9 nguyên nhân khiến ngủ dậy tim đập nhanh
Ngủ dậy tim đập nhanh có thể là một dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại.
Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) được xác định khi tim đập hơn 100 lần một phút khi nghỉ ngơi. Cảm giác tim đập nhanh được mô tả là cảm giác tim đập thình thịch trong lồng ngực, cảm thấy trái tim đang rung lên hoặc bỏ lỡ một nhịp (đập loạn nhịp).
Tình trạng tim đập nhanh rất phổ biến và thường vô hại nhưng, có một số bệnh lý tiềm ẩn có thể khiến một người gặp phải tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh và cần phải được thăm khám càng sớm càng tốt.
1. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh?
Theo Healthline, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng này:
- Lo lắng, căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng có thể kích hoạt giải phóng hormone gây tăng nhịp tim và huyết áp. Khi mức độ căng thẳng càng cao thì các phản ứng này càng dữ dội hơn. Các triệu chứng lo âu phổ biến khác có thể bao gồm: Thở nhanh hoặc khó thở, khó tập trung, bồn chồn, hồi hộp quá mức, khó ngủ.
Căng thẳng và lo lắng có thể kích hoạt có thể giải phóng hormone gây tăng nhịp tim và huyết áp (Ảnh: ST)
- Rượu
Một nghiên cứu năm 2017 trên NCBI đã liên kết việc uống rượu quá mức trong thời gian dài với các rối loạn nhịp tim khác nhau, đặc biệt là nhịp nhanh xoang (sinus tachycardia).
Uống rượu quá nhiều vào đêm hôm trước có thể khiến bạn bị hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh do rượu là một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim. Uống càng nhiều rượu thì tim đập càng nhanh.
Sau khi uống rượu nhiều giờ, cảm giác nôn nao có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau nhức cơ bắp và có thể kéo dài tới tận ngày hôm sau, tới khi cơn say giảm và biến mất.
- Rung nhĩ
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim thường gặp khi các buồng phía trên của tim đập không đều và nhanh, khiến chức năng bơm máu bị suy giảm. Tình trạng rung nhĩ có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Các triệu chứng điển hình của rung nhĩ bao gồm: cảm giác tim đập nhanh hoặc đập loạn nhịp, mệt mỏi và thiếu năng lượng, khó thở nhất là khi nằm xuống hoặc hoạt động, chóng mặt, đau hoặc khó chịu ở ngực.
Video đang HOT
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim thường gặp (Ảnh: ST)
- Bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết buổi sáng ở bệnh tiểu đường có thể khiến bệnh nhân ngủ dậy tim đập nhanh, huyết áp tăng, run tay chân, đổ mồ hôi, đau đầu, khó tập trung, rối loạn thị giác, chóng mặt, yếu ớt, thậm chí là co giật và hôn mê nếu trong trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường với lượng đường trong máu cao có thể gây ra các tổn thương thành động mạch cũng gây ra hiện tượng tim đập nhanh.
Hạ đường huyết cũng có thể gặp ở người nhịn ăn trong thời gian dài hay một số tình trạng sức khỏe nhất định như bệnh gan, bệnh thận, rối loạn tuyến thượng thận, nghiện rượu.
- Ác mộng
Mơ thấy ác mộng có thể khiến bạn thức giấc với tim đập nhanh, bất kể là thời điểm nào. Tới khi bình tĩnh lại và tỉnh táo hơn, tình trạng tim đập nhanh sẽ giảm dần.
- Thiếu ngủ
Thiếu ngủ là một rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới tăng nhịp tim vào buổi sáng khi thức dậy cùng nhiều tác động tiêu cực khác đối với thể chất và tinh thần như: Khó tập trung, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày, đau đầu, thiếu năng lượng và nguy cơ xảy ra tai nạn/chấn thương cao.
Thiếu ngủ là một rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới tăng nhịp tim vào buổi sáng khi thức dậy (Ảnh: ST)
- Mất nước
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể thường mất nước do quá trình hô hấp và trao đổi chất. Cơ thể thiếu nước khiến bạn dễ mệt mỏi và mất tập trung.
