9 ngôi đền nằm ở vị trí hiểm hóc nhất thế giới
Những ngôi đền đẹp tuyệt vời này không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo, mà còn rất nổi tiếng bởi chúng được xây dựng ở những vị trí cực kỳ hiểm trở, rất khó tiếp cận.
Đền treo của Trung Quốc
Đền Treo nằm trên một mặt vách đá rất cheo leo. Các chuyên gia tin rằng, các kiến trúc trên núi Heng ở Thiểm Tây, Trung Quốc, có thể đã hơn 1.500 năm tuổi. Cả tòa nhà được giữ trên vách đá bằng các giá đỡ bằng gỗ sồi được đặt vào các lỗ đục trên mặt đá bên dưới. Cả khu phức hợp có hơn 40 sảnh và tòa nhà. Điều thú vị là 3 tôn giáo chính của Trung Quốc là Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo cùng lúc xuất hiện trong ngôi đền.
Du khách đi theo những bậc thang và lối đi được đẽo từ đá dẫn lên ngôi đền. Những con đường mòn có thể bị trơn trượt do mưa và cũng có nguy cơ gặp đá rơi. Giá đỡ chính cho ngôi đền nằm trong hốc đá, vì vậy các trụ cầu bằng gỗ sồi không chịu toàn bộ trọng lượng của ngôi đền. Thiết kế đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế kỷ, chịu được nhiều trận động đất mạnh.
Paro Taktsang (Tiger’s Nest), Tây Tạng
Paro Taktsang hay Tiger’s Nest là một quần thể đền thờ Phật giáo ở Bhutan, tọa lạc trên một mỏm đá ở thung lũng Paro. Ngôi đền được xây dựng xung quanh một loạt các hang động, nơi Padmasambhava, một vị sư thầy người Ấn Độ truyền bá Phật giáo trong vùng vào thế kỷ thứ 8, đã thiền định trong thời gian ở Bhutan. Ngôi đền có từ thế kỷ 17. Nó bao quanh tổng cộng 13 hang động.
Có những quy định nghiêm ngặt về việc lên lịch trước và không chụp ảnh bên trong tu viện, nhưng du khách được hoan nghênh ghé thăm nếu họ có hướng dẫn viên và có thể thực hiện chuyến đi bộ khứ hồi. Đường mòn có lối đi bằng gỗ và cầu thang đá ở một số đoạn. Tất cả các tòa nhà bên trong tu viện cũng được kết nối với nhau bằng các bậc đá. Trong thung lũng bên dưới ngôi đền, người dân địa phương tổ chức một lễ hội truyền thống của người Bhutan, được gọi là Tsechu, để tôn vinh Padmasambhava vào mùa xuân hằng năm.
Meteora, Hy Lạp
Video đang HOT
Meteora, có nghĩa là “giữa bầu trời”, là một tập hợp các thành tạo đá ở Hy Lạp. Các ngọn tháp tự nhiên đẹp như tranh vẽ cùng với những tu viện trên đỉnh vách đá là điểm thu hút chính. Các nhà sư Chính thống giáo Đông phương đã xây dựng tu viện đầu tiên ở đây vào thế kỷ 11, và nhiều nhà sư đã đến trong hơn 300 năm tiếp theo. Đây là địa điểm khó tiếp cận nên trở thành nơi hoàn hảo để ẩn náu khỏi những kẻ cướp phá Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm quân sự hoạt động trong khu vực. Các nhà sư đã xây dựng lên đến hai chục ngôi đền, hầu hết chỉ có thể tới bằng thang dây và người dân sẽ chỉ cần kéo dây lên khi cảm thấy có nguy hiểm.
Núi Popa là một ngọn núi lửa đã tắt ở Myanmar. Ngọn núi chỉ có độ cao 1.524m, nhưng nó có vẻ nổi bật hơn hẳn vì xung quanh đều là các đồng bằng bằng phẳng. Taung Kalat là một hệ thống đá trên sườn núi Popa, trên đỉnh là một ngôi đền lớn nằm trên cao nguyên. Để lên đền, du khách phải leo 777 bậc thang. Ngôi đền có một số điện thờ và có tầm nhìn ra vùng đồng bằng và núi xung quanh. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy quần thể đền thờ nổi tiếng của Bagan ở phía xa.
Tu viện Smela, Thổ Nhĩ Kỳ
Nằm ở phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ gần Biển Đen trên dãy núi Pontic, Tu viện Smela được xây dựng vào một vách đá ở độ cao khoảng 1.219m so với mực nước biển. Tu viện cực kỳ cổ, nó được thành lập bởi các tu sĩ Chính thống giáo Hy Lạp vào năm 386, sau đó được mở rộng và cải tạo trong nhiều thế kỷ. Mục đích ban đầu khi xây dựng đền là để chứa những biểu tượng tôn giáo như bức tranh của Đức Trinh Nữ Maria.
Tu viện Phugtal, Ấn Độ
Tu viện Phugtal của Ấn Độ nằm ở vùng tự trị thuộc dãy Himalaya, Ladakh và du khách chỉ có thể đi bộ đến đó. Giống như những ngôi đền nổi bật khác trên dãy Himalaya, ngôi đền này được xây dựng xung quanh một hang động nơi các vị sư thầy Phật giáo đã từng thiền định. Theo truyền thuyết, những cư dân đầu tiên của hang động là những nhà sư học trực tiếp dưới trướng của Đức Phật. Đây là ngôi nhà của khoảng 70 nhà sư với một thư viện với các văn bản quý hiếm và nhiều địa điểm linh thiêng được bảo vệ kỹ càng. Ngôi đền có bố cục giống như tổ ong với các sảnh và tòa nhà khác nhau.
Saint Michel d”Aiguilhe, Pháp
Nhà nguyện này nằm trên đỉnh của một ngọn núi lửa cao 85m, gần sông Loire ở thị trấn Le Puy-en-Velay, Pháp. Du khách chỉ có thể đến Saint Michel khi leo qua 268 bậc thang được chạm khắc vào đá. Địa điểm này được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 10 bởi một giáo sĩ tên là Bishop Godescalc, người vừa trở về sau một chuyến hành hương đến Tây Ban Nha. Lấy cảm hứng từ những nhà thờ Hồi giáo và thánh đường lớn ở đó, ông quyết định tạo một nhà nguyện ở nơi nổi bật nhất trong thị trấn.
Pura Luhur Uluwatuk, Indonesia
Uluwatu có nghĩa là “đá ở cuối đất.” Ngôi đền Hindu ở Bali này nằm trên một vách đá tuyệt đẹp. Ngôi đền có từ thế kỷ 11, khi một đạo sư từ đảo Java lân cận xây dựng nó ở độ cao hơn 60m so với mực nước biển. Ngày nay, Uluwatu là một điểm thu hút khách du lịch và thường tổ chức các buổi biểu diễn Kecak Dance truyền thống hằng ngày. Nó mở cửa cho người Hindu cầu nguyện 24 giờ mỗi ngày và du khách cũng có thể ngắm Uluwatu từ xa.
Tảng đá nguyên khối này ở Georgia cao khoảng 40m. Một tòa nhà nhỏ nằm trên đỉnh khối đá. Các chuyên gia tin rằng, đó là một ẩn viện mà ai đó đã xây dựng vào thế kỷ 8, 9 hoặc 10.
Không ai chắc chắn làm thế nào người ta xây dựng hoàn thành công trình đầy khó khăn này. Mặc dù nó là nguồn gốc của nhiều truyền thuyết và có ý nghĩa tôn giáo bởi cư dân của thung lũng sông xung quanh, nhưng bản thân tòa nhà đã bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ.
Những người leo núi tiếp cận nó lần đầu tiên trong những năm 1940. Vào đầu những năm 2000, chính phủ Gruzia đã tiến hành một dự án cải tạo nhằm khôi phục lại một phần ẩn thất.
Dự án đó cho phép một nhà sư đến trú ngụ trên đỉnh của tảng đá.
Mỹ và Bỉ hỗ trợ hàng triệu liều vaccine cho nhiều nước
Ngày 3/8, Nhà Trắng cho biết Mỹ đã tài trợ và vận chuyển hơn 110 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này trên toàn cầu.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, động thái trên diễn ra 2 tháng sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên toàn cầu trong bối cảnh áp lực từ cộng đồng y tế công cộng và một số nhà lập pháp ở Mỹ về việc tặng vaccine có sẵn.
Nhà Trắng cho biết phần lớn trong số 110 triệu liều nói trên được chia sẻ thông qua COVAX. Các quốc gia nhận được số lượng vaccine lớn nhất bao gồm Indonesia (8 triệu liều), Philippines (hơn 6,2 triệu liều), Colombia (6 triệu liều), Nam Phi (hơn 5,6 triệu liều), Pakistan (5,5 triệu liều), Bangladesh (5,5 triệu liều) và Việt Nam (5 triệu liều). Phần còn lại của vaccine được chia sẻ trực tiếp với các đối tác khu vực do chính quyền lựa chọn, chẳng hạn như Mexico và Canada.
Nhà Trắng cho rằng 110 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 như một khoản "trả trước" cho cam kết lớn hơn của Tổng thống Biden trong việc chia sẻ vaccine với các quốc gia có nhu cầu. Vào tháng 6, Tổng thống Biden đã cam kết tài trợ 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer cho 92 quốc gia có thu nhập thấp hơn, trong đó 200 triệu liều sẽ được cung cấp trong năm nay, trong khi 300 triệu liều còn lại sẽ được phân phối trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ dành sự quan tâm đối với cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19, quốc gia này đang phải đối mặt với các ca nhiễm tăng trở lại. Chính quyền Tổng thống Biden đang cố gắng thuyết phục người dân Mỹ tăng cường tiêm phòng, với lý do biến thể Delta dễ lây lan hơn.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Brussels, từ nay đến cuối năm, Bỉ sẽ tài trợ 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hậu thuẫn. Số vaccine này sẽ chủ yếu dành cho các nước Tây Balkan, các nước lân cận ở Đông Âu, Nam Âu và châu Phi.
Mười bốn quốc gia đối tác hợp tác phát triển của Bỉ cũng là một phần trong các ưu tiên được nhận vaccine. Đây là số vaccine được lấy từ nguồn dự trữ mà Bỉ mua từ các công ty dược phẩm và sẽ được gửi trực tiếp đến các nước thứ ba, chủ yếu thông qua cơ chế COVAX. Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng dịch bệnh, Bỉ đã hỗ trợ cơ chế COVAX 4 triệu euro và hiện nay là tài trợ vaccine.
Dự kiến, trong thời gian đầu, 168.000 liều sẽ được chuyển đến Ukraine, sau đó là 225.000 liều tới Kosovo, Armenia và Gruzia. Theo Cơ quan ngoại giao liên bang Bỉ, hoạt động này sẽ bắt đầu trong những ngày tới.
Chiến dịch tiêm chủng ở Bỉ đang tiến triển tốt. Bỉ là quốc gia có ngành công nghệ sinh học và dược phẩm lớn, đã tạo thành một hệ sinh thái quan trọng cho chuỗi dược phẩm sinh học, cho phép phát triển vaccine chống lại COVID-19.
Bỉ đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển cho lĩnh vực dược phẩm sinh học và cũng đóng vai trò chiến lược trong việc sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19. Do đó, Bỉ muốn hỗ trợ và khuyến khích việc phân phối và sản xuất vaccine giữa các đối tác.
Đến cuối tháng 7 vừa qua, 4 nhà sản xuất vaccine được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt, gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Janssen, đã cung cấp cho Bỉ 14 triệu liều trong tổng số 20 triệu liều mà quốc gia này đặt hàng. Ngoài ra, Bỉ cũng mua bổ sung 10 triệu liều từ Pfizer.
Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là tài trợ ít nhất 100 triệu liều vaccine vào cuối năm nay cũng như giúp tăng cường năng lực sản xuất địa phương. Tổng cộng, COVAX có kế hoạch cung cấp 2 tỷ liều vào cuối năm 2022, trong đó 1,8 tỷ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. EU là nhà đóng góp nhiều thứ hai cho cơ chế này với 2,4 tỷ euro. Kể từ khi việc cung cấp vaccine bắt đầu vào tháng 2 năm nay, mới chỉ có 179 triệu liều đã được chuyển đến 138 quốc gia, 66% trong số đó thông qua cơ chế COVAX.
Hành trình lùa cừu kỳ thú giữa mùa thu từ vùng núi bắc Kavkaz Thu sang, đông sắp tới, những người chăn cừu ở một ngôi làng Gruzia, vùng Kavkaz, lại lùa cừu từ núi cao xuống đồng bằng tránh rét và tìm cỏ. Trên đường tới con đèo Abano cao tới 2.800m. Buổi sáng, người chăn cứu phải đi qua gió lạnh bên hồ và trông chừng những tảng đá thi thoảng lại lăn xuống theo...