9 mẹo đơn giản ngăn chặn tiền điện tăng “phi mã” trong những ngày hè nóng bức
Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, chắc bạn sẽ giật mình khi thấy hóa đơn tiền điện tăng “phi mã”.
Bài viết này sẽ giới thiệu 9 mẹo đơn giản, dễ dàng áp dụng trong gia đình để tiết kiệm điện, làm giảm chi phí tiền điện mà cuộc sống vẫn thoải mái.
1. Cho quả bóng gai vào máy sấy quần áo
Nếu bạn dùng máy sấy quần áo thì bạn nên cho thêm vào đó quả bóng gai bằng cao su hoặc len. Quả bóng nhỏ này sẽ làm cho quần áo không quấn vào nhau để hơi nóng lùa vào trực tiếp hơn nên quần áo nhanh khô hơn. Nhờ đó, thời gian chạy máy rút ngắn lại, từ 1 giờ xuống còn 45 phút.
2. Tăng nhiệt độ tủ lạnh và tủ cấp đông
Không cần đặt nhiệt độ quá thấp cho tủ lạnh và tủ cấp đông. Các chuyên gia cho rằng, nên để nhiệt độ tủ lạnh ở 8 độ C và tủ cấp đông ở – 15 độ C, sẽ tiết kiệm được 25% điện năng, mà chúng vẫn vận hành tốt.
3. Đóng kín cửa khi chạy máy điều hòa nhiệt độ
Khi chạy máy điều hòa nhiệt độ, bạn nên đóng kín cửa sổ và che rèm để ngăn ánh nắng và không khí nóng bên ngoài hấp hơi vào nhà, khiến máy điều hòa phải chạy làm mát lâu hơn mới đạt mức nhiệt độ yêu cầu, sẽ gây tốn điện năng hơn.
Bên cạnh đó, đóng kín cửa và che rèm sẽ ngăn không khí nóng bên ngoài xâm nhập vào nhà, làm máy điều hòa dễ dàng duy trì nhiệt độ mát trong nhà hơn, đỡ tốn điện năng làm mát tích cực.
4. Đậy vung nồi khi nấu ăn
Video đang HOT
Khi nấu ăn, bạn nên đậy vung nồi/ chảo và sử dụng xoong nồi phù hợp với kích thước mặt bếp để ngăn nhiệt lượng tỏa ra lãng phí, thức ăn sẽ nhanh chín hơn. Bên cạnh đó, bạn nên hạ thấp nhiệt độ bếp điện xuống một chút. Như vậy, bạn tiết kiệm được 66% điện năng tiêu hao.
5. Làm sạch máy sấy quần áo
Bạn nên thường xuyên làm sạch bộ phận lọc xơ vải của máy sấy quần áo. Vì máy càng dính nhiều xơ vải, sẽ càng tiêu tốn năng lượng để vận hành, có thể tốn đến 75% so với bình thường.
6. Rút phích cắm thiết bị điện tử khi không sử dụng
Bạn có biết thiết bị điện tử cắm điện khi không sử dụng, vẫn âm thầm tiêu hao một lượng điện năng nhỏ không?
Vì thế, bạn nên rút phích cắm thiết bị điện tử hoặc tắt nút ổ điện khi không sử dụng. Như vậy mới hoàn toàn vô hiệu hóa thiết bị điện.
7. Đun nước bằng ấm điện, không đun bằng lò vi sóng
Nếu sáng sớm, bạn chỉ cần pha một tách trà thì bạn vẫn nên đun nước bằng ấm điện, đừng dùng lò vi sóng. Vì theo một nhà nghiên cứu, đun nước ấm điện nhanh hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Trong khi đó, lò vi sóng tiêu tốn 50% năng lượng để chuyển điện năng thành vi sóng. Mặt khác, ấm đun nước cách nhiệt rất tốt, giữ nước nóng lâu hơn.
8. Đóng kín cửa lò nướng điện khi vận hành
Các lò nướng hiện đại đều có hệ thống lưu thông không khí tốt, giúp ngăn ngừa lò quá nóng. Vì thế, bạn nên đóng kín cửa lò khi nướng để thức ăn nhanh chín hơn, tránh lãng phí nhiệt lượng mà còn an toàn.
Đóng kín cửa lò nướng làm đỡ hao phí khoảng 50% nhiệt lượng, thức ăn nhanh chín hơn gấp đôi. Như vậy, tiết kiệm được 50% điện năng tiêu thụ.