Các triệu chứng phổ biến của mất nước nhẹ bao gồm: Khô miệng, cảm giác khát dữ dội, giảm tiểu tiện, đau đầu. Mất nước nghiêm trọng dẫn tới thở nhanh, tim đập nhanh, tụt huyết áp và lú lẫn.
- Thay đổi nội tiết tố
Hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh cũng có thể do sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone thay đổi. Theo đó, vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm gây căng thẳng, hồi hộp.
Với phụ nữ mang thai, lượng máu tuần hoàn tăng lên trong cơ thể khiến tim đập nhanh hơn 10 – 20 nhịp mỗi phút so với người bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một vài loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh khi ngủ dậy hoặc các thời điểm khác trong ngày, bao gồm: Thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm,…
Một số triệu chứng bổ sung khác có thể gặp cùng hiện tượng ngủ dậy tim đập nhanh
- Ngủ dậy tim đập nhanh và run rẩy, ớn lạnh có thể là do tiêu thụ quá nhiều caffeine, dùng thuốc có chứa chất kích thích, bệnh tiểu đường, cường giáp, bị lạnh, sốt hoặc ác mộng.
- Ngủ dậy tim đập nhanh và khó thở có thể là do bị thiếu máu, rung nhĩ, chứng ngưng thở khi ngủ và căng thẳng quá mức.
- Tim đập nhanh, đau ngực và chóng mặt là những triệu chứng cảnh báo cơn đau tim nguy hiểm cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
2. Khi nào tim đập nhanh vào buổi sáng khi ngủ dậy cần thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng tim đập nhanh khi ngủ dậy không thường xuyên xảy ra và chỉ kéo dài vài giây rồi biến mất thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu có tiền sử bệnh tim hay tình trạng tim đập nhanh trở nên tồi tệ hơn, hãy khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán.
Đặc biệt, tim đập nhanh cùng thở hụt hơi, chóng mặt, đau tức ngực, đau cánh tay hoặc đau lưng, đau cổ hoặc đau hàm dưới, mệt mỏi bất thường, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi, phù nề mắt cá chân và chân, mất kiểm soát chi, lú lẫn, ngất xỉu,… có thể cảnh báo cơn đau tim và cần nhanh chóng cấp cứu, tránh bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng tim đập nhanh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng cách kiểm tra sức khỏe, hỏi về các triệu chứng chẳng hạn như tần suất, thời gian kéo dài hoặc điều gì khiến nhịp tim chậm lại,… Một số chỉ định có thể được yêu cầu thực hiện để chẩn đoán chính xác hơn, ví dụ: Chụp X-quang ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, chụp động mạch vành,…
Cảnh báo tình trạng rung nhĩ nguy hiểm và phổ biến gấp 3 lần so với thực tế
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện tình trạng rung nhĩ - một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ và cục máu đông - thực tế nguy hiểm và phổ biến gấp 3 lần so với những ước tính trước đây.
Tình trạng rung nhĩ được phát hiện phổ biến gấp 3 lần so với thực tế. (Ảnh: Getty)
Một nghiên cứu mới tại Mỹ đã chỉ ra rằng rung nhĩ (Afib), một loại loạn nhịp tim thường gặp có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi, thực tế đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến gấp 3 lần so với suy nghĩ trước đây.
Theo ước tính từ hơn hai thập kỷ trước, 3,3 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị rung nhĩ, nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF), phát hiện ra rằng thực tế Afib ảnh hưởng đến 10,5 triệu người lớn, tương đương gần 5% dân số trưởng thành ở nước này.
Các nhà nghiên cứu tại UCSF đã xem xét hồ sơ bệnh án của gần 30 triệu người trưởng thành đã được điều trị cấp tính hoặc từng làm thủ thuật y tế tại California từ năm 2005-2019 và phát hiện ra rằng khoảng 2 triệu bệnh nhân trong số đó đã được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ.
