiên cứu suốt từ năm ba, đánh giá Minh rất phù hợp và có đủ khả năng để nghiên cứu khoa học. Em luôn chủ động thực hiện các thí nghiệm, phép đo, phân tích, xử lý số liệu rồi cùng các thầy viết thành công trình khoa học.
“Minh đã tiến bộ rất nhiều trong hai năm cuối để trở nên khác biệt với những sinh viên còn lại”, thầy Tuấn nói và cho biết đó là lý do thầy giới thiệu Minh với KICET – một trong những viện nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc bởi chắc chắn khả năng nhận được học bổng của học trò.
3 lý do lựa chọn đào tạo sau đại học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
Đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ với các thạc sĩ và tiến sĩ tương lai, năm 2020, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tiếp tục thu hút thế hệ học viên mới với 3 thế mạnh được xây dựng suốt 10 năm.
Nghiên cứu ứng dụng - Hướng đào tạo sát thực tế làm việc
Trường đại học Công nghiệp TP.HCM chủ trương mang lại kiến thức thiết thực, có thể được áp dụng trực tiếp vào công việc chuyên môn. Điều này nhận được đánh giá rất cao từ các học viên đã và đang theo học hệ thạc sĩ, tiến sĩ, những người đa phần "học" và "hành" song song trong suốt quá trình đào tạo tại trường.
Để phát triển lộ trình đào tạo như vậy, trường đã kết nối với hơn 2.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 500 doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh. Đồng thời, Nhà trường không ngừng nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp, liên tục cập nhập những yêu cầu nghề nghiệp thức thời với khối kỹ thuật, khối kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực quản lý. Thậm chí, nhiều môn học mới hoàn toàn đã được xây dựng giáo trình chỉn chu và đưa vào giảng dạy với khởi nguồn từ chính sự góp ý của các doanh nghiệp đối tác.
Lễ tốt nghiệp và trao bằng thạc sĩ
Chuẩn đào tạo AUN-QA, được công nhận ở quy mô quốc tế
AUN-QA là bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự tương thích với bộ tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, được bộ trưởng các nước ASEAN chấp nhận sử dụng thống nhất tại trường đại học của các quốc gia thuộc khu vực. Điều này có nghĩa, khi hoàn thành chương trình đào tạo, cầm bằng trên tay, học viên hay người lao động được công nhận trình độ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn Đông Nam Á.
Năm 2019, trường hoàn thành mục tiêu nâng số chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA từ 4 lên 8 chương trình. Bao gồm: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Ngôn ngữ Anh.
Với tiềm lực giáo dục mạnh mẽ, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM được dự đoán sẽ chinh phục thành công mục tiêu mới: Đến cuối 2023 đạt quy chuẩn AUN-QA với hầu hết các chương trình đào tạo.
Hệ sinh thái giáo dục 360 độ chỉn chu, lấy học viên làm trung tâm
Mọi nguồn lực của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM đều được sử dụng để hỗ trợ học viên tối đa trên tất cả các phương diện.
Đội ngũ giảng viên "dày" về số lượng lẫn chất lượng với gần 1.000 người, trong đó có 24 giáo sư, phó giáo sư và 174 tiến sĩ. Nhiều giảng viên tham gia các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đạt nhiều chứng nhận quốc gia và quốc tế.
Trung tâm Thông tin thư viện Trường đại học Công nghiệp TP.HCM
Hệ thống cơ sở vật chất quy mô, được đầu tư trên 100 tỉ đồng giai đoạn 2017-2018 cho phòng học, phòng nghiên cứu và các thiết bị học tập tân tiến. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới tài trợ 45 triệu USD để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện học tập thoải mái và chất lượng nhất cho học viên.
Ban giám hiệu trao học bổng cho sinh viên thủ khoa năm 2019
Không thể không nhắc đến nguồn tài liệu khổng lồ tại Trung tâm thông tin - Thư viện chuẩn quốc tế. Bao gồm gần 200.000 tài liệu in ấn, 04 CSDL trực tuyến, hàng triệu tài liệu toàn văn, bộ sưu tập số chuyên đề cùng hơn 20.000 tài liệu điện tử nội sinh (sách, luận văn, luận án, báo cáo, bài báo, tạp chí nghiên cứu), trang thông tin điện tử và mạng lưới liên kết hoạt động với các khoa chuyên ngành, các trung tâm thông tin lớn,....
Hằng năm, trường đều trích ngân sách trao học bổng cho những học viên trúng tuyển nhập học với thành tích xuất sắc. Học bổng sẽ tiếp tục được xét theo mỗi kỳ cho các học viên có điểm trung bình đạt loại giỏi trở lên.
Tham khảo thông tin tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2020 tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM:
- Nộp hồ sơ trực tuyến: đến hết ngày 10.6.2020
- Nộp hồ sơ giấy: đến hết ngày 5.7.2020
- Hoàn thành học bổ sung kiến thức: đến hết ngày 5.7.2020
- Đăng ký học ôn thi: đến hết ngày 10.6.2020
- Học ôn thi: từ ngày 13.6.2020 đến hết ngày 12.7.2020
- Ngày thi dự kiến: ngày 20 và 21.7.2020
Đánh đổi của du học sinh khi về nước tránh dịch Do trường đại học chưa mở cửa và cũng không thể bay sang Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, 23 tuổi, bất lực nhìn kế hoạch thực tập rồi học lên tiến sĩ bị hủy. Là du học sinh bậc thạc sĩ tại Đại học Bristol, Anh theo học bổng Think Big Scholarship, Lan về nước ngày 20/3 khi số ca nhiễm Covid-19 tại...