9 quy tắc tiền bạc tuổi 30 nhất định phải đọc để biết điều nên và không nên làm
Tin tốt cho bạn là khi 30, bạn đã đủ lớn để nhận ra mình nên làm gì và cũng đủ trẻ để sửa chữa những sai lầm tài chính đã thực hiện trong thời gian trước.
(*) Bài viết là chia sẻ của Jeff Rose, chuyên gia lập kế hoạch tài chính, người sáng lập Good Financial Cents và là tác giả của cuốn sách tài chính cá nhân Soldier of Finance. Jeff là một cựu binh người Iraq. Các bài viết của anh thường xuyên được giới thiệu trên Forbes, Business Insider, Inc.com và Entrepreneur.
Cho dù bạn sắp bước sang tuổi 30 hay đang ở độ tuổi ngoài 30, bây giờ là thời điểm thích hợp để xem lại những quy tắc tài chính này:
1. Sắp xếp ưu tiên chi tiêu
Ở độ tuổi 30, bạn đã ý thức được rõ về những gì bạn đánh giá cao trong cuộc sống và kiểu lối sống mà bạn muốn hướng tới. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn ngừng chi tiêu cho những thứ không quan trọng đối với mình. Bạn sẽ sốc khi biết số tiền mình đã chi trong những năm 20 tuổi cho những thứ hoàn toàn không thực sự cần thiết. Nó quá nhiều!
Hãy ngồi xuống, suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được với số tiền của mình và sau đó lập một danh sách các ưu tiên chi tiêu phù hợp với bạn. Sau đó, việc bạn cần làm là bám sát những ưu tiên đó. Khi bạn chi tiêu phù hợp hơn với giá trị của bạn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu bạn đã có gia đình, hãy trò chuyện với bạn đời của mình và cùng sắp xếp thứ tự ưu tiên này.
2. Đánh giá tiến độ tài chính của bạn đến nay
Bạn đã đi bao xa? Hãy công nhận sự tiến bộ của mình dù có thể nó chưa nhiều hoặc chưa rõ rệt. Điều này sẽ cho bạn động lực cần thiết để tiếp tục trên con đường sắp tới.
Bên cạnh đó là đánh giá trung thực những sai lầm của bạn và tìm ra cách sửa chữa chúng. Tin tốt cho bạn là khi 30, bạn đã đủ lớn để nhận ra mình nên làm gì và cũng đủ trẻ để sửa chữa những sai lầm tài chính đã thực hiện trong thời gian trước.
3. Tăng quỹ khẩn cấp
Hãy xem xét quỹ khẩn cấp của bạn, liệu nó có đủ lớn để trang trải cho lối sống hiện tại của bạn không? Rất có thể cuộc sống của bạn giờ đây đã có nhiều khác biệt so với những năm 20 tuổi. Quỹ khẩn cấp bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với cuộc sống.
Ví dụ khi bạn còn độc thân, quỹ khẩn cấp của bạn là khoảng 20 triệu đồng, tương đương khoảng 3 tháng sinh hoạt phí thì sau khi kết hôn, bạn nên cân nhắc nâng cấp quỹ khẩn cấp đó lên và nếu đã có con, bạn cần nâng cao hơn nữa.
4. Trả các khoản nợ
Nếu bạn vẫn còn bị đè nặng bởi nợ lãi suất cao ở độ tuổi 30 thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để bạn tìm cách thoát khỏi chúng. Nhưng làm thế nào để bạn bắt đầu?
Hãy sắp xếp để thực hiện trả các khoản nợ thay vì để chúng “thổi bay” thu nhập của bạn. Có nhiều cách để bạn thực hiện trả nợ như ưu tiên theo lãi suất hoặc ưu tiên các khoản nợ có số dư nhỏ để trả trước.