Số lượng chẩn đoán tăng theo thời gian, từ gần 4,5% bệnh nhân trong giai đoạn 2005-2009 tăng lên 6,8% bệnh nhân trong giai đoạn 2015-2019. Sau đó, dữ liệu được chuẩn hóa để có tính đại diện trên toàn quốc, giúp các nhà nghiên cứu ước tính con số cuối cùng là ít nhất 10,5 triệu trường hợp bị rung nhĩ trên toàn nước Mỹ.
Rung nhĩ là một tình trạng rối loạn nhịp tim đang ngày càng trẻ hóa. (Ảnh: iStock)
Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ và có thể làm tăng nguy cơ suy tim, cục máu đông, bệnh thận mãn tính và chứng mất trí .
Tiến sỹ Gregory Marcus, tác giả chính của nghiên cứu và là bác sỹ tim mạch tại UCSF Health, cho biết các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ chứng rung nhĩ phổ biến hơn so với ước tính trước đây, nhưng họ vẫn ngạc nhiên trước mức độ khác biệt thực tế lớn được quan sát thấy trong nghiên cứu.
Tiến sỹ Marcus hy vọng những phát hiện của nghiên cứu sẽ dẫn đến việc phân bổ nhiều nguồn lực hơn để giúp đỡ bệnh nhân Afib, bao gồm nhiều nguồn tài trợ hơn cho nghiên cứu và điều trị.
Lý giải về sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị rung nhĩ, các chuyên gia cho biết có thể là do sự kết hợp của nhiều chứng bệnh mãn tính và việc phát hiện bệnh được cải thiện nhờ các thiết bị hiện đại.
"Những người mắc các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, ngưng thở khi ngủ và các vấn đề y tế khác... đều có nguy cơ cao bị tình trạng rung nhĩ," Tiến sỹ Paul Wang, Giám đốc Dịch vụ chăm sóc rối loạn nhịp tim Stanford, cho biết.
Tiến sỹ Rod Passman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu loạn nhịp tim tại Đại học Northwestern, nói thêm rằng béo phì - hiện cũng đang gia tăng ở Mỹ cũng như ở nhiều nước trên thế giới nói chung - thường là nguyên nhân gây ra các trường hợp rung nhĩ ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Phát hiện và điều trị sớm tình trạng rung nhĩ rất quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ.(Ảnh: iStock)
Các ca bệnh rung nhĩ cũng được phát hiện nhiều hơn sau khi các thiết bị điện tử như Apple Watches và Fitbits ra đời.
Tiến sỹ Passman cho hay hầu như tuần nào văn phòng của ông cũng có trường hợp bệnh nhân báo cáo rằng Apple Watch của họ cảnh báo họ bị rung nhĩ nhưng bản thân họ không cảm thấy gì cả.
Ông lưu ý những trường hợp này cần phải đến khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng vì có thể làm giúp giảm nguy cơ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ và cục máu đông.
Vào năm 2016, toàn thế giới ghi nhận 46,3 triệu người mắc rung nhĩ. Dự đoán đến năm 2050, số lượng người mắc rung nhĩ tiếp tục gia tăng thêm khoảng 23%. Riêng tại châu Á dự đoán có ít nhất 72 triệu người bị rung nhĩ và có 3 triệu người đột quỵ do rung nhĩ vào năm 2050.
Để giảm nguy cơ rung nhĩ cũng như các bệnh tim mạch, các chuyên gia y tế khuyên bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều độ; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng; có chế độ ăn hợp lý, không uống rượu bia, hút thuốc lá bởi những chất kích thích này có thể làm xấu hơn các tình trạng rối loạn nhịp tim.
Nếu mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu... thì cần theo dõi và điều trị ổn định các tình trạng này. Lưu ý không tự ý uống thuốc, kể cả các loại thuốc thông thường bởi một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn nhịp hoặc tương tác với thuốc chống loạn nhịp./.
Dấu hiệu tập luyện quá sức và rủi ro sức khỏe Thử thách bản thân trong tập luyện là điều dễ hiểu. Nhưng, việc tăng cường tập luyện quá nhiều có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Người lớn nên dành 150 đến 300 phút hoạt động thể chất vừa phải - hoặc 75 đến 150 phút hoạt động thể chất aerobic cường độ mạnh - mỗi tuần. (Ảnh:...