95% thực phẩm dành cho trẻ em được thử nghiệm ở Mỹ có chứa kim loại độc hại
Theo một cuộc điều tra mới được công bố, trong thức ăn dành cho trẻ em có thể có chứa các kim loại nặng độc hại gây hại cho sự phát triển của não bộ trẻ.
Tổ chức Healthy Babies Bright Futures – một tổ chức phi lợi nhuận tự coi là liên minh của các nhà khoa học, và các nhà tài trợ đang cố gắng hướng tới mục tiêu giảm phơi nhiễm với hóa chất độc thần kinh ở trẻ trong những tháng đầu đời.
Chính vì vậy, tổ chức này đã tiến hành các thử nghiệm được tiến hành với 168 loại thực phẩm trẻ em có xuất xứ từ các nhà sản xuất lớn ở Mỹ. Kết quả cho thấy, trong số đó có 95% chứa chì, 73% chứa asen, 75% chứa cadmium và 32% chứa thủy ngân. 1/4 số thực phẩm đó chứa tất cả 4 kim loại nặng nói trên.
Ngoài ra, mặc dù các chuyên gia sức khỏe cộng đồng đồng ý rằng, đối với kim loại chì, không có mức độ nào được coi là an toàn nhưng với lượng 1ppb thì cũng có thể tạm chấp nhận thì 1/5 số thực phẩm nói trên lại có lượng chì vượt quá 10 lần cho phép sau khi kiểm nghiệm.
Các phân tích cho thấy thực phẩm có nguy cơ gây độc thần kinh cao nhất là các sản phẩm làm từ gạo, khoai lang và nước ép trái cây. Báo cáo chỉ ra rằng “những chất gây ô nhiễm này có thể làm thay đổi não bộ đang phát triển và làm xói mòn chỉ số IQ của trẻ. Các tác động này tăng lên từ mỗi bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ của trẻ”.
Cụ thể như sau:
Các món như cơm và đồ ăn nhẹ làm từ gạo đứng đầu danh sách các thực phẩm độc hại nhất cho trẻ sơ sinh. Theo báo cáo thì “những thực phẩm phổ biến cho trẻ em này không chỉ chứa nhiều asen vô cơ – dạng asen độc hại nhất, mà còn gần như luôn bị nhiễm cả 4 kim loại độc hại”.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng mức độ tiếp xúc với asen thấp vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của em bé. Một nghiên cứu năm 2004 của các nhà khoa học Khoa Tâm thần học, Đại học Columbia, New York, đã xem xét trẻ em ở Bangladesh đã tiếp xúc với asen trong nước uống và thấy rằng chúng đạt điểm thấp hơn đáng kể trong các bài kiểm tra trí tuệ. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về chủ đề này cũng cho thấy nồng độ arsenic trong nước tiểu tăng 50% có liên quan đến việc giảm 0,4 điểm trong chỉ số IQ của trẻ em trong độ tuổi từ 5-15.
Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh, các món như cơm và đồ ăn nhẹ làm từ gạo đứng đầu danh sách các thực phẩm độc hại nhất cho trẻ sơ sinh.
Asen là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy trong đất, nước và không khí, với dạng vô cơ là độc nhất.
Vì gạo được trồng trong nước nên nó hấp thụ asen vô cơ tốt hơn và theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, gạo có nồng độ asen cao nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nào. Và trong trường hợp này, gạo nâu và gạo hoang dã là những loại cao có hàm lượng cao hơn các loại gạo khác bởi vì quá trình xay xát được sử dụng để tạo ra gạo trắng đã loại bỏ các lớp bên ngoài, nơi tập trung nhiều thạch tín.
Và bạn cũng không thể dựa vào gạo hữu cơ. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy xi-rô gạo nâu, một chất làm ngọt thường xuyên trong thực phẩm hữu cơ, cũng là một nguồn có hàm lượng asen đáng kể.
Video đang HOT
Hành động cần thiết
Trong khi FDA đang nghiên cứu làm thế nào để giảm phơi nhiễm và giảm mức arsenic trong gạo và nước trái cây thấp hơn so với một thập kỷ trước, thì phơi nhiễm vẫn còn quá cao.
Jane Houlihan, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Healthy Babies Better Futures, cho biết: “Khi FDA hành động, các công ty phản ứng. Chúng tôi cần FDA sử dụng thẩm quyền của họ hiệu quả và nhanh chóng hơn để giảm kim loại nặng độc hại trong thực phẩm trẻ em”.
Cha mẹ có thể làm gì?
Các phân tích đã xem xét thực phẩm nào cho trẻ em có nguy cơ cao nhất và đưa ra các lựa chọn thay thế an toàn hơn. Cụ thể là:
Cho con ăn các loại ngũ cốc
Để thay thế nhóm thực phẩm này, tổ chức Healthy Babies đề nghị bậc phụ huynh nên chuyển sang cho con ăn các loại ngũ cốc chứa ít asen.
Trong chế độ ăn của bé, gạo là nguồn chứa arsenic hàng đầu vì nó thường được sử dụng làm thực phẩm đầu tiên. Các loại đồ ăn nhẹ như bánh gạo hay bim bim cũng chứa mức độ cao. Để thay thế nhóm thực phẩm này, tổ chức Healthy Babies đề nghị bậc phụ huynh nên chuyển sang cho con ăn các loại ngũ cốc chứa ít asen, chẳng hạn như bột yến mạch và ngũ cốc, cũng như đồ ăn nhẹ không có gạo.
Bác sĩ nhi khoa Tanya Altmann, tác giả của cuốn “What to Feed Your Baby” lặp lại lời khuyên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đó là khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, lúa mì và quinoa ở giai đoạn đầu đời.
“Thực phẩm đầu đời tốt nhất cho trẻ sơ sinh là bơ, rau xay nhuyễn, bột yến mạch bơ đậu phộng và cá hồi. Tất cả đều cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà em bé cần, giúp phát triển vị giác để thích thực phẩm lành mạnh và có thể làm giảm dị ứng thực phẩm”, cô Altmann nói.
Cô tin rằng thịt là nguồn cung cấp sắt và kẽm cho trẻ nhỏ tốt hơn so với gạo, bởi vậy cô cũng không khuyến khích việc cho trẻ ăn gạo trong vài năm đầu đời. Nếu chọn nấu cơm cho trẻ mới biết đi, tổ chức Healthy Babies khuyên bạn nên cho thêm nước vào nấu, sau đó đổ ra trước khi ăn. Dựa trên các nghiên cứu của FDA, điều đó sẽ cắt giảm 60% mức asen.
Thực phẩm dành cho trẻ mọc răng
Cũng theo kết luận của báo cáo, bánh quy mọc răng có thể chứa asen, chì và cadmium. Trong thời gian trẻ mọc răng, hãy làm dịu cơn đau của bé bằng chuối đông lạnh, dưa chuột gọt vỏ và ướp lạnh hoặc khăn ướt, sạch – nhưng hãy để ý để tránh cho trẻ bị nghẹn.
Bánh quy mọc răng có thể chứa asen, chì và cadmium.
Đồ uống cho trẻ
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) nói rằng nước trái cây là thức uống dành cho cha mẹ chứ không phải là một lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ. Nước ép có nhiều đường, thiếu chất xơ và có thể góp phần gây sâu răng và béo phì cho trẻ sau này. Táo, lê, nho và các loại nước ép trái cây khác cũng có thể chứa một số chì và asen, vì vậy việc cho trẻ tiêu thụ các loại nước ép này thường xuyên có thể là nguồn cung cấp các kim loại nặng.
Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng nước và sữa là lựa chọn tốt nhất, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Em bé dưới 6 tháng chỉ cần sữa mẹ và sữa công thức. Đồ uống được lựa chọn cho năm thứ hai của trẻ phải là nước và sữa nguyên chất. Từ 2-5 tuổi, cha mẹ nên chuyển sang sữa tách béo hoặc ít béo và tiếp tục cho con uống đủ nước.
Ở mọi lứa tuổi, nước trái cây nên được giữ ở mức tối thiểu và luôn phải là nước ép 100%.
Trái cây và rau
Trong khi khoai lang và cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, thì báo cáo nói trên cho thấy chúng cũng chứa nhiều chì và cadmium. Hãy tiếp tục và cho con bạn ăn những loại rau này, nhưng hãy cho con ăn thêm nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc khác để thêm đa dạng.
(Nguồn: CNN)
Theo Helino
Vụ nước sạch ở Hà Nội nhiễm độc: Chuyên gia khẳng định mùi khét của nước không phải là Styren có trong dầu thải
Chuyên gia khẳng định, Styren là chất không màu, không mùi. Mùi khét có trong nước chủ yếu là kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình thiết bị, máy móc vận hành.
Liên quan đến kết quả và các mẫu xét nghiệm nước nhiễm dầu thải có hàm lượng Styren cao cấp từ 1,3 đến 3,65 lần theo quy định vừa được công bố, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) về bản chất của dầu thải và mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: "Styren là hợp chất không màu, không mùi, không vị. Khi hòa tan với nước, Styren không gây phản ứng hóa học.
