9 sai lầm này của cha mẹ khiến trẻ nói dối, thế mà cứ đổ lỗi do con
Dường như đối với cha mẹ thì việc trẻ nói dối là một lỗi rất nghiêm trọng. Thế nhưng liệu lời nói dối đó có phải hoàn toàn là lỗi ở trẻ hay không? 9 sai lầm của cha mẹ dưới đây đã góp phần đẩy con mình thành người nói dối.
Trong chúng ta, hầu như ai cũng đã từng nói dối. Trẻ em cũng vậy. Và đã có rất nhiều các cha mẹ cảm thấy bất lực khi con mình cứ nói dối liên tục dù họ có đưa ra sự trừng phạt nghiêm khắc như thế nào.
Tuy nhiên, nói dối không phải là lỗi hoàn toàn của trẻ. Đôi khi, đó là sự tưởng tượng của chúng, hoặc trẻ đã quên mất sự việc khi cha mẹ hỏi tới, hay đơn giản là trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ buồn vì mình… Sợ sự thất vọng, sợ sự trừng phạt hay muốn mình hoàn hảo hơn trong mắt cha mẹ cũng là những lý do khiến trẻ nói dối.
9 sai lầm thường gặp sau đây sẽ giúp cha mẹ phần nào nhìn lại mình xem có đang vô tình đẩy con mình thành người nói dối hay không:
1. Trẻ nói dối vì sợ bị phạt
Nếu cha mẹ luôn cho rằng con của mình là những đứa trẻ không thông minh, thường xuyên la hét và đổ lỗi cho chúng về mọi thứ, thì lâu ngày trẻ sẽ không còn muốn học điều gì là đúng, việc gì là tốt nữa, bao gồm cả việc nói thật.
Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng giao tiếp với con mình như một người bạn, giải thích rõ cho trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai điều gì và không nên khiến con cảm thấy có lỗi trong tất cả mọi chuyện. Bằng cách này, trẻ sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực.
2. Cha mẹ thường xuyên nói dối
Trẻ em là bản sao của cha mẹ. Bởi khi sống trong một môi trường mà cha mẹ thường xuyên nói dối lẫn nhau hoặc với người khác mà trẻ biết được thì trẻ sẽ học cách ngừng nói sự thật.
Giải pháp cho vấn đề này là cha mẹ hãy học cách nói thật. Hãy luôn trung thực với chính mình.
3. Trẻ sợ bị mọi người chê cười
Video đang HOT
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu như mụ phù thủy ở truyện cổ tích thì mới có những hành động xấu như vậy. Thế nên, nếu lỡ trẻ có làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó. Trẻ rất sợ nếu nói thật thì mọi người sẽ cười chê.
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng phải từng mắc phải sai lầm. Nhưng quan trọng là người tốt thì phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.
4. Cha mẹ luôn mong trẻ trả lời theo đúng ý mình
Cha mẹ thường hay hỏi trẻ nhưng lại chỉ mong chờ một đáp án mà mình hài lòng nhất. Ví dụ: cha mẹ hỏi “Có ngon không con?”, nhưng lại bỏ qua những biểu cảm phi ngôn ngữ rất rõ ràng ở trẻ, rằng trẻ không muốn ăn những thức ăn này một chút nào.
Cách tốt nhất trong trường hợp này là cha mẹ nên để trẻ được lựa chọn “Con muốn ăn gì nào?”.
5. Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự
Đôi khi trẻ nghĩ là nên nói dối để làm vui lòng mọi người. Chẳng hạn cha mẹ tặng cho trẻ một chiếc xe điều khiển từ xa, trẻ tỏ ra vui sướng. Thế nhưng, ẩn sâu trong lòng chúng là nỗi thất vọng vì trẻ mong một chiếc máy bay điều khiển từ xa chứ không phải là ô tô.
Cách ứng xử này đúng trong một số trường hợp, cho nên, cha mẹ có quyền quyết định xem có muốn trẻ thể hiện đúng cảm xúc suy nghĩ của mình hay không.
6. Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ sự việc
Trong trường hợp này trẻ không cố tình nói dối. Chỉ đơn giản là trẻ đã quên một số việc nhất là những trò nghịch ngợm của mình. Vì thế, khi cha mẹ hỏi thì trẻ mới nói như vậy và chúng thật sự tin rằng mình đang nói thật.
Cha mẹ không cần lo lắng bởi những lời nói dối này. Bạn chỉ cần kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu về hành động của mình.
