98,05% phần mềm độc hại “khủng bố” người dùng Android
Theo Kaspersky Lab, năm 2013, Android là mục tiêu số một thu hút 98,05% phần mềm độc hại đã được biết đến.
HĐH Android – mảnh đất màu mỡ cho ứng dụng bẩn?
Theo Kaspersky Lab, năm 2013, Android là mục tiêu số một thu hút 98,05% phần mềm độc hại đã được biết đến. Đó là do Android có vị trí dẫn đầu thị trường, có nhiều kho ứng dụng phổ biến và hệ điều hành này cũng có cấu trúc mở, khiến những nhà phát triển ứng dụng lẫn tác giả các chương trình độc hại dễ dàng sử dụng.
Điều đáng lo ngại là bản thân người dùng không hay biết rằng mình đã cài đặt các ứng dụng có hại, vẫn tiếp tục sử dụng mà không có sự đề phòng.
Kaspersky Lab đã thu thập được tổng cộng 8.260.509 gói cài đặt phần mềm độc hại. Trong đó 98.05% nhắm vào Android.
Những hình thức lừa đảo phổ biến bằng ứng dụng độc hại có thể kể đến như là ăn cắp thông tin tài khoản khách hàng hay đặc biệt nghiêm trọng là loại trừ tiền bằng tin nhắn ngầm. Trừ tiền bằng tin nhắn ngầm là hình thức được những nhà phát triển xấu thường xuyên sử dụng.
Ở Việt Nam, tuy ngành lập trình ứng dụng di động mới phát triển mạnh gần đây nhưng nhiều nhà phát triển Việt đã cài cắm mã độc vào ứng dụng, che mắt người dùng bằng các hình ảnh khiêu gợi, mang tính kích thích cao. Nếu người dùng tò mò bấm vào các biểu tượng đã gắn đường liên kết, điện thoại sẽ tự động tải về ứng dụng và cũng tự động nhắn tin ngầm làm mất tiền trong tài khoản nhưng người dùng không hay biết. Với mỗi tin nhắn tự động gửi đến các đầu số dịch vụ gia tăng người dùng đã mất từ 10.000 – 15.000 VND.
Các ông lớn appstore đang “bỏ rơi” người dùng?
Video đang HOT
Các kho ứng dụng nước ngoài bao gồm cả “ông lớn” Google Play, cùng Mobogenie, Mobile Market, Getjav… mặc dù có nhiều game/app phong phú nhưng hệ thống kiểm tra các app/game “sạch” gần như không có, vì vậy đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho người dùng.
Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu FortiGuard Threat Landscape, hãng bảo mật Fortinet thì trong nửa đầu năm 2013 (từ 01/01 đến 31/7), số lượng phần mềm độc hại (malware) trên các thiết bị di động trên nền tảng Android đã tăng 30%. Trong đó có 1.300 app có chứa mã độc được phát hiện trong một ngày. Có 300 nhóm phần mềm ứng dụng với 250.000 malware tấn công Android phone.
Nhiều ứng dụng Android có mã độc
Đến tháng 8/2013, theo trang tin Tech Hive, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật điện toán đám mây cho các thiết bị di động Zscaler vừa công bố họ đã phát hiện 22% trong tổng số 8000 ứng dụng phổ biến trên kho ứng dụng của Google bị nhiều nhà cung cấp dịch vụ antivirus gắn cờ cảnh báo chứa virus độc hại. Đến tháng 8/2013 Zscaler cũng tiết lộ 25% trong tổng số 1.845 ứng dụng có chứa phần mềm quảng cáo được gắn cờ bởi rất nhiều các phần mềm chống virus.
Tìm ứng dụng sạch cho Android – khó không?
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách xem kỹ các nguồn download ứng dụng và xem xét quyền hạn của các ứng dụng trước khi quyết định cài đặt chúng lên thiết bị. Ngoài ra, người dùng cũng nên cài đặt các ứng dụng anti-virus, anti-malware như Norton, Kaspersky… để giúp tăng cường độ an toàn cho thiết bị của mình.
Bên cạnh đó, một số appstore Việt đã phát triển mạnh tính năng “lọc” ứng dụng sạch giúp bảo vệ người dùng hơn hẳn so với Google Play. Kho ứng dụng ViMarket hiện có hệ thống kiểm duyệt kỹ lưỡng qua 3 khâu (Hệ thống tự động, Biên tập viên kiểm tra, Công cụ kỹ thuật) đảm bảo không có mã độc. Còn với các ứng dụng đã cài sẵn trong điện thoại của bạn, ViMarket cũng hỗ trợ cho việc kiểm tra nó có làm hại bạn không.
Cảnh báo của ViMarket
Các cấp độ cảnh báo ứng dụng nguy hiểm gồm: Xanh lá cây: ứng dụng an toàn; Vàng: ứng dụng có thể truy cập vào các tài khoản trên điện thoại, có thể gửi email spam, nhưng nó vẫn có thể sử dụng được; Đỏ: Ứng dụng nguy hiểm, có khả năng trừ tiền tự động qua SMS.
Ngoài ra ViMarket cũng có chức năng quét các ứng dụng mà bạn định tải về từ kho ứng dụng khác, trong khi bạn không cần khởi động ViMarket trong máy. ViMarket đang hi vọng khắc phục hình ảnh xấu của apps Việt, tạo thị trường apps sạch cho người dùng Android Việt Nam với 100.000 app/game miễn phí.
Theo Khampha
Những người ủng hộ việc jailbreak iPhone
Trong khi Apple đang kiểm soát việc đưa ứng dụng lên AppStore, thì một lượng lớn người khiếm thị muốn iPhone, iPad phải được jailbreak để cài đặt các ứng dụng riêng của mình.
Ba năm trước, Chris Maury, 27 tuổi, nhận ra rằng làm việc với màn hình máy tính ngày càng trở nên khó khăn với đôi mắt của mình. Sau khi đi khám, Maury được chuẩn đoán mắc căn bệnh di truyền hiếm gặp: thoái hóa điểm vàng. Căn bệnh này làm anh dần dần mất tầm nhìn và dẫn tới mù lòa. Hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị, theo tính toán có khoảng 10.000 người mắc căn bệnh hiếm gặp này.
Chris Maury với người bạn Isabel Arreola. Ảnh: Venturebeat.
Một năm sau đó, Maury quyết định bỏ công việc và chuyển đến sống ở Pittsburgh (thành phố lớn thứ 2 ở tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) để phát triển công nghệ cho cộng đồng người khiếm thị: Dự án phát triển các ứng dụng trên iPhone cho người khiếm thị.
Maury là một người dùng iOS trung thành và cũng là nhà phát triển ứng dụng trên nền tảng iOS. Theo thống kê tại Hoa Kỳ có khoảng 60% người khiếm thị sở hữu các thiết bị của Apple. Các thiết bị của "Quả táo" rất thân thiện với cộng đồng người khiếm thị. Với tính năng: VoiceOver (giúp người dùng tương tác với thiết bị ngay cả khi họ không nhìn thấy màn hình, đọc cho bạn những gì hiển thị trên màn hình và sử dụng số ngón tay để tương tác với màn hình cảm ứng).
Android cũng đang cải thiện dịch vụ của mình cho người khiếm thị nhưng việc chuyển đổi hệ điều hành rất khó khăn với những người khiếm thị. Gần đây, Maury bắt đầu đặt câu hỏi liệu Apple có thực sự cam kết hỗ trợ cho cộng đồng người khiếm thị hay không?
Maury cho biết, một số ứng dụng hỗ trợ người khiếm thị như làm thay đổi độ phân giải và màu sắc của màn hình không được chấp thuận bởi Apple. Tầm nhìn của anh hiện tại chỉ là 20/60, nếu không có những ứng dụng này anh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sử dụng các thiết bị của Apple.
Apple đang dần bỏ qua việc hỗ trợ cộng đồng người khiếm thị. Theo Elizabeth Stark, một luật gia được đào tạo tại Harvard, hiện đang giảng dạy tại Đại học Stanford và Yale về các vấn đề Internet và an ninh mạng cho rằng, mối quan tâm chính của Apple là kiểm soát trải nghiệm người dùng. Trong đó, việc kiểm soát trải nghiệm của cộng đồng người khuyết tật rất khó khăn và tốn kém so với những người dùng bình thường.
Maury chia sẻ, Apple giờ đây đang phân biệt đối xử đối với những người khuyết tật, và đặt lợi nhuận của công ty lên hàng đầu. Trong khi các thiết bị Android ngày càng cởi mở và thân thiện hơn với những người khuyết tật thì Apple dường như bị ám ảnh bởi việc kiểm soát người dùng.
Stark và Maury hiện đang cộng tác với nhau trong một dự án để tạo ra giải pháp tạm thời cho vấn đề này, đó là tài trợ cho các lập trình viên jailbreak iOS7. Tuy nhiên, về lâu về dài hai người hy vọng rằng chính phủ sẽ can thiệp để bảo vệ cộng đồng người khiếm thị nếu như Apple không có động thái điều chỉnh chính sách của mình.
Jailbreak là phương pháp xử lý vào sâu bên trong hệ điều hành để người dùng có thể sử dụng các phần mềm lậu mà các phần mềm này không được Apple cấp phép có mặt trên kho ứng dụng AppStore. Tại Mỹ, việc jailbreak các thiết bị iOS là hợp pháp. Tuy nhiên, vào tháng 11 vừa rồi, một dự thảo Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương bị rò rỉ cho thấy Apple đang cố gắng đưa jailbreak trở thành bất hợp pháp. Maury, Stark và nhóm của họ đang nghiên cứu và sẽ trình lên tòa án liên bang về việc chống jailbreak sẽ làm tổn thương đến người tàn tật.
Maury và Stark hy vọng họ sẽ trở thành nguồn truyền cảm hứng cho các lập trình viên jailbreak iOS7. Để hỗ trợ cho những người khuyết tật và đặc biệt là những người khiếm thị nhiều hơn.
Theo Zing
Top ứng dụng được tải nhiều nhất trên iPhone/iPad năm 2013 Thống kê được Apple đưa ra. Apple đã công bố danh sách những ứng dụng được tải về iPhone/iPad nhiều nhất trong năm 2013 từ kho AppStore của hãng. Tuy nhiên con số này chưa hoàn toàn đầy đủ vì còn rất nhiều kho ứng dụng "ngoài luồng" khác được fan "táo" sử dụng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra nhiều ứng...