Hàm lượng Styren trong Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2018 là cực thấp, không đáng được gọi và đáng chú ý trong an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Có thể nói chất này là vô nghĩa".
Nhiều tảng dầu thải được phát hiện trên vách suối, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 800m.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải: "Lượng Styren có trong dầu khuếch tán ra rất ít. Khi khuếch tán, Styren có công thức hóa học là từ poly-styren sau đó phân giải thành Mono-styren và hàm lượng Styren này rất ít. Giả sử Styren có trong nước thì bản chất chất này không màu, không mùi, không vị và không gây phản ứng hóa học với nước thì lấy cớ gì để người dân ngửi thấy Styren trong nước? Rõ ràng nguyên nhân gây mùi không phải là do Styren. Hơn nữa, bản thân Styren không phải là chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lập luận: "Dầu nhớt ban đầu là hợp chất hữu cơ (Carbon Hydro-no), có màu vàng nhẹ, trong và sánh. Trong quá trình bôi trơn thiết bị vận hành thì dầu máy bị đốt cháy thành chất hóa học. Lúc này, dầu nhớt màu vàng trong sẽ biến thành hóa chất hỗn hợp màu đen đặc. Dầu nhớt bị đen đặc này chính là chất độc, khi cho xuống nước thì thủy sinh chết.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).
Thứ hai, trong quá trình thiết bị máy móc vận hành, các kim loại, hợp kim cấu thành nên thiết bị đó sẽ bị bào mòn và hòa vào dầu. Trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân... Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.
Khi dầu này hòa vào nước thì một bộ phận dầu sẽ bổi trên bề mặt nước, còn một bộ phận chất độc là kim loại nặng đang hòa tan và khuếch tán trong nước. Đã hòa tan vào nước thì không thể xử lý được. Dầu có thể vớt được nhưng cũng không thể triệt để. Chúng ta có thể tự chứng minh bằng cách vớt dầu trên bề mặt nồi canh. Chắc chắn là không thể vớt hết được".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu như nước ăn có dầu thải máy vào là gây độc, bất luận dầu nào đều gây độc, mà đã gây độc là phải loại.
"Tiêu chuẩn đánh giá của nước bằng cảm quan là không vị, không màu, không mùi. Khi nước đã có màu hoặc có mùi thì chắc chắn là ô nhiễm. Chúng ta không thể cho rằng đây là mùi Clo. Vì Clo có mùi hắc nhưng không khét. Clo là chất cần thiết dùng để sát trùng, trong sát trùng nước thì luôn cho dư so với năng lực sát trùng của Clo. Ví dụ cho 0,5mgr Clo/lít là đủ để sát trùng. Trong vụ việc, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà sử dụng lượng Clo cao hơn nữa cũng không sao nhưng mùi hắc khét trong nước chắc chắn không phải Clo, bởi Clo bay hơi rất nhanh. Đặc biệt khi đun nóng, Clo nhanh chóng trở về trạng thái không màu không mùi và không vị", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân... Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.
Đồng quan điểm, Th.S Đỗ Thanh Bái, chuyên gia môi trường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hoá học Việt Nam cho biết: "Dầu thải có rất nhiều chất khác nhau, có những chất không tan trong nước và có những chất tan trong nước, có những chất tạo mùi nhưng có chất khác tạo vị lạ".
Th.S Đỗ Thanh Bái khẳng định: "Bản thân dầu là độc rồi, nhưng đây là dầu thải đã qua bôi trơn động cơ nên tính động mạnh và tính độc rất đa dạng. Có nhiều loại độc khác nhau. Không chỉ có chất Styren mà có rất nhiều chất độc khác nhau như Benzen, Xylenes, Sturen... rất nhiều chất tạo ra mùi khét. Tuy nhiên, có thể trong quá trình phân tích thì cấu trúc các chất này có thể gần giống với cấu trúc của Styren nên quy vào Styren. Bởi vì tính độc Styren không bằng những chất khác và Styren cũng không có màu, không mùi, không tan trong nước".
Bảo Loan
Theo giadinh.net
Hà Nội: Chúng ta chưa bao giờ "bức bối" vì vấn nạn ô nhiễm đến thế khi có đủ "combo" thủy ngân, bụi mịn và nguồn nước! Có lẽ ô nhiễm ở Hà Nội chưa bao giờ lại hội tụ đông đủ đến bất lực như vậy. Không chỉ ô nhiễm không khí, nguồn nước bị ô nhiễm mấy ngày qua như nhát dao chí mạng làm lòng người thủ đô nhức nhối. Những tháng ngày qua, cuộc sống của con người tại Thủ đô ít nhiều biến động. Chúng...