7. Trẻ không nói dối, chỉ là trẻ đang nói những điều mình tưởng tượng
Đôi khi trẻ đem ước muốn của mình kể lại như thật cho cha mẹ nghe. Có khi bạn sẽ được nghe một chuyến phiêu lưu tuyệt vời của trẻ hoặc trẻ nói với mọi người rằng trẻ có anh chị em ruột dù chúng đang là con một.
Cha mẹ hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối này. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ không nói dối kiểu này nữa.
8. Trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng
Trẻ rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn. Nếu phản ứng của cha mẹ nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, trẻ sẽ bớt sợ làm bạn buồn hơn, từ đó sẽ trung thực hơn.
9. Trẻ nói dối vì sợ bị phạt
Thường trẻ nói dối vì trẻ biết hậu quả của việc nói thật. Cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói sự thật và bớt đưa ra những hình phạt nghiêm khắc để trẻ không quá sợ. Dần dần, trẻ sẽ học được sự trung thực.
Nguồn: Brightside
Theo afamily
"Trước hết phải là nền giáo dục không nói dối"
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường.
Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dành 1,5 ngày, bắt đầu từ hôm nay (30/5) thảo luận tại Hội trường về kinh tế - xã hội. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để nhân dân và cử tri theo dõi. Bắt đầu phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết có tới 91 đại biểu đăng ký phát biểu.
"Một vài bộ phận làm bẩn bức tranh"
Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Gang) bày tỏ vui mừng về những consố tăng trưởng và thành tựu đã đạt được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ.
Những chỉ số này khi được công bố thì theo lẽ thường sẽ được xã hội đón nhận, vậy nhưng nhiều cử tri vẫn hồ nghi, bởi có nguyên nhân niềm tin của người dân bị lung lay nên những cái tốt, tích cực không được tiếp nhận như thông thường.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Hội trường, sáng 30/5
Theo đại biểu, niềm tin người dân bị ảnh hưởng vì thực tế hàng ngày diễn ra xung quanh họ. Chúng ta có thể có nhiều chính sách vĩ mô tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng bức xúc hàng ngày của người dân chưa được giải quyết hợp lý, nhanh chóng. Do đó, "những cố gắng bị vài bộ phận nhỏ làm bẩn bức tranh toàn cảnh".
Đề cập vấn đề dư luận về giá điện, xăng dầu vừa qua, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Công Thương có báo cáo dài tới 20 trang, nhiều con số lập luận khẳng định đã làm đúng. Nhưng theo ông, khi rất nhiều người dân bức xúc thì Bộ cần nghiêm khắc rà soát từ cách thức quản lý đến giám sát, tuyên truyền.
"Bản thân tôi là bác sĩ, cho dù phác đồ đúng nhưng tình hình người bệnh không tốt lên thì tôi phải xem xét lại. Nhiều khi trên lý thuyết là đúng nhưng triển khai nhiều khi sai ở mắt xích nào đấy. Lúc này cần xem xét, không bảo thủ, duy ý chí, che giấu sai lầm" - ông Nguyễn Lân Hiếu nói.
"Đúng sao được khi một lớp có gần 100% học sinh đạt loại giỏi"
Nêu bức xúc của cử tri về gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, vị đại biểu đoàn An Giang đề nghị Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm, chỉ ra thiếu sót trong kỳ thi và chỉ rõ trách nhiệm cụ thể vì không thể nói lỗi hoàn toàn thuộc địa phương khi gian lận xảy ra ở nhiều tỉnh.
"Nếu phúc tra trên cả nước, tôi tin còn nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua" - ông Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ và nhấn mạnh trong giáo dục, việc đánh giá kết quả hết sức quan trọng nên vừa qua có nhiều cải cách, nhưng phương pháp chưa đúng.
"Đúng sao được khi mà một lớp gần có 100% học sinh đạt loại giỏi. Trong phiên thảo luận về Luật Giáo dục, chúng ta bàn nhiều về triết lý giáo dục, nhưng trước mắt cần đưa ra nguyên tắc giáo dục đơn giản là nền giáo dục không nói dối. Không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường" - ông Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm thẳng thắn./.
Theo VOV
Mặc cả "Học đúng 2 phút rồi về": Những tình huống cười ra nước mắt trong ngày đầu con đến trường Dù có nằm mơ cha mẹ cũng không thể tưởng tượng được tình huống ngày đầu tiên đến trường của con lại như thế này. Tưởng rằng ngày đầu tiên đến trường con sẽ có kỷ niệm thật đẹp bên trường lớp, thầy cô, bạn bè mới... thế nhưng cha mẹ cũng phải dở khóc dở cười với những tình huống khó đỡ...