5. Tìm những thứ có giá trị
Hãy đảm bảo rằng bạn đang nhận được những giá trị tốt nhất. Một sản phẩm rẻ không phải là thứ bạn nên mua với mục đích tiết kiệm tiền. Bạn cần những món hàng có chất lượng tốt, có thể sử dụng lâu dài, đảm bảo chất lượng và phục vụ tốt cho bản thân. Đó mới chính là chi tiêu thông minh. Bạn cần mua hàng dựa trên giá trị thực thay vì chỉ dựa trên cảm xúc hay bảng giá của sản phẩm.
6. Giá trị thời gian của bạn
Video đang HOT
Tôi chắc rằng bạn đã nghe câu nói ” Thời gian là tiền bạc “.
Dù bạn là ai, thời gian của bạn giá trị hơn bất cứ điều gì khác. Bạn có thể mua chiếc xe mới, đổi căn nhà rộng hơn… song không thể mua thêm thời gian cho mình. Đó là lý do bạn cần tìm cách tối đa hóa thời gian của bạn và kiếm tiền hiệu quả hơn.
Nếu bạn có đủ khả năng, đừng ngại trả tiền cho người khác để đảm nhận những công việc mà bạn thấy mình có thể làm việc khác giá trị hơn trong cùng thời gian. Ví dụ như thay vì dành 1 ngày cuối tuần để dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể thuê người dọn dẹp và làm việc khác giá trị hơn với bản thân.
7. Đầu tư vào phương tiện đi lại
Bạn cần một chiếc xe, phương tiện đi lại đáng tin cậy, đảm bảo an toàn cho bản thân. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn phải mua một chiếc xe hoàn toàn mới hay thật đắt tiền không? Chắc chắn là không rồi.
Tuỳ theo điều kiện tài chính, nhu cầu đi lại và tình hình giao thông mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với mình. Đi xe buýt, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hay xe đẹp, xe máy đều có thể là những ý tưởng phù hợp. Nếu cơ quan bạn ở gần nhà, thử 1 tuần hay 1 tháng đi bộ đi làm, có thể bạn sẽ nhận thấy nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
8. Mua bảo hiểm
Ngay cả khi bạn có một lối sống lành mạnh, vẫn có những lý do để bạn mua bảo hiểm y tế. Nếu bạn có con, bảo hiểm y tế là rất cần thiết. Có rất nhiều loại hình cũng như nhà cung cấp bảo hiểm nên bạn có thể dễ dàng tham khảo thông tin trên mạng hoặc yêu cầu tư vấn sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một loại bạn nên cân nhắc. Nếu bạn là trụ cột kiếm tiền chính trong nhà, bảo hiểm nhân thọ là điều cần thiết. Hãy tìm hiểu các điều khoản xem gia đình của bạn sẽ được chăm sóc những gì khi có vấn đề bất trắc xảy ra và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp.
9. Bắt đầu tiết kiệm cho việc học đại học
Bạn bắt đầu việc tiết kiệm cho quá trình học đại học của con mình càng sớm sẽ càng tốt. Nếu bạn chưa mở tài khoản để tiết kiệm cho con mình, hãy làm điều đó ngay bây giờ. Bạn không có nghĩa vụ phải trang trải hoàn toàn chi phí học đại học của con mình, nhưng bạn có thể giúp đỡ chúng. Khi bạn bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng tận dụng được sức mạnh của lãi suất kép.
10 điều cần làm ở tuổi 30 để giàu có bất chấp thu nhập
Đến tuổi 30, bạn cần biết rõ nguồn thu và nguồn chi của mình. Ngoài việc đảm bảo rằng bạn đang kiếm được nhiều hơn số tiền mình chi tiêu, bạn cần biết liệu mình có đang đi đúng hướng với mục tiêu tiết kiệm và nghỉ hưu của mình hay không.
Xây dựng quỹ khẩn cấp
Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ và chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ xảy đến với mình trong ngày mai. Đó là lý do tại sao xây dựng một quỹ khẩn cấp lại quan trọng đến vậy.
Số tiền bạn cần tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp này còn tùy thuộc vào mức độ ổn định công việc của bạn, tình trạng sức khỏe hay nơi bạn sống... Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là quỹ khẩn cấp nên ở mức từ 3 đến 9 tháng sinh hoạt phí. Tất nhiên, bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Khi ở tuổi 30, sẽ tốt hơn khi bạn đã có quỹ khẩn cấp hoặc đang trên đường đạt tới mốc 3-9 tháng đó.
Thương lượng mức lương của mình
Bạn không thể ngồi một chỗ và mong đợi cấp trên chủ động đưa ra một khoản tăng lương hay tiền thưởng. Ngay cả khi sếp của bạn nhận thấy sự chăm chỉ và hiệu quả của bạn, họ không nhất thiết phải trả cho bạn nhiều hơn những gì hiện có. Hãy yêu cầu những gì bạn muốn.
Chuyên gia tài chính cá nhân Farnoosh Torabi, người đã tăng gấp đôi mức lương của mình ở tuổi 26, từng chia sẻ: "Bạn không nhận được những gì bạn xứng đáng. Bạn nhận được những gì bạn thương lượng."
Hãy đọc về những điều nên hay không nên trước khi tiến hành một buổi đàm phán lương. Bạn cần biết giá trị của mình là gì, bản thân sở hữu thế mạnh vượt trội nào và hiện vị trí tương đương trong ngành đang được trả mức lương là bao nhiêu.
Đóng góp ít nhất 10% thu nhập vào tài khoản hưu trí
Cần nhớ rằng, chuẩn bị cho những ngày tháng nghỉ hưu không bao giờ là quá sớm. Càng bắt đầu sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng đạt được mục tiêu và có nhiều lợi thế.
Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập của mình cho quỹ hưu trí. Điều này có thể khó khả thi khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình ở những năm 20 tuổi nhưng đó là một mục tiêu tốt để đạt được khi bạn 30.
Nếu bạn chưa bắt đầu, hãy tạo thói quen trích một phần thu nhập và tăng dần tỷ lệ đến mức 10% hoặc hơn khi bạn đã thấy thích nghi.
Thiết lập mục tiêu tiết kiệm và bắt đầu dành tiền cho những khoản mua sắm lớn
Chắc chắn sẽ có những khoản chi tiêu lớn mà bạn cần trong tương lai như nhà, xe hơi, chăm sóc và nuôi dạy con cái... Những điều này đòi hỏi bạn cần tiết kiệm một cách siêng năng.
Cách tốt nhất để chuẩn bị cho những khoản chi này là lập mục tiêu tiết kiệm, sau đó dành tiền càng sớm càng tốt. Bạn có thể iều chỉnh ngân sách của mình tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng. Hãy coi khoản tiền gửi tiết kiệm hàng tháng như một khoản chi phí cố định, nghĩa là bạn phải dành nó sang một bên giống như bạn phải làm với tiền thuê nhà, tiền đóng học cho con vậy.
Mẹo chuyên nghiệp: Thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản séc sang tài khoản tiết kiệm của bạn để bạn thậm chí không bao giờ nhìn thấy số tiền này và học cách sống thiếu nó.
Thiết lập mục tiêu giàu có
Ngoài mục tiêu tiết kiệm, bạn sẽ muốn thiết lập mục tiêu về thu nhập hàng năm và giá trị ròng của mình. Nhớ rằng, tiền không tự nhiên xuất hiện, bạn phải làm việc để tạo ra nó. Nếu bạn muốn xây dựng sự giàu có, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước khi hình thành một kế hoạch tài chính để đạt được những gì mình muốn.
Hãy thực tế khi đặt ra khung thời gian để đạt được những mục tiêu giàu có hơn. Một mục tiêu không khả thi dễ khiến bạn từ bỏ ngay khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà bạn luôn sống trong vòng an toàn, không dám thử thách bản thân. Một đặc điểm nổi bật của những người giàu có là họ cam kết đặt ra những kỳ vọng cao.
Mua bảo hiểm phù hợp
Nhiều người không muốn tìm hiểu về bảo hiểm bởi nhiều lý do, có thể nó phức tạp và khó hiểu song khi ở tuổi 30, bạn cần có bảo hiểm phù hợp với mình. Đó có thể là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ung thư hay bất kỳ loại nào phù hợp với tình trạng của bạn.
Bạn cũng cần tạo thói quen đánh giá lại các kế hoạch bảo hiểm của bạn mỗi năm để đảm bảo rằng bảo hiểm của bạn vẫn hoạt động, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Thiết lập một phương pháp để theo dõi chi phí
Đến tuổi 30, bạn cần biết rõ nguồn thu và nguồn chi của mình.
Ngoài việc đảm bảo rằng bạn đang kiếm được nhiều hơn số tiền mình chi tiêu, bạn cần biết liệu mình có đang đi đúng hướng với mục tiêu tiết kiệm và nghỉ hưu của mình hay không. Bằng việc theo dõi chi tiêu, bạn sẽ biết được đâu là khoản mình có thể cắt giảm, đâu là khoản nên đẩy mạnh đầu tư.
Đó có thể là ghi chép lại trong một cuốn sổ hoặc bằng ứng dụng điện tử.... Quan trọng là bạn biết được đồng tiền của mình "đi" đâu và dành thời gian định kỳ xem xét lại các khoản thu chi.
Trải nghiệm cuộc sống hối hả
Bạn đang tập trung vào việc cắt giảm chi phí, đó là điều tốt song đừng vì vậy mà quên rằng những người giàu nhất, thành công nhất hành tinh đều biết cách phát triển nhiều nguồn thu nhập .
Đừng nghĩ rằng điều này ngoài khả năng của bạn vì bạn có con nhỏ, đã có công việc toàn thời gian... Có rất nhiều cách giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, chẳng hạn như viết sách, dịch bài, bán hàng online... Thử nghiệm một cuộc sống hối hả sẽ đem lại cho bạn những trái nghiệm và bài học sống thú vị.
Thực hiện thanh toán tự động
Trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không bỏ lỡ một khoản thanh toán nào. Hầu hết các hóa đơn bạn đều có thể thanh toán trực tuyến và thiết lập thanh toán tự động hàng tháng cho các khoản chi phí cố định như: tiền thuê nhà, internet, truyền hình cáp... Một thao tác đơn giản này sẽ giúp bạn không cần phải tốn thời gian nghĩ về chúng hàng tháng và không bao giờ bỏ lỡ một hóa đơn nào.
Bạn có thể làm điều tương tự đối với các chi phí khác không phải chi phí cố định. Tuy nhiên với những khoản này, hãy đảm bảo là bạn có kiểm tra tài khoản thường xuyên để biết rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ và không có bất kỳ dấu hiệu gian lận nào. Đối với các khoản thanh toán không thể thực hiện trực tuyến, hãy thiết lập lịch nhắc nhở và tập thói quen thanh toán chúng vào cùng một thời điểm mỗi tháng.
Đầu tư vào bản thân
Những người giàu có nhất, thành công nhất thường xuyên luyện tập trí não của họ và không ngừng học hỏi dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Họ không dừng học khi chương trình giáo dục chính thức kết thúc.
Đó có thể là đăng ký một khóa học, tham dự một hội nghị có liên quan đến công việc của bạn hoặc dành thời gian cho những cuốn sách.
Và dù trong hoàn cảnh nào, cũng đừng bao giờ quên đầu tư vào sức khỏe. Không nhất thiết phải đến các phòng tập đắt tiền, bạn có thể tập tại nhà theo các bài tập trên mạng hoặc đi dạo, chạy bộ trong công viên...
Như Daniel Ally, người đã trở thành triệu phú năm 24 tuổi, từng nhấn mạnh: "Bạn nhất định phải học nếu muốn giàu có. Hãy đầu tư vào bản thân".
5 lời khuyên từ chuyên gia tài chính giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này Khi nào đại dịch sẽ kết thúc? Chúng ta hiện vẫn chưa có câu trả lời. Chính vì vậy, hãy luôn cố gắng hoạch định tài chính cá nhân của mình một cách tốt nhất. Đại dịch có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính cá nhân của bạn. Bất kể mức thu nhập của bạn là bao nhiêu,...