9. Dùng vói sen ở mức phun ít nước
Đầu vòi sen trung bình phun ra 9,5 lít nước/phút. Nếu bạn dùng vòi sen nước phun ít hơn, ví dụ 6,6 lít/ phút thì bạn vẫn tắm rửa thoải mái mà lại tiết kiện nước và điện chạy máy bơm nước. Thay đổi nhỏ này giúp bạn tiết kiệm hơn 42.000 lít nước và 1.180 kWh năng lượng mỗi năm.
Những thói quen nhỏ lại giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện, đỡ cả triệu đồng mỗi năm
Chỉ cần điều chỉnh về ý thức, thói quen sử dụng điện cũng như có những đầu tư hợp lý cho các thiết bị điện gia dụng thì việc giảm chi phí hóa đơn tiền điện vào mỗi tháng sẽ không quá khó.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy móc ra đời khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, chi phí tiền điện của nhiều hộ gia đình cũng theo đó "leo thang", đây là áp lực không nhỏ trong việc cân đối chi tiêu của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh về ý thức, thói quen sử dụng điện cũng như có những đầu tư hợp lý cho các thiết bị điện gia dụng thì việc giảm chi phí hóa đơn tiền điện vào mỗi tháng sẽ không quá khó.
Tắt các thiết bị điện khi không dùng
Bạn nên có thói quen tắt đèn khi không sử dụng. Chỉ cần tắt hai bóng đèn 100W mỗi ngày một giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 70 số điện mỗi năm. Nếu bạn có công việc nghiên cứu cần dùng đèn bàn, thì hãy lưu ý tắt đèn trần trong lúc sử dụng đèn bàn. Việc này không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho mắt.
Bạn cũng nên lưu ý rút phích cắm điện khi không dùng. Việc không rút phích cắm các thiết bị điện không sử dụng trong nhà như TV, đầu thu phát sóng, đầu đĩa, loa,... có thể chiếm đến 10% điện năng tiêu thụ của cả căn hộ.
Bật quạt khi sử dụng điều hòa
Bạn nên để điều hòa nhiệt độ vừa phải, kết hợp cùng quạt sẽ mát và tiết kiệm điện hơn so với việc để điều hòa nhiệt độ thấp. Ngoài ra, bật quạt cũng làm không khí thoáng hơn, không bị khô như bật điều hòa.
Tận dụng năng lượng thiên nhiên
Một cửa sổ quay về phía ánh sáng mặt trời sẽ tiết kiệm điện và tốt hơn cho sức khỏe của bạn rất nhiều thay vì việc luôn phải bật đèn giữa ban ngày. Ngoài ra nếu may mắn ở trong một ngôi nhà đón nhiều gió trời, bạn nên tận dụng điều đó vì chỉ cần không bật 2 chiếc quạt mỗi ngày 1 giờ, bạn đã tiết kiệm 60 số điện trong 3 tháng hè, và con số đó sẽ lên đến khoảng 300 số khi bạn giảm đi mỗi ngày 1 giờ bật điều hòa nhiệt độ.
Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Nên làm sạch tủ lạnh ít nhất 2 lần mỗi năm, điều này giúp tủ lạnh hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện. Tủ lạnh bị bẩn sẽ tốn điện hơn so với tủ lạnh sạch.
Tủ lạnh có nhiều mức thiết lập nhiệt khác nhau. Tùy vào thời tiết bên ngoài mà bạn để nhiệt độ tủ lạnh ở mức hợp lý sẽ tiết kiệm điện hơn.
Chỉ dùng nóng lạnh khi cần thiết
Không ít gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24 vào mùa đông. Việc này giúp bạn lúc nào cũng có nước nóng để dùng nhưng lại tốn điện một cách khủng khiếp. Do đó bạn chỉ nên dùng nóng lạnh khi cần thiết, ví dụ như đi tắm và hãy chú ý tắt bình nóng lạnh sau khi đã sử dụng.
Sử dụng lò vi sóng thay vì lò nướng
Lò vi sóng nấu nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn so với lò nướng. Vì thế, nếu có điều kiện bạn nên sử dụng lò vi sóng thay lò nướng.
Đặt nhiệt độ điều hòa hợp lý
Nhiều người thích bật nhiệt độ điều hòa thật thấp và đắp chăn. Thói quen này vừa tốn điện lại vừa gây hại cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên để nhiệt độ điều hòa từ 24-27 độ C, vẫn đủ mát và tiết kiệm điện đáng kể.
"Bỏ túi" 6 mẹo tiết kiệm điện năng trong mùa hè Tiết kiệm điện ngày hè là vấn đế được rất nhiều gia đình quan tâm nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hợp lý các thiết bị điện trong gia đình. Để giảm bớt gánh nặng về hóa đơn tiền điện tăng cao có thể tham khảo thêm những mẹo tiết kiệm điện dưới đây. Bật điều hòa ở nhiệt độ...