9 năm lò cò băng rừng đến lớp

Theo dõi VGT trên

Gạt qua nỗi mặc cảm về một cơ thể không lành lặn và thân phận mồ côi, cô học trò khuyết tật đã miệt mài một mình đến trường suốt chín năm trời.

Cô học trò đầy nghị lực ấy là Hồ Thị Dôm, đang học lớp 9 Trường tiểu học và THCS Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam.

9 năm lò cò băng rừng đến lớp - Hình 1

Hằng ngày, Dôm lò cò băng rừng, vượt dốc cao đến trường.

Chưa hề trễ học một buổi

Tinh mơ, cả núi rừng Phước Sơn chìm trong làn sương trắng bồng bềnh, đặc quánh. Điểm trường “2 trong 1″ Phước Thành nằm trên mỏm đất nhô cao dần, lấp ló đằng sau những tán rừng xanh ngắt một màu. Và ở ngôi trường miền núi xa xôi này, cái tên Hồ Thị Dôm vừa thân quen nhưng cũng rất lạ thường trong mắt thầy cô, bè bạn.

Lạ thường – theo cách lý giải của cô Hồ Thị Kiên, giáo viên chủ nhiệm của Dôm, là từ ngày chập chững vỡ lòng học chữ cho tới nay Dôm đến trường chỉ bằng một chân trái, và cứ thế lò cò băng qua cánh rừng bạt ngàn, qua cả ngọn đồi cao khúc khuỷu với vận tốc chẳng hề thua kém bạn bè lành lặn.

Hằng ngày, cứ đúng 6h45, khi tiếng trống trường vang dội báo hiệu 15 phút sinh hoạt đầu giờ, giữa lúc các học sinh khác hối hả chạy lên những bậc thang từ dưới lòng đường dẫn lên cổng trường thì Dôm đã nhanh nhảu nhảy lò cò từng bước vững vàng tiến về lớp học. Bao năm qua, Dôm luôn được bạn học xem là người có mặt ở phòng học sớm nhất.

Vừa nới lỏng quai chiếc cặp như thể siết chặt đôi vai gầy còn lấm tấm bùn đất, Dôm vui vẻ nói: “Phải siết quai cặp sát vào người thì khi di chuyển em mới không đ.ánh rơi cặp. Bởi đi một chân lắm lúc cơ thể em ngả theo độ nghiêng của dốc núi. Nhà em cách trường bốn cây số nhưng 3/4 quãng đường là sườn đồi nên em tranh thủ dậy sớm và lò cò thật nhanh đến lớp để không trễ giờ học”.

Vậy là đều đặn suốt chín năm một mình lò cò băng rừng tìm chữ, hình ảnh đầy nghị lực của Dôm đã in đậm trong tâm trí của thầy trò Phước Thành. Mọi người cảm phục trước tinh thần hiếu học của Dôm, đến nỗi “lập kỷ lục” khi chưa hề vắng học và trễ học một buổi nào!

Nhắc đến cô học trò gương mẫu của lớp, cô Kiên tự hào: “Kết quả học tập của Dôm luôn nằm trong top 3 ở lớp và số ít học sinh tiêu biểu toàn trường. Nhà cách trường khá xa và đường sá hiểm trở, nhưng dù nắng hay mưa em vẫn đến lớp không sót một buổi”.

Nuôi ước mơ trở thành cô giáo

Video đang HOT

Rời mái trường thân thương của cô học sinh giàu nghị lực, chúng tôi theo Dôm trở về nhà khi trời đã nhá nhem tối. Cơn mưa chiều bất chợt trút xuống, chẳng mấy chốc biến con đường đất trải dài hun hút tới ngọn đồi trở nên lầy lội.

Bất chấp mặt đường trơn trượt, Dôm vẫn lò cò trên đường với những bước đi chắc chắn. Dừng chân dưới chân đồi, Dôm xắn lại quần và tháo chiếc dép mòn nhẵn đế bên chân trái rồi cột ngang bên hông, sau đó cô bé nhanh nhẹn chinh phục đoạn đường đồi quanh co, ngoằn ngoèo mà bao năm trời trở thành lối mòn dẫn bước Dôm đến trường.

Dốc sức bám theo cô bé chưa đầy 100 m thì khoảng cách giữa Dôm và chúng tôi càng lúc càng xa. Với chỉ một chân nhưng tốc độ di chuyển của cô bé thoăn thoắt, khiến chúng tôi vã mồ hôi hột mà vẫn không đuổi kịp.

