9 xu hướng công nghệ xảy ra trong năm 2014
Năm 2013 đang trải qua những ngày cuối cùng, những gì được kì vọng hầu như đều đã xuất hiện và làm thỏa mãn sự mong đợi của người dùng. Năm 2014 tới hứa hẹn điều tương tự cũng sẽ xảy ra, thậm chí tốt hơn.
Dưới đây là 9 xu hướng công nghệ mới được nghiên cứu bởi IDC và được đăng tải bởi Business Insider sẽ cho độc giả cái nhìn gần hơn tới những gì sẽ xảy ra vào năm 2014 tới đây.
1. Chi tiêu CNTT tăng 5%, đạt 2100 tỉ USD
Chi tiêu cho CNTT sẽ tăng tới 5%, trong số đó smartphone, MTB và các thiết bị thông minh sẽ tăng 15% so với cùng kì năm 2013. Bên cạnh đó, các trung tâm dữ liệu sẽ được tăng cường, đổi mới hơn nữa để tập trung cho các thiết bị di động như máy chủ, lưu trữ, mạng, phần mềm và dịch vụ.
Tuy nhiên, máy tính cá nhân sẽ có sức mua giảm. Theo dự đoán thì doanh thu thị trường này sẽ giảm khoảng 6%.
2. Các thị trường mới nổi sẽ chi tiêu cho CNTT “như điên”
Dự đoán các thị trường CNTT mới nổi sẽ tập trung hơn cho việc mua sắm các thiết bị công nghệ. Trong số đó, “ nóng” nhất có Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 13% mức chi tiêu toàn cầu, Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong 4 quốc gia này. Cũng theo IDC, lần đầu tiên các nước có sức tiêu thụ yếu về công nghệ hơn tại châu Á, Mỹ Latin, Trung Đông và các nước châu Phi sẽ bắt đầu “chịu chi” cho các thiết bị công nghệ.
Dự đoán mức tiêu thụ (trừ Mỹ và châu Âu) cho CNTT tăng 10%, lên khoảng 740 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng lượng chi tiêu CNTT trên toàn cầu.
3. Kinh doanh CNTT sẽ đổ nhiều tiền hơn cho điện toán đám mây
2014 sẽ là năm điện toán đám mây được đẩy mạnh. Theo dự báo, mảng này sẽ chiếm khoảng 100 tỉ USD, tăng 25% so với năm 2013. Riêng với các nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ đẩy mạnh chất lượng hơn nữa, đặc biệt là nâng cấp phần cứng để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
4. Sẽ diễn ra cuộc chiến “trên mây” giữa Google và Amazon
Dự đoán Amazon Web Services sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi Google. Sau đó, những doanh nghiệp tiền điện toán đám mây khác như Cisco, EMC, HP, IBM, Microsoft, Vmware sẽ “bám” rất sát 2 cái tên trên. Cùng với đó, dịch vụ điện toán đám mây sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn, phục vụ những ngành nghề chuyên biệt hơn và cụ thể hơn.
5. Microsoft sẽ bị đe dọa bởi ngành công nghiệp di động
Sự gia tăng của các thiết bị di động đã diễn ra như “vũ bão” suốt 2012 – 2013 và dự báo sẽ không ngừng tăng lên vào 2014. Doanh số bán hàng MTB sẽ tăng 18%, smartphone là 12%, tạo nên một thị trường di động khổng lồ. Trong số này, Samsung và Apple tiếp tục thống trị thị phần và không ngừng tăng lên, đe dọa trực tiếp đến nền tảng thứ ba, nền tảng Windows Phone và Microsoft.
Trong năm tới, các nhà phát triển cho Android sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng sẽ không thể vượt qua các nhà phát triển trên iOS. Riêng với Windows Phone, mặc dù đã có tín hiệu mừng nhưng nếu để gây dấu ấn, ít nhất Microsoft phải “tăng gấp đôi” lượng ứng dụng trên cửa hàng Windows Store của mình.
6. Chi tiêu cho dịch vụ dữ liệu lớn (Big Data) sẽ tăng
Video đang HOT
Mức chi tiêu cho công nghệ và Big Data sẽ tăng trưởng 30% trong năm 2014, vượt 14 tỉ USD. Big Data được hiểu là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức xử lí cho phép, sự phức tạp của nó đến nỗi các công cụ xử lí dữ liệu bình thường không thể đảm nhiệm được. Tuy nhiên, đây lại là kho thông tin đáng giá, giúp được rất nhiều cho doanh nghiệp, tổ chức,… khi trích xuất thành công.
Hiện tại, các hãng như Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đang khá “quan tâm” và ” chịu khó” đầu tư cho Big Data.
7. Phần mềm doanh nghiệp có thêm tính năng mạng xã hội
Mạng xã hội doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh trong 2014 và phần mềm doanh nghiệp có tích hợp và hỗ trợ nó cũng sẽ tăng theo. Những phần mềm này sẽ đa dạng, nhiều lựa chọn hơn do có nhiều nhà sản xuất hơn. Ví dụ như một doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn ứng dụng chat Facebook dành cho doanh nghiệp cho công ty mình. Nhưng trong năm tới, họ sẽ được lựa chọn một phần mềm tương tự nhưng có giá rẻ hơn.
Đến 2015, hầu hết các phần mềm doanh nghiệp sẽ được tích hợp MXH bên trong.
8. Thời của crowdsource
Năm 2014 này sẽ là thời của mô hình tận dụng nguồn lực mới, thay vì tự xây dựng thông qua đội ngũ nhân viên, crowdsource sẽ sử dụng ưu thế của đám đông, giúp doanh nghiệp khai thác ý tưởng, trí tuệ tiềm ẩn từ những người trên Internet, đời thường,…, giúp giảm chi phí và gia tăng chất lượng công việc.
Với mô hình này, mạng xã hội cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu để triển khai bên cạnh việc khảo sát, tìm kiếm ý tưởng trực tiếp.
9. Internet of Things phát triển
Ra đời khá lâu, nhưng tới năm 2013, Internet of Things mới được Cisco và Salesforce bắt tay phát hành. Nói nôm na, đây là tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Trong năm tới, Internet of Things có thể sẽ chưa tạo ra dấu ấn nhưng đến năm 2020, nó sẽ tạo ra 8900 tỉ USD doanh thu.
Theo Business Insider
Nhìn lại những điểm nóng của làng điện thoại 2013
Trong thời gian qua, có thể nói smartphone chính là một xu hướng công nghệ của thế giới. Tốc độ phủ sóng cũng như phát triển của các tính năng trên điện thoại thông minh là thực sự đáng nể.
Chính nó cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của máy ảnh, máy nghe nhạc hay các dòng điện thoại phổ thông trước đó. Tuy nhiên, bản thân lĩnh vực chế tạo smartphone trong năm 2013 cũng đã chứng kiến rất nhiều xu hướng lên ngôi. Dưới đây là tổng hợp 12 điểm nóng trên bản đồ công nghệ smartphone 2013.
1. Pin
Trước đây, khi lựa chọn một chiếc điện thoại mới, người dùng thường quan tâm đến 4 yếu tố chính bên cạnh giá cả đó là thương hiệu, thiết kế, kích thước và nền tảng sức mạnh. Tuy nhiên, khi mà smartphone lên ngôi và nhanh chóng thống lĩnh thị trường di động, yếu tố thời lượng pin đã trở thành thước đo quan trọng mà người dùng phải cân nhắc trước mỗi quyết định mua hàng.
HTC là một trong những người khổng lồ Android vào năm 2011, nhưng trong vòng 2 năm qua mà đỉnh điểm là năm 2013, hãng điện thoại Đài Loan không còn là chính mình khi đa phần các sản phẩm phát hành của hãng bị chê có giá cao và thời lượng pin èo uột.
Nhận thấy xu thế này, các nhà sản xuất đã tích cực đầu tư vào phần mềm và chủ yếu là phần cứng để có thể gia tăng thời lượng pin cho thiết bị của mình. Hiện nay, nếu bạn muốn sở hữu một quái vật về pin, đừng ngại đặt niềm tin cho LG G2, Samsung Galaxy Note 2 hay Motorola RAZR MAXX.
2. Feature phone lụi tàn, smartphone lên ngôi
Hiện nay, các máy điện thoại phổ thông vẫn có sức tiêu thụ lớn và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần chuyển dịch và cán cân thị phần đang nghiêng về phía smartphone. Dự đoán chỉ trong vài năm tới, có thể smartphone sẽ là sản phẩm di động chủ đạo thay thế cho các feature phone "già cỗi".
3. Giá smartphone và tablet ngày càng đi xuống
Một vài năm trước, sở hữu điện thoại iPhone hay các dòng điện thoại Android cao cấp là mơ ước của nhiều người, thậm chí ngay cả những chiếc smartphone Android tầm trung cũng có giá thành không hề rẻ.
Song sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ phần cứng cùng với sự gia tăng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cả smartphone và tablet đều có xu hướng trở lại giá trị thực. Khi tìm đến các mẫu tablet Kindle Fire của Amazon hay điện thoại Nexus, bạn có thể yên tâm mua chúng với mức giá rẻ nhưng chất lượng sẽ luôn được đảm bảo.
Mức độ phát triển rộng khắp của nền tảng Android cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ đến từ Windows Phone đã giúp sản sinh ra các binh đoàn smartphone và tablet giá rẻ cực kì hấp dẫn. Chắc chắn xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong tương lai và chúng ta, những người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trước nhất.
4. Màn hình Full HD và hơn thế nữa
Màn hình Full HD giờ đây không còn là một tính năng gì đó mới mẻ, mặt khác nó đã trở thành một chuẩn mực chung đối với các thiết bị di động cao cấp và đang lan rộng sang cả các dòng máy tầm trung. Thật khó tưởng tượng, đung 1 năm sau khi HTC DROID DNA, điện thoại có màn hình 1080p đầu tiên chính thức ra mắt, chúng ta lại chuẩn bị đón chờ các tân binh mới trang bị màn hình độ phân giải 1440 x 2560 pixel với mật độ điểm ảnh cao không tưởng.
Có lẽ với đà này, không lâu nữa màn hình Ultra HD cũng sẽ xuất hiện trên smartphone mà thôi.
5. Viền màn hình siêu nhỏ
Nhìn lại các mẫu thiết kế di động của quá khứ, chắc chắn bạn sẽ thấy chúng đều sở hữu một điểm chung, đó là viền màn hình tương đối dày. Nhưng để theo kịp xu thế nhỏ gọn nhưng kích thước màn hình phải lớn, các hãng di động buộc phải nghĩ tới những cải tiến thức thời. Và viền màn hình siêu mỏng là lựa chọn tối ưu hơn cả.
Không chỉ giúp tăng tính thẩm mĩ cho thiết bị, một chiếc smartphone với viền mỏng cũng thuận tiện hơn khi bỏ túi quần hoặc cầm trên tay. Bạn sẽ thấm thía điều này khi đã từng sử dụng các phablet với màn hình 5 inch trở lên. Không chỉ vậy, xu hướng này cũng đang được áp dụng khá nhiều trên tablet. Nếu để ý, bạn có thể thấy Nexus 7 2013, iPad mini hay iPad Air đều trở nên quyến rũ và gọn gàng hơn nhờ phần viền 2 bên cạnh được vát rất mỏng.
6. Đua nhau ra mắt phiên bản mini
Hiện nay, các siêu phẩm di động đa phần đều sở hữu màn hình khá lớn, thậm chí từ 5 đến 6 inch. Điều này khiến chúng trở nên quá khổ trong mắt nhiều người. Để mang lại các sản phẩm với kích thước nhỏ gọn hơn, các hãng sản xuất điện thoại đã nghĩ ra một phương thức kinh doanh mới. Đó là phát hành thêm các biến thể cỡ nhỏ cho flagship của mình mà họ thường thêm từ "mini" đằng sau tên gọi gốc.
Điều này giúp người dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và quan trọng hơn là giá thành của các "mini" này cũng rẻ hơn kha khá so với người anh em. Samsung Galaxy S3 mini, Galaxy S4 mini, rồi đến HTC One mini và sắp tới có thể là Sony Xperia Z1 mini (Xperia Z1S) đều trở thành các phụ bản với thiết kế giống hệt nguyên gốc mẫu.
7. Màn hình dẻo
2 sản phẩm di động tiên phong trong lĩnh vực chế tạo điện thoại màn hình dẻo là Samsung Galaxy Round và LG G Flex. Tuy chưa gây được tiếng vang lớn nhưng 2 đại gia Hàn Quốc đã châm ngòi cho một cuộc bùng nổ thực sự của điện thoại màn hình dẻo trong tương lai gần. Hiện tại chúng ta chưa nhìn rõ các công dụng rõ rệt của màn hình dẻo nhưng với sự đột phá của công nghệ có lẽ tương lai đang rộng mở chờ đón các phiên bản kế tiếp của Galaxy Round hay G Flex.
Và khi đó, rất có thể không ai còn có thể chê bai các sản phẩm này sở hữu mức giá quá cao nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải nghĩ khác: "Đúng là đắt xắt ra miếng".
8. Chip 64-bit
Giống như công nghệ màn hình dẻo, các dòng chip với kiến trúc 64-bit bị coi là một mánh lới quảng cáo nhiều hơn là tính ứng dụng thực tiễn. Apple đã nổ phát súng đầu tiên và mỗi bước đi của Táo khuyết thường là điểm khơi mào cho một cuộc chạy đua tính năng phần cứng mới.
Có lẽ sẽ đến một giai đoạn nào đó, chúng ta thấy được sự hữu dụng của các vi xử lí khủng 64-bit tung hoành trên vô số các mẫu smartphone thời thượng đặc biệt khi mà các mẫu điện thoại Android sở hữu bộ nhớ RAM lên tới 4 GB.
9. Cảm biến vân tay
Như đã nói ở trên, Apple quả thực là một công ty rất khó lường. Những sáng tạo của họ ban đầu thường bị đem ra mổ xẻ và coi nhẹ nhưng rồi chỉ thời gian ngắn sau đó, bỗng chốc nó trở thành trào lưu. Nhiều hãng Android điển hình như HTC hay Pantech đã quyết định trang bị công nghệ cảm biến vân tay cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, chưa hãng nào làm tốt như cách mà Apple đã thực hiện trên iPhone 5s dù rằng bộ cảm biến vân tay của smartphone này vẫn cần thời gian để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
10. Bộ cảm biến phụ
Các bộ cảm biến phụ chẳng hạn như cảm biến đồng chuyển động trên iPhone 5s hay chip X8 của Moto X là một trong những bất ngờ khá thú vị của năm 2013. Chưa rõ liệu chúng có phải tác nhân tích cực giúp sản phẩm tỏa sáng trên chiến trường di động hay không nhưng công dụng của M7 hay X8 đều đã được ghi nhận.
Nó giúp cho bộ xử lí chính có thể "rảnh tay" hơn để làm việc khác và với thiết kế chuyên dụng cho những tính năng nhất định, các bộ cảm biến phụ có thể làm tốt nhất nhiệm vụ của mình mà không tiêu tốn quá nhiều năng lượng vận hành.
11. Phụ kiện thông minh kết nối cùng smartphone
Nhìn lại những điểm nóng của làng điện thoại 2013
Ngành công nghiệp phát triển phụ kiện cho smartphone đã bước qua giai đoạn sơ khai và tăng tiến lên một nấc thang mới tinh vi hơn. Giờ đây việc chọn một chiếc ốp lưng hay tai nghe Bluetooth đã trở nên quá đỗi bình thường. Thay vào đó, người dùng smartphone hướng tới những sản phẩm cũng "thông minh" không kém đó là Smartwatch hay Google Glass. Ngoài tác dụng đúng như tên gọi của mình, chúng còn có thể kết nối với điện thoại di động để đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, bổ sung các tính năng mới cho người dùng smartphone.
Bạn không còn phải liên tục bật điện thoại để kiểm tra mail hay xem có cuộc gọi nhỡ hay không, tất cả trở nên đơn giản và chuyên nghiệp hơn chỉ bằng một cái liếc mắt vào smartwatch.
12. Công nghệ ổn định hình ảnh quang học
Công nghiệp chế tạo camera di động đã sang trang mới kể từ khi Nokia trình làng chiếc điện thoại Lumia 920 sử dụng công nghệ PureView và tính năng ổn định hình ảnh quang học OIS. Không còn xa lạ, OIS có tác dụng giúp chống rung khi người dùng chụp ảnh hay quay video.
Giờ đây, ngoài Nokia, rất nhiều nhà sản xuất đã áp dụng OIS trên các dòng smartphone của mình. Điển hình có thể nhắc tới là HTC One.
Một khi nhận thức được tính hữu dụng về mặt tính năng hay thậm chí chỉ đơn giản là một chiêu trò quảng cáo, các hãng di động hoàn toàn có thể học tập để cải biên các công nghệ mới nhằm áp dụng cho sản phẩm của mình. Nhìn chung, xu hướng phát triển của thị trường di động 2013 đang đi đúng hướng và hứa hẹn sẽ còn rực sáng hơn trong năm sau.
Theo Genk/PhoneArena
Điện thoại lõi tứ thành xu hướng công nghệ mới Nếu năm 2012 được xem là thời điểm huy hoàng của những chiếc điện thoại lõi kép thì năm nay những thiết bị lõi tứ đã soán ngôi một cách mạnh mẽ. Điều nổi bật của điện thoại lõi tứ đó là khả năng cải thiện hiệu suất xử lý đa nhiệm cũng như hiệu suất của các ứng dụng đa luồng (multithreaded)....