9 thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan
Uống nhiều rượu có thể dẫn đến bệnh gan, vì bậy bạn phải cắt giảm để bảo vệ gan.
Tình trạng viêm nướu và răng có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và gan. Nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra răng miệng. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng để giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như viêm gan C, ung thư gan và bệnh gan nhiễm mỡ, hãy ưu tiên thực hiện những thói quen sau đây, theo The Healthy.
1. Uống cà phê
Tiến sĩ Yapp, từ Hiệp hội Gan của Mỹ – American Liver Foundation (Mỹ), cho biết cà phê giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư gan, giúp ngăn ngừa xơ hóa, gây tổn hại cho gan.
Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị viêm gan C, uống 1 đến 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm virus. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp nên tránh uống cà phê.
Bác sĩ chuyên khoa gan Jasmohan Bajaj tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) cho biết thêm rằng cà phê nóng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ phát triển bệnh gan.
2. Hạn chế chất béo và đường
Theo bác sĩ Robert Brown, Giám đốc Trung tâm cấy ghép gan (Mỹ), chế độ ăn ít chất béo thường được bù đắp bằng lượng đường cao, cả hai đều được gan chuyển hóa thành chất béo.
Lượng mỡ thừa dự trữ trong tế bào gan là một yếu tố gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Nên tránh thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những loại có nhiều đường.
3. Ăn chế độ ăn Địa Trung hải
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ rất tốt cho gan.
Tiến sĩ Brown đặc biệt khuyến nghị chế độ ăn Địa Trung Hải, với nhiều chất béo lành mạnh như bơ, ít tinh bột và nhiều chất đạm lành mạnh, đặc biệt là cá.
Tiến sĩ Yapp lưu ý rằng mặc dù các chất béo như dầu ô liu, quả óc chó và quả bơ giúp gan hoạt động tốt, nhưng chứa nhiều calo chỉ nên ăn vừa phải.
Video đang HOT
Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và giảm cân cũng có thể có tác động đến sự chuyển hóa, giúp tránh được bệnh gan nhiễm mỡ.
4. Hạn chế uống rượu
Nói đến bệnh gan nhiễm mỡ, nguy cơ rõ ràng nhất chính là uống rượu. Tiến sĩ Lucero khuyên nên uống có chừng mực, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Không có lượng cồn nào là “tốt” cho gan. Ngay cả việc uống bia thường xuyên cũng có hại, dẫn đến việc có nhiều chất béo trong gan.
Cà phê giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư gan, giúp ngăn ngừa xơ hóa, gây tổn hại cho gan – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
5. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa
Có thể tăng cường khả năng phòng thủ của gan bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như quả việt quất. Chúng giúp gan giải độc thực phẩm, hóa chất và các chất khác mà con người tiếp xúc. Ngoài ra, chất chống ô xy hóa cũng giúp giảm viêm gan.
6. Vận động nhiều hơn
Tiến sĩ Lucero cho biết tập thể dục hơn 150 phút mỗi tuần hoặc mang vác nhẹ, đạp xe với tốc độ ổn định hoặc chơi quần vợt trong ít nhất 10 phút mỗi ngày có thể giúp ích cho gan nếu gan bị viêm.
7. Tránh sử dụng thực phẩm chức năng
Tiến sĩ Lucero và tiến sĩ Brown khuyên nên tránh sử dụng thực phẩm chức năng, đặc biệt là những loại tuyên bố “làm sạch” gan.
Theo tiến sĩ Brown, nhiễm độc gan từ các loại thực phẩm chức năng và những loại thuốc không chính thức, luôn có tác dụng phụ tiềm ẩn, vì vậy người mua hãy cẩn thận, theo The Healthy.
8. Chăm sóc răng
Tiến sĩ Bajaj nói, có những tài liệu mới cho rằng tình trạng viêm nướu và răng có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và gan. Nên thường xuyên kiểm tra răng miệng.
9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Theo tiến sĩ Lucero và tiến sĩ Brown, những người chưa chích ngừa viêm gan, thỉnh thoảng hãy làm xét nghiệm chức năng gan.
Cứ 12 người thì có 1 người mắc bệnh gan nhưng hơn một nửa bệnh nhân gan không biết mình mắc bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị, có thể chữa khỏi bệnh trước khi phát triển đến giai đoạn muộn, theo The Healthy.
4 dấu hiệu trên móng tay "chỉ điểm" trong người bạn đang có mầm bệnh
Móng tay ngoài việc tôn thêm vẻ đẹp cho phái nữ còn là một cơ quan cảnh báo bệnh tật thông qua 4 dấu hiệu này.
