97,3% dân số toàn quốc biết chữ
Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-50 toàn quốc là 97,3%, trong độ tuổi 15-35 là 98,5%. Đây là số liệu được đưa ra trong hội nghị sơ kết 3 năm (2013-2015).
Ngày 13/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2013-2015) thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo – cho biết, sau 3 năm triển khai Đề án, nhận thức của cán bộ và người dân về ý nghĩa của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã chuyển biến tích cực.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội nghị.
Về mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, theo báo cáo, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-50 toàn quốc là 97,3% (cao hơn 1,3% so với mục tiêu Đề án), trong độ tuổi 15-35 là 98,5% (cao hơn 0,5% so với mục tiêu Đề án). Số người mới biết chữ tiếp tục học và không mù chữ trở lại là 83,9%.
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ tương ứng với 94,6% và 97,0%. Tính đến tháng 12.2015, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.
Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng đạt được những thành tích đáng kể. Số cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, vị trí việc làm đạt 81,2%, cao hơn mục tiêu đề ra 1,2%.
Cụ thể hơn, cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 đạt 31,2%, bậc 3 đạt 9,9%; số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa đạt 43,7%.
Kết quả học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để lao động đối với cán bộ, công chức và lao động nông thôn có hiệu quả hơn.
Ngành giáo dục đã tập trung chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp giáo dục kỹ năng sống…
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện đề án vẫn tồn tại một số hạn chế, nguyên nhân như nhận thức của tầng lớp nhân dân về lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế. Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm đến xây dựng xã hội học tập.
Cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, tổ chức, các doanh nghiệp; năng lực của một số cơ sở giáo dục thường xuyên, việc điều tra, huy động các nguồn lực xã hội… trong quá trình thực hiện đề án vẫn còn hạn chế.
Qua những đánh giá, tổng kết trên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng xã hội học tập và yêu cầu các địa phương thực hiện tốt các phương hướng nghiệm vụ, giải pháp để thực hiện đề án trong thời gian tới.
Theo Huyên Nguyễn/Lao Động
vViệt Nam là một trong 9 nước có nhiều doanh nhân nhất thế giới
Trong danh sách gồm 9 quốc gia có nhiều doanh nhân nhất thế giới theo xếp hạng của Approved Index, Việt Nam được xếp hạng thứ 5, sau Uganda, Thái Lan, Brazil và Cameroon; đứng trước Angola, Jamaica, Botswana và Chile.
Với đời sống vỉa hè vô cùng phong phú, người Việt được coi là dễ dàng kiếm được thu nhập và tự làm chủ cuộc sống của mình, đây là nhận định của trang Business Insider.
Việt Nam nổi tiếng với những cửa hàng nhỏ trên các con phố và hình ảnh của những người bán hàng rong. Khoảng 13,3% dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia Đông Nam Á này đi lên nhờ tự kinh doanh...
Tự kinh doanh hay tự làm chủ đang trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Tự kinh doanh mang lại những lợi ích lớn như quyền kiểm soát, không phải phụ thuộc và linh hoạt về giờ giấc.
Ở quốc gia phát triển như Anh hay Mỹ, doanh nhân thường được hiểu đồng nghĩa với start-up, tức là những người tự xây dựng công ty và khởi nghiệp. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia khác, tự kinh doanh là thực tế hơn là một giấc mơ. Người lao động tự kinh doanh khi họ không thể kiếm được một công việc đem lại thu nhập.
Trang Business Insider dẫn một nghiên cứu của Tập đoàn kết nối kinh doanh Approved Index cho biết, Mỹ xếp thứ 41 thế giới về số doanh nhân với 4,3% dân số trưởng thành là doanh nhân. Trong khi đó, Anh xếp thứ 37 với 4,6%.
Lao động tự do hay hộ kinh doanh cá thể theo tiêu chí của Business Insiderlà những người sở hữu hoặc đồng sở hữu một công ty, tiệm buôn bán hoặc dịch vụ nhỏ, đã tự chủ động được thu nhập của mình trong vòng ít nhất 3 tháng.
"Tại những nền kinh tế nghèo hơn, hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân thường tự mình mở doanh nghiệp nhỏ khi mà họ nhận thấy có cơ hội" - chuyên gia Trilby Rajna của Approved Index cho biết.
Lao động tự do hay hộ kinh doanh cá thể theo tiêu chí của Business Insiderlà những người sở hữu hoặc đồng sở hữu một công ty, tiệm buôn bán hoặc dịch vụ nhỏ, đã tự chủ động được thu nhập của mình trong vòng ít nhất 3 tháng. (Ảnh minh họa).
Dưới đây là 9 quốc gia nhiều doanh nhân nhất thế giới theo xếp hạng của Approved Index:
9. Chile
Chile được xem là quốc gia ổn định và phồn vinh nhất ở Nam Mỹ. 11% dân số trưởng thành của nước này chọn con đường tự kinh doanh.
8. Botswana
11,1% dân số trưởng thành của Botswana là doanh nhân. Nhiều người trong số họ mở những cửa hiệu nhỏ trên đường phố để bán hàng hóa.
7. Jamaica
11,9% doanh số trưởng thành của Jamaica tự kinh doanh, trong đó nhiều người là những người bán hàng rong. Chính phủ Jamaica đã đẩy mạnh việc khuyến khích các ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ.
6. Angola
Có 12,4% dân số trưởng thành của Angola tự mình làm việc cho mình. Bán hàng rong là một nghề kinh doanh phổ biến ở Angola. Tắc đường giúp họ bán được nhiều hàng hơn.
5. Việt Nam
Tỷ lệ dân số trưởng thành tự kinh doanh ở Việt Nam là 13,3%. Việt Nam nổi tiếng với những cửa hiệu nhỏ trên phố và những người bán hàng rong.
4. Cameroon
Tại Cameroon, 13,7% dân số trưởng thành chọn con đường tự kinh doanh, trong đó nhiều người làm trong các lĩnh vực dịch vụ và thực phẩm.
3. Brazil
13,8% dân số trưởng thành của Brazil là doanh nhân, chủ yếu là những người bán hàng đơn lẻ. Khoảng một nửa số doanh nhân của Brazil là phụ nữ.
2. Thái Lan
16,7% dân số trưởng thành của Thái Lan tự kinh doanh, và giao thông là một trong những ngành có nhiều doanh nhân nhất ở nước này. Xe tuk tuk là công cụ kinh doanh phổ biến của người Thái, nhất là ở những khu vực đông dân cư.
1. Uganda
Có tới 28,1% dân số Uganda là doanh nhân. Công việc kinh doanh ở Uganda phát triển mạnh sau khi nước này thoát khỏi hàng thập kỷ nằm dưới chế độ độc tài. Hệ thống cáp quang phát triển đưa Internet tới những khu vực xa xôi đang giúp ích nhiều cho công việc doanh ở Uganda.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Doanh nhân Nhật Bản vô gia cư vì chăm sóc người thân Từ một quản lý hưởng lương cao, Akihiro Takano trắng tay, vô gia cư sau khi nghỉ việc để dành nhiều năm chăm sóc cho cha mẹ già yếu. Ông là một trong số nhiều người trải qua tình trạng "kaigo rishoku" đang gia tăng ở Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg Khi Akihiro Takano từ chức khỏi công việc quản lý sự kiện được...