9 luận điểm về giáo dục của lo Vooglaid
lo Vooglaid là nhà xã hội học lão thành, nhà tâm lý học xã hội, nhà ngoại giao và chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Estonia.
Estonia được công nhận là nước có nền giáo dục tốt nhất châu Âu.
Ông thành lập 3 trường thực nghiệm đổi mới và là tác giả của các phương pháp đột phá trong quản lý, xã hội học, triết học và giáo dục. Sau đây là 9 luận điểm của lo Vooglaid về giáo dục đã trở thành “khuôn mẫu” để các bậc cha mẹ áp dụng với con cái.
Giáo dục trẻ em hay người lớn?
Tương lai được quyết định bởi giáo viên, người trước hết phải là một nhà giáo dục người lớn và sau đó mới là nhà giáo dục trẻ em. Nhà giáo dục trẻ em (pedagog) làm việc với trẻ em. Nhà giáo dục người lớn (andragog) là chuyên gia trong công tác GD-ĐT và tổ chức, thực sự biết làm việc với người lớn. Anh ta phải tương tác chặt chẽ với cả gia đình, trong đó có các bậc phụ huynh, thiết lập một kiểu quan hệ đối tác đặc biệt với họ.
Giáo viên quyết định 90% hệ thống giáo dục. Thiếu các trường đại học sư phạm có chất lượng sẽ không đào tạo được giáo viên. Vào những năm 1920, mặc dù đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, Estonia vẫn quyết định thành lập 6 trường đại học đào tạo giáo viên. Nhờ vậy mà hiện nay, Estonia có một hệ thống giáo dục hiện đại và chất lượng cao.
Nuôi dưỡng niềm khát khao nhận thức
Minh triết dân gian Ấn Độ dạy: “Dắt một con ngựa đến chỗ uống nước mới là một nửa công việc. Để một con ngựa uống nước, trước hết nó phải khát”. Cũng như vậy, cần phải nuôi dưỡng hứng thú, ý chí và niềm khát khao nhận thức ở trẻ em. Chỉ riêng sự quan tâm sẽ không mang lại kết quả. Khát khao học tập được hình thành bởi ba yếu tố: Hứng thú, ý chí và niềm tin vào bản thân và những người khác.
Nền móng phát triển của đứa trẻ
Để thay đổi hệ thống giáo dục, xã hội cần nhận thức rằng nền móng phát triển và kết quả học tập của một đứa trẻ không phải được đặt ở nhà trường, mà là ở gia đình. Trước 3 tuổi gọi là thời kỳ “làm tổ” của một đứa trẻ. Nó học nói và nhận thức về các khái niệm “tôi”, “chúng ta” và “họ”. Nếu ở giai đoạn này, bố mẹ thiếu sót điều gì đó thì giáo viên sẽ không thể sửa chữa được. Ở độ tuổi 6 – 7, khi đứa trẻ đến trường, tất cả nền móng đã được đặt sẵn. Chỉ có thể uốn nắn sai lầm mà thôi.
Điểm số hoàn toàn không cần thiết
Ở Estonia, điểm chỉ được chấm cho học sinh các lớp trên. Nhưng tôi cho rằng, điểm hoàn toàn không cần thiết, cả ở trường phổ thông lẫn đại học. Nó là nguồn gốc của chủ nghĩa hình thức, sự cạnh tranh và kiