98,6% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021
Năm học 2020 – 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,6% (tăng 0,2% so với năm học trước), trong đó có 12.000 em xét đặc cách tốt nghiệp.
Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Nội dung đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, bảo đảm “vừa sức”, không đánh đố thí sinh, có độ phân hóa hợp lý, đáp ứng được mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.
Theo thống kê, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 là 981.773, trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp là 96,88%. Năm 2021, có 12.000 thí sinh xét đặc cách tốt nghiệp THPT, tổng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước là 98,6%.
Bộ GD-ĐT cũng công bố so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương, làm căn cứ để các địa phương tham khảo, điều chỉnh các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Ở bậc học THCS, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và tiếp tục học lên THPT đạt 97,5% (tăng 1,5% so với năm học trước).
Video đang HOT
Điểm số học bạ trở thành "phao cứu sinh"!
Kỳ tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2021 tại nhiều địa phương trong vùng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ không thể tổ chức thi mà chỉ xét tuyển. Cơ sở để xét tuyển gần như chỉ còn dựa trên kết quả học tập của năm lớp 9
Năm 2021 cũng là năm số lượng học sinh xét đặc cách tốt nghiệp THPT nhiều nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 15.000 em. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã yêu cầu các trường ĐH tạo điều kiện thuận lợi để xét tuyển số học sinh này. Song, trên thực tế triển khai, có lẽ số học sinh này chỉ có cơ hội xét tuyển nhiều nhất theo phương thức kết quả học bạ THPT, bên cạnh một số ít tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 2 và xét tuyển vào những trường sử dụng kết quả thi ĐGNL.
Độ vênh giữa điểm số thi và xét tuyển
Theo Luật Giáo dục, để được công nhận tốt nghiệp THCS, học sinh lớp 9 chỉ cần được xét tốt nghiệp chứ không phải dự kỳ thi tốt nghiệp như trước năm 2005. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, đồng loạt nhiều địa phương phát sinh kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.
Học sinh Bến Tre tại chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2021, do Báo Người Lao Động tổ chức. (Ảnh: TẤN THẠNH)
Năm 2021, do dịch bệnh nên nhiều địa phương không tổ chức được kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả học tập năm lớp 9. Cụ thể, với TP HCM, trong hơn 83.000 học sinh đăng ký xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có đến hơn 97% đạt điểm trung bình các môn xét tuyển (toán, văn, ngoại ngữ) trở lên, độ phân cách là 0,1 điểm và rất nhiều học sinh có cùng mức điểm.
Trong khi đó, theo kết quả các kỳ thi tuyển lớp 10 ở những năm trước, chỉ có khoảng 60% học sinh đạt mức trung bình điểm thi với độ phân cách mức điểm 0,25 và độ phân hóa học sinh ở các mức điểm khá cao. Như vậy, kết quả kỳ thi vẫn tốt và hiệu quả hơn nhiều cho việc xét tuyển khi hằng năm, theo yêu cầu phân luồng sau THCS, chỉ có 70% học sinh lớp 9 được xét tuyển tiếp tục vào hệ giáo dục phổ thông.
Cần chuẩn hóa cách đánh giá
Đến thời điểm này, hàng loạt địa phương đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT cao hơn 99% (Lào Cai, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng...). Tỉnh Hà Giang có tỉ lệ tốt nghiệp thuộc loại thấp, 93,22% nhưng cũng cao hơn 5% so với năm 2020. Như vậy, dự đoán tỉ lệ tốt nghiệp THPT cả nước ở năm 2021 sẽ không thấp hơn năm 2020 (98,34%).
Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2021 theo quy định điểm trung bình lớp 12 chiếm 30%, điểm trung bình các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp chiếm 70% đã góp phần không nhỏ cho việc duy trì tỉ lệ tốt nghiệp cao trong nhiều năm qua. Thậm chí, trước năm 2019, điểm trung bình lớp 12 còn chiếm đến 50%.
Theo thống kê từ kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, nếu chỉ tính điểm thi để xét tốt nghiệp, tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả nước chỉ là 91,7%. Nhiều địa phương sẽ có tỉ lệ tốt nghiệp giảm mạnh so với tỉ lệ đã công bố.
Tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT nhờ "phao cứu sinh" của điểm trung bình lớp 12 thể hiện tính vùng miền khá rõ và không thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Đây là một trong nhiều lý do khiến nhiều trường ĐH không dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển từ kết quả học bạ THPT.
Như vậy, để thực hiện được yêu cầu "học thật, thi thật, nhân tài thật" của Bộ GD-ĐT, ngoài việc phải chuẩn hóa cách đánh giá học tập, việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng miền có chênh lệch giữa học và thi lớn là nhiệm vụ của ngành giáo dục phổ thông.
Talk show trực tuyến: Cơ hội nào cho thí sinh đặc cách tốt nghiệp?
Lúc 9 giờ ngày 17-8, trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 20 - năm 2021, Báo Người Lao Động sẽ tổ chức talk show với chủ đề "Cơ hội nào cho thí sinh đặc cách tốt nghiệp?".
Chương trình có sự tham dự của các chuyên gia tuyển sinh và hướng nghiệp: TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM; GS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM; TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP HCM; TS Lê Trung Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing.
Chương trình sẽ giải đáp thắc mắc cho thí sinh về những điều kiện xét đặc cách; những trường ĐH nào có cơ hội trúng tuyển xét đặc cách cao; cơ hội đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM; thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 không thể tham gia kỳ thi THPT thì còn những hình thức xét tuyển nào...
Chương trình được tường thuật trên Báo Người Lao Động và các phương tiện xuất bản khác của Báo Người Lao Động. Mời bạn đọc đón theo dõi.
G.Thùy
Đỗ tốt nghiệp THPT nhờ 'phao cứu sinh' Một số địa phương đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay rất cao như Trà Vinh: 99,07%; Đồng Nai: 99,37%; Long An: 99,51%; Sơn La: 98,34%... Nếu không nhờ vào chiếc "phao cứu sinh" là điểm học bạ, kết quả liệu có gây bất ngờ hơn không? Ảnh minh họa Tỷ lệ vàng trong "làng" tốt nghiệp Điểm thi tốt...