Một số vấn đề sức khỏe mà móng tay có thể cảnh báo thường là tình trạng suy nhược hay thậm chí là bệnh gan, phổi.
Mới đây, ông Chris Steele - bác sĩ nội trú với 30 năm kinh nghiệm đã chia sẻ trên chương trình This Morning rằng, hiện tại có hơn 30 dấu hiệu khác nhau ở móng tay liên quan đến nhiều loại bệnh. Nhưng trong số đó, chỉ tầm 4 dấu hiệu là dễ thấy nhất và nên đi khám sớm nếu mắc phải, cụ thể như sau:
1. Có đốm trắng trên móng tay
Sở hữu chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chính là nền tảng giúp móng tay và móng chân chắc khỏe. Thế nên một khi cơ thể đang thiếu hụt nhiều loại vi lượng như kẽm, canxi, vitamin... trầm trọng thì móng tay sẽ xuất hiện các đốm trắng.
Nhiều người vẫn nghĩ những đốm này là điềm báo "phát lộc" nhưng thực chất đây là tín hiệu bệnh.
Cách tốt nhất để loại bỏ những đốm trắng này chính là cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể uống sữa để bổ sung canxi và protein, ăn rau củ quả để nạp thêm các khoáng chất quan trọng.
2. Móng tay cong quặp xuống
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư (Anh) xác nhận rằng, móng tay có hình dạng như dùi đánh trống hoặc cong quặp xuống luôn là dấu hiệu của ung thư phổi. Tuy vẫn chưa rõ tại sao chúng là "đèn báo" ung thư, nhưng họ đoán rằng, có thể là do các khối ung thư sinh sản ra hóa chất và hormone nào đó khiến dịch trong ngón tay bị tụ lại.
Tờ Dailymail cũng đưa tin về trường hợp của bà Taylor (53 tuổi) bị móng tay quặp xuống dưới. Lúc đầu bà thấy nó khiến bàn tay mình xấu đi nên đã lên mạng kiểm tra, cuối cùng lại "ngã ngửa" khi biết đó là dấu hiệu ung thư phổi nên đã đi khám ngay lập tức.
3. Móng tay xuất hiện các rãnh dọc
Theo tiến sĩ Samantha Elisman - chuyên gia tư vấn da liễu tại Sinclair Dermatology chia sẻ trên Healthline, móng tay có rãnh dọc thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu chất lưu huỳnh. Chưa kể nếu không phát hiện sớm, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số rối loạn về da cùng các bệnh khác.
Móng tay có những rạch dài là dấu hiệu cảnh báo cơ thể quá thiếu chất lưu huỳnh.
Thỉnh thoảng, những đường rãnh dọc này xuất hiện ở những người suy dinh dưỡng hoặc đang trong giai đoạn lão hóa. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm chính là bổ sung chất lưu huỳnh thông qua các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, sữa... Chỉ cần nạp đủ dưỡng chất thì từ từ các vết rãnh này sẽ biến mất.
4. Móng tay bị vàng
Đây thường là dấu hiệu của bệnh nấm móng tay. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó còn là tín hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, việc sơn móng tay hoặc hút thuốc nhiều cũng làm móng tay vàng lên thấy rõ dù vẫn đang khỏe mạnh.
Làm sao để giúp móng tay luôn chắc khỏe, nhanh dài?
Để làm đẹp móng thì việc đầu tiên chị em cần làm chính là nuôi dưỡng bộ móng của mình đẹp khỏe. Chăm sóc móng thì cũng như chăm sóc sức khỏe, bởi cơ thể càng khỏe mạnh thì móng cũng phát triển nhanh theo. Muốn làm được điều đó, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc sau:
- Tăng cường protein thông qua các loại thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt.
- Bỏ các thói quen gây hại cho móng như cắn móng tay hay hút thuốc...
- Kiên trì làm sạch và dưỡng ẩm móng hàng ngày.
- Thường xuyên vận động tay và tập thể dục nhiều hơn cho máu lưu thông thường xuyên.
Những biến đổi trên tay, chân cảnh báo bệnh ung thư gan Chuyên gia tiết lộ cách nhận biết và phòng ngừa các bệnh về gan đặc biệt là ung thư qua 3 triệu chứng xuất hiện ở tay, chân. Gan được mệnh danh là bộ phận "lì lợm" nhất cơ thể, thường không có triệu chứng rõ ràng khi mắc bệnh. Đây cũng là lý do các bệnh nhân mắc bệnh gan, thậm chí...