Lần theo chỉ dẫn của bà con sinh sống dọc hai bên đồi, lúc sẩm tối chúng tôi có mặt tại mái ấm xiêu vẹo nằm chênh vênh trên đỉnh đồi của Dôm. Trong gian nhà nhỏ chưa đầy 20m2 vừa là góc học tập, vừa là chỗ ngủ nghỉ, Dôm lụi hụi nhóm lửa thổi cơm chuẩn bị cho bữa tối.

Cắm cúi nhặt nhạnh những cọng cỏ lẫn vào mớ rau rừng, Dôm chia sẻ: “Từ 5h sáng em đã tranh thủ ra đám rẫy phía sau nhà tìm hái rau, mướp rừng về ăn qua bữa. Ngày thường em ở nhà một mình, vì ba mất từ hồi em còn bé xíu, mẹ làm rẫy thuê cho người ta mười ngày nửa tháng mới về nhà một lần. Mọi sinh hoạt thường nhật em đều phải tự thân vận động. Hồi mới học lớp 1, em nhảy lò cò chưa quen nên té hoài, đến lớp lúc nào mặt mũi cũng nhem nhuốc, quần áo ướt sũng. Kể từ năm lớp 2 thì em dần quen với chướng ngại vật trên đường tới trường, và chẳng còn thấy đó là khó khăn nữa”.

Bên bếp lửa hồng, Dôm nghẹn ngào kể về nguyên nhân cô bé bị cụt một chân. Khi Dôm mới được 2 tháng t.uổi, mẹ em đã vác cuốc đi dọn rẫy thuê kiếm cơm. Một ngày, Dôm bò trên sàn nhà một mình, không may ngã vào lò lửa đang cháy phừng phực làm chân phải bị mất vì bỏng lửa.

Càng lớn, Dôm càng ra sức phấn đấu học tập thật giỏi, với hi vọng cuộc đời sẽ tươi sáng hơn nhờ con chữ. Chia sẻ về ước mơ sau này, Dôm vững tin: “Trở thành cô giáo là ước mơ cháy bỏng theo em từ thuở bé. Em quyết tâm học tập hết mình và tin tưởng một ngày nào đó sẽ đỗ vào trường sư phạm. Khi ra trường em sẽ đem kiến thức về giảng dạy cho học trò nghèo quê mình”.

Theo Thanh Ba/Báo T.uổi Trẻ

Bộ đội biên phòng nuôi học trò nghèo

Nhiều học sinh mồ côi, gia đình khó khăn hoặc nhà quá xa trường... được cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) nhận về nuôi nấng, dạy học.

11h, những học trò Trường tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) lần lượt trở về dãy nhà của đội công tác địa bàn đồn biên phòng cửa khẩu Lệ Thanh phía đối diện trường.

Sách vở được xếp lên giá ngay ngắn, em chạy ào ra tìm rổ nhặt rau, em tìm chổi quét nhà, có cô bé nhỏ nhất mới học lớp 3 thì níu tay thiếu tá Nguyễn Văn Hoằng - cán bộ tăng cường xã của đồn Lệ Thanh - nũng nịu, rồi kể đủ chuyện ở trường lớp.

Bộ đội biên phòng nuôi học trò nghèo - Hình 1

Nụ cười tươi rói của các học trò được nhận nuôi bên sĩ quan biên phòng đồn Lệ Thanh.

Xuống tận làng tìm học trò

Cho một bữa ăn no, cho quần áo để mặc hay sách vở để đến trường chỉ là cái trước mắt. Chúng tôi cũng như những người cha, người chú khi nhận những cháu học trò nghèo này vào đồn, đều trao cho chúng sự quan tâm, yêu thương thật lòng. Đó mới là điều để các cháu hình thành nhân cách, trở thành người tốt về sau!

Thượng tá Phan Đình Thành

Thiếu tá Hoằng cười: "Gian khổ lắm anh em chúng tôi mới "huấn luyện" mấy đứa nhỏ được như thế. Những ngày mới về làng tìm các cháu rồi đưa lên, đứa nào cũng lem luốc, hỏi gì trả lời nấy, kêu gì ăn đó, rụt rè và tội nghiệp lắm!".

Người khởi xướng mô hình đỡ đầu học trò nghèo ở đồn Lệ Thanh là thượng tá Phan Đình Thành - trưởng đồn. Thượng tá Thành kể: trong nhiều lần họp làng, hình ảnh những đ.ứa t.rẻ lem luốc, hồn nhiên lăn lóc chơi đùa trên nền đất làm ông hết sức xúc động.

Nhiều thầy cô giáo lẫn cán bộ chiến sĩ biên phòng ở xã Ia Dom đã hết sức gian nan khi phải hằng đêm đến tận từng gia đình, vận động phụ huynh cho con đi học. Tuy nhiên, tới nhiều gia đình họ chỉ nhận được cái lắc đầu: "Ơ, con mình đói quá mà, không có cái ăn thì phải đi làm rẫy mới có cái bỏ vào bụng chớ. Đi học thì không có tiền".

Đầu năm 2012, sau khi trình ý tưởng tổ chức đỡ đầu cho học trò nghèo tại xã Ia Dom lên cấp trên, một cuộc họp có sự tham dự đầy đủ cán bộ sĩ quan, chỉ huy của đồn Lệ Thanh được tổ chức.

Tại đây, mọi người đều đồng tình ra "chủ trương": chỉ huy thì đóng 300.000 đồng, cán bộ sĩ quan thì 200.000 đồng mỗi tháng, tất cả đều được bỏ vào thùng quỹ riêng, rồi tổ chức xuống làng tìm học trò khó khăn đưa về đồn nuôi dạy.

Đại úy Nguyễn Văn Quang - chính trị viên phó đồn Lệ Thanh - cho biết: tháng 6/2012, trong đợt chung tay đầu tiên hỗ trợ học trò nghèo, đồn đã quyên góp được số t.iền hơn 15 triệu đồng. Có t.iền, chỉ huy lệnh cho cán bộ chiến sĩ xuống tận các làng lên danh sách, tìm xem có em nào người Ja Rai, con gia đình khó khăn hoặc mất cha mất mẹ có nguy cơ bỏ học thì cõng về.

Đợt tìm kiếm đầu tiên, bộ đội đưa được 9 em là học sinh của Trường tiểu học Trần Phú và THCS Nguyễn Trãi về. Có em đã nghỉ học nhiều ngày, có em đang cận kề nguy cơ không được đến trường. Về tới đồn, tất cả đều được các chú bộ đội hướng dẫn làm vệ sinh, chỉ dạy những kỹ năng sống căn bản.

Thượng tá Lê Thuần Chất - chính trị viên đồn Lệ Thanh - kể thêm: dù đưa được học trò về chăm sóc, lo chỗ ăn, dạy chữ phụ đạo, nhưng việc thuyết phục phụ huynh không hề đơn giản. Nhiều ông bố bà mẹ Ja Rai không hiểu bộ đội, sợ con mình "ăn không no cái bụng" nên tìm đến tận đồn, nắm tay con kéo về. Thế là các chú bộ đội lại phải cật lực làm công tác tư tưởng, vận động phụ huynh...

Hơn ba năm từ khi "ngôi nhà của trẻ" được mở ở đồn, đã có hàng chục em được bộ đội đưa trở lại lớp và học hành giỏi giang.

"Bố Thành, bố Chất, thầy Tú..."

Đã ba năm từ ngày đưa lũ trẻ Ja Rai ở các ngôi làng về chăm sóc, những đ.ứa t.rẻ này lớn lên nhanh và học hành tiến bộ, ngoan ngoãn hơn cả sự kỳ vọng của cán bộ chỉ huy đồn. Tất cả các em đều là học sinh khá trở lên.

Để có thể tiếp nhận học trò về nuôi dạy, một dãy nhà gỗ bên hông nhà của đội công tác địa bàn được dựng lên.

Bên cạnh dãy nhà ăn là góc phòng được trang trí làm chỗ cho các em học, kệ đựng sách vở. Các học trò ở đây được sắp xếp một lịch trình chi tiết và rõ ràng: buổi tối sau giờ ăn thì ở lại để "thầy Tú" và các cô giáo tình nguyện qua dạy chữ, học thêm. Tan học thì được các chú bộ đội hoặc cha mẹ tới đón về nhà ở làng. Sáng hôm sau lại được chở lên rồi ăn sáng, đến lớp. Giờ cơm trưa, giờ cơm tối lại tập trung về đồn để dùng cơm do các chú nấu.

Các thầy cô giáo ở Trường Trần Phú và Nguyễn Trãi đều có chung nhận xét: những đ.ứa t.rẻ được bộ đội biên phòng nuôi đều học khá và "khôn, nhanh nhẹn" hơn hẳn trẻ cùng trang lứa.

Thượng tá Thành nói những đ.ứa t.rẻ được đưa về đồn nuôi mang một thân phận thiệt thòi hơn bè bạn, có em không cha, có em mất mẹ, lại có hai em mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lay lắt như củ khoai củ sắn giữa làng. Vậy nên khi được đưa về nuôi, các em được chăm sóc bằng tình yêu thương thật sự của những người cha người chú.

Lớn lên trong môi trường được chỉ dạy từng chút, các em không còn lóng ngóng khi gặp người lạ, biết trả lời rành rọt khi được hỏi; đi đứng, nói năng, ăn mặc đều đàng hoàng, tươm tất...

Chúng tôi khá ngạc nhiên khi nghe cách những đ.ứa t.rẻ ở đây gọi cán bộ chiến sĩ của đồn: hai sĩ quan lớn t.uổi nhất được các em gọi là "bố" gồm thượng tá Thành và thượng tá Chất, trung úy Tú - người chuyên dạy chữ trong đồn - được gọi là "thầy".

Trong số 14 học sinh đang được cưu mang trong đồn Lệ Thanh có hai cô học trò mồ côi cả cha lẫn mẹ là Siu H'Vin và Rơ Mah Nữ. Cả Vin và Nữ đều gọi tất cả các chú bộ đội biên phòng là "bố" vì đã cho các em cơm ăn, dạy học chữ, chăm sóc nuôi nấng Vin, Nữ từ nhỏ.

Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Quyền Linh xót xa cảnh bà cụ 73 t.uổi chật vật nuôi 3 cháu nhỏ mồ côi
13:06:27 04/07/2024
VTV kiểm duyệt 'hành vi thái quá' trong show hẹn hò 'Đảo thiên đường'
13:03:31 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt tình tán tỉnh lại vợ cũ, ngay giây phút thấy em từ phòng tắm bước ra, miệng tôi 'ú...ớ' chẳng nói được gì vì thấy thứ này

Góc tâm tình

17:21:02 04/07/2024
Sau khi vào khách sạn, vợ cũ đi tắm, tôi ngồi đợi bên ngoài. Một lúc sau, vợ cũ khoác chiếc áo choàng tắm bước ra. Từ ngày muốn quay lại với vợ cũ, tôi dốc sức theo đuổi.

Bắt đối tượng g.iết c.hồng sau 10 năm trốn nã tại Trung Quốc

Pháp luật

17:16:39 04/07/2024
Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ đối tượng Thào Thị Chía, sinh năm 1994, hộ khẩu thường trú tại bản Nậm Tần Mông, xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) sau 10 năm đối tượng này trốn truy nã về tội g.iết n.gười.

Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam

Nhạc việt

16:43:45 04/07/2024
Với thành tích này, Sơn Tùng tất nhiên mở rộng khoảng cách để giữ vững ngôi vị nghệ sĩ Vpop có lượt đăng kí theo dõi cao nhất trên YouTube, thành tích anh giữ vững suốt nhiều năm qua.

Trực tiếp T1 vs BLG - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

16:29:20 04/07/2024
Tối ngày 04/07, trận đấu đầu tiên của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại Esports World Cup 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển T1 và BLG.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn bữa tối đơn giản mà "đắt khách"

Ẩm thực

16:28:53 04/07/2024
Thực đơn bữa tối đơn giản mà đắt khách . Món ăn nào cũng ngon, hấp dẫn thế này chắc chắn cả nhà sẽ ăn hết sạch.

Xót xa hình ảnh diva Celine Dion đau đớn, vật lộn với căn bệnh hiếm gặp

Sao âu mỹ

16:26:14 04/07/2024
Bộ phim tài liệu về Celine Dion - nữ ca sĩ được yêu thích nhờ ca khúc My heart will go on trong phim Titanic - mô tả hành trình cô chiến đấu với căn bệnh hiếm gặp khiến nhiều người xót xa.

Sam lên tiếng về đoạn clip có thái độ lạ trong đám cưới Midu

Sao việt

16:21:44 04/07/2024
Nữ diễn viên bày tỏ sự bất ngờ vì nhận định của mọi người cũng như các kênh social khi cho rằng cô sượng trân trước câu hỏi từ phóng viên.

Ba phần của bộ anime gây sốt "Thanh Gươm Diệt Quỷ: Kimetsu no Yaiba – Lâu Đài Vô Cực" sắp ra mắt tại các rạp chiếu

Phim châu á

16:06:08 04/07/2024
Crunchyroll mua bản quyền phát hành toàn cầu (trừ một số quốc gia Châu Á). Crunchyroll và Sony Pictures Entertainment sẽ phân phối bộ ba phim anime đến khán giả toàn cầu, đ.ánh dấu cao trào của series anime Shonen đình đám.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí