9 thói quen giúp người giàu làm nên tài sản kếch xù mà người nghèo mãi không tin
Những gì bạn làm hôm nay quan trọng sẽ quyết định những gì bạn có trong ngày mai. Trên thực tế, những thói quen hàng ngày của bạn có thể là yếu tố quyết định đến sự giàu có của chính bạn.
Thomas Corley, tác giả cuốn sách “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (tạm dịch: “Những thói quen giàu có: Thói quen thành công hàng ngày của người giàu có”) cho rằng những thói quen tốt sẽ như những bông hoa tuyết, chúng tích tụ lại và đến khi đủ lớn, bạn sẽ có được thành công.
Corley là người đã dành 5 năm để nghiên cứu về cuộc sống của những người giàu (được định nghĩa là có thu nhập hàng năm từ 160.000 USD trở lên và giá trị tài sản ròng từ 3,2 triệu USD trở lên) và những người nghèo (được định nghĩa là có thu nhập hàng năm dưới 35.000 USD và giá trị tài sản ròng dưới 5.000 USD).
Sau quãng thời gian dài nghiên cứu, Corley đã rút ra những gì mà mình gọi là thói quen giàu có và thói quen nghèo đói, khái niệm mô tả xu hướng của những người trong từng nhóm. Ông cũng chia sẻ rằng mỗi chúng ta đều có cả thói quen giàu có và thói quen nghèo đói song sự khác biệt nằm ở chỗ bạn cần có hơn 50% là thói quen giàu có.
Những thói quen giàu có đó là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy? Dưới đây là 9 điều mà người giàu thường làm và không làm mỗi ngày.
1. Người giàu luôn giữ mục tiêu trong tầm mắt
“Tôi tập trung vào mục tiêu của mình mỗi ngày.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 62%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 6%
Những người giàu không chỉ đặt ra cho mình mục tiêu năm, mục tiêu tháng mà có tới 67% trong số họ thể hiện các mục tiêu đó ra văn bản. Corley chia sẻ: “Điều đó thực sự khiến tôi phải suy ngẫm nhiều. Tôi từng nghĩ mục tiêu là thứ gì đó rất rộng lớn nhưng người giàu nói rằng mong muốn hay một điều ước không phải là một mục tiêu. Đó chỉ là mục tiêu khi đảm bảo thoả mãn 2 điều kiện: có thể đạt được và bạn có thể hành động để theo đuổi nó”.
2. Họ biết những gì cần phải làm ngay hôm nay
“Tôi duy trì một danh sách việc cần làm mỗi ngày.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 81%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 19%
Những người giàu có đặc điểm chung là họ quản lý các đầu công việc của mình để tối đa năng suất. Họ không chỉ có danh sách việc cần làm mỗi ngày mà 67% trong số họ còn hoàn thành 70% trở lên những công việc được liệt kê đó.
3. Họ không xem TV
“Tôi xem TV nhiều nhất là 1 tiếng mỗi ngày.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 67%
Video đang HOT
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 23%
Tương tự, chỉ có 6% người giàu xem các chương trình truyền hình thực tế, con số này ở người nghèo lên đến 78%. Corley cho rằng: “Điểm chung ở những người giàu là họ biết cách sử dụng thời gian của mình hiệu quả. Họ không phải xây dựng kỷ luật ghê gớm hay ý chí vượt trội nào để tránh xem TV mà đơn giản họ không nghĩ đến việc xem TV nhiều vì họ còn bận cho những thói quen hàng ngày khác như đọc sách.”
4. Họ đọc không chỉ để cho vui
“Tôi thích đọc.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 86%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 26%
Đây có lẽ là điều không lạ lẫm gì. Những người giàu rất thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách về nâng cao năng lực bản thân. Corley chia sẻ: “Người giàu là những người thích đọc sách về cách cải thiện bản thân. Trên thực tế, có 88% trong số họ dành 30 phút mỗi ngày để đọc sách cải thiện bản thân, trong khi con số này ở người nghèo chỉ vỏn vẹn là 2%.”
5. Họ thích nghe sách nói
“Tôi nghe sách nói trên đường đi làm.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 63%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 5%
Ngay cả khi bạn không phải là người thích sách nói, bạn vẫn có thể tận dụng tối đa lộ trình đi làm của mình bằng bất kỳ hoạt động cải thiện bản thân nào khác. Người giàu biết rằng sự học là không có điểm kết thúc.
6. Họ làm hết mình, vượt trên cả yêu cầu
“Tôi làm nhiều hơn những gì công việc yêu cầu.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 81%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 17%
Điều đáng chú ý là trong khi 86% người giàu (so với 43% người nghèo) làm việc trung bình từ 50 giờ trở lên mỗi tuần thì chỉ có khoảng 6% người giàu được khảo sát cảm thấy bản thân không hài lòng với công việc.
7. Họ không hy vọng trúng số
“Tôi chơi xổ số thường xuyên.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 6%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 77%
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là người giàu luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu với tiền của mình. Đa phần họ đều sở hữu những doanh nghiệp của mình và sẽ có những lúc họ cần đặt lên bàn cân để cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích. Người giàu không ngại chấp nhận rủi ro nhưng họ không chờ vào may mắn cờ bạc để có thể đổi đời trong tích tắc.
8. Họ theo dõi vòng eo của mình
“Tôi đếm lượng calo nạp vào mỗi ngày.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 57%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 5%
Những người giàu có coi trọng sức khỏe của họ. Corley chia sẻ: “Một trong những người tôi đã nghiên cứu đã 68 tuổi với khối tài sản trị giá khoảng 78 triệu USD. Tôi đã hỏi ông ấy vì sao chưa nghỉ hưu thì ông ấy đáp lại bằng một ánh nhìn như thể tôi tới từ sao Hoả.
Ông nói: “Tôi đã dành 45 năm qua để tập thể dục mỗi ngày và xây dựng chế độ ăn lành mạnh bởi tôi biết rằng kết thúc sự nghiệp sẽ là những năm kiếm được nhiều nhất của mình”.
9. Và họ chăm sóc nụ cười của mình
“Tôi dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.”
Tỷ lệ người giàu đồng ý: 62%
Tỷ lệ người nghèo đồng ý: 16%
Có lẽ không cần nói thêm gì về điều này. Những người giàu có biết tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng cũng như nụ cười tươi tắn.
Cách xây dựng thói quen để thành công và giàu có hoá ra nằm ở bí quyết này
Bạn càng thêm được nhiều thói quen tốt hàng ngày, theo thời gian chúng sẽ đưa bạn đến với sự thành công và sau đó là sự giàu có.
(*) Bài viết là chia sẻ của Thomas Corley, tác giả cuốn "Những thói quen giàu có: Thói quen làm nên thành công của những người giàu có" và "Những đứa trẻ giàu có: Cách nuôi dạy con cái chúng ta hạnh phúc và thành công trong cuộc sống."
Theo một nghiên cứu năm 2006 của Đại học Duke, có ít nhất 40% các hoạt động hàng ngày của chúng ta là thói quen. Thói quen kiểm soát cuộc sống của chúng ta, sẽ vô thức đưa chúng ta đến sự thành công, hạnh phúc hay thất bại, bất hạnh.
Trong nghiên cứu kéo dài 5 năm của tôi về những thói quen hàng ngày của 233 người giàu có (những người có thu nhập hàng năm từ 160.000 USD trở lên và tài sản ròng từ 3,2 triệu USD trở lên) và 128 người nghèo (những người có thu nhập hàng năm từ 35.000 USD trở xuống và tài sản ròng từ 5.000 USD trở xuống), tôi đã khám phá ra 10 thói quen cơ bản phân biệt người giàu với người nghèo.
Tôi gọi chúng là "những thói quen giàu có".
Những người học được "những thói quen giàu có"từ cha mẹ, người cố vấn của họ hay thông qua các trường học sẽ trở nên xuất sắc hơn trong cuộc sống. Những người không bao giờ học được những thói quen này, luôn quanh quẩn với những thứ mà tôi gọi là thói quen nghèo sẽ phải vật lộn với cuộc sống để giải quyết những khó khăn về tiền bạc và hơn thế nữa.
Để có những bước thay đổi tích cực và hiệu quả hơn, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu cách thức các thói quen được hình thành và thay đổi ra sao trong não bộ não.
Các thói quen cạnh tranh trong não.
Các tế bào thần kinh (tế bào não) cạnh tranh để giành lấy thứ gọi là "không gian vỏ não" bên trong não bộ của chúng ta. Hãy tưởng tượng không gian trong não như một mảnh đất vậy. Để học một kỹ năng mới hoặc một kiến thức mới, tạo thói quen mới, chúng ta phải tạo chỗ cho một "con đường" mới bên trong não.
Tuy nhiên, việc tạo ra một đường dẫn thần kinh mới không phải là điều dễ dàng thực hiện. Đó là bởi các đường dẫn thần kinh cũ rất "tham lam" và chúng không muốn từ bỏ bất kỳ "sản phẩm" nào của mình. Chúng "chiến đấu" để giữ lại những "mảnh đất" cũ khỏi những "kẻ khác xâm nhập" là các thói quen mới đang được hình thành. Các hoạt động mới đang cố gắng tạo ra các con đường thần kinh mới phải cạnh tranh để giành được "diện tích đất" với các con đường thần kinh cũ (các hoạt động, thói quen cũ).
Đó là lý do vì sao việc phá bỏ một thói quen cũ lại khó đến vậy.
Sử dụng thói quen cũ để xây dựng thói quen mới.
Cách tốt nhất để chúng ta "hợp tác" với không gian não của thói quen cũ đang chiếm chính là xếp một thói quen mới lên trên thói quen cũ đó.
Hãy coi thói quen hiện tại nào đó mà bạn có (con đường thần kinh hiện có) như một chuyến tàu vậy. Khi bạn thêm thói quen mới của mình vào cùng chuyến tàu đó như một hành khách mới, bộ não của chúng ta sẽ không có xu hướng tạo ra một "cuộc chiến" bởi bạn đang không cố kiểm soát con tàu hay đường ray. Khi một thói quen cũ không thấy thói quen mới là mối đe dọa, sẽ không có "cuộc tranh giành" nào xảy ra và một cách tự nhiên, thói quen tốt mới được sinh ra.
Bạn có thể hiểu điều này qua ví dụ đơn giản như: Bạn muốn tạo thói quen mới là đọc sách 30 phút mỗi ngày và giả sử bạn có thói quen cũ là tập thể dục nhịp điệu trên máy 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn đặt một cuốn sách trên máy và có thể đọc cuốn sách đó khi đang tập thể dục, bạn sẽ dần hình thành một thói quen mới dễ dàng.
Một ví dụ khác như: Nếu bạn có thói quen cũ là uống cà phê mỗi ngày và bạn muốn thêm thói quen mới là uống nhiều nước hơn mỗi ngày, bạn có thể uống một cốc nước trước hoặc sau mỗi khi uống cà phê. Bằng cách này, bạn sẽ hình thành thói quen uống nước nhiều hơn dễ dàng.
Chiến lược hình thành thói quen này giúp bạn có thể dễ dàng hình thành những thói quen thành công mới, tạo dựng được sự giàu có bền vững. Mỗi thói quen bạn thêm vào cuộc sống của mình dù là nhỏ nhất đều có tác động tích lũy. Chúng giống như một khoản đầu tư cho sự thành công của bạn vậy. Theo thời gian, những thói quen thành công này sẽ giúp bạn tiến gần hơn với cuộc sống hạnh phúc.
Bạn càng thêm được nhiều thói quen tốt hàng ngày, theo thời gian chúng sẽ đưa bạn đến với sự thành công và sau đó là sự giàu có.
Nghe đàn ông dạy phụ nữ cách chọn chồng chuẩn nhất: Phụ nữ đọc xong phải thốt câu "Ước gì mình biết sớm hơn" Lấy chồng chính là lấy tính cách của người đó, mọi thứ khác của anh ta rồi sẽ rời bỏ bạn mà đi phụ nữ nhé. Hãy nhớ những điều này. Không sợ lấy chồng già, chỉ sợ lấy chồng quá trẻ Sự thật này đúng đấy phụ nữ ạ, nếu người đàn ông của bạn còn rất trẻ thì chỉ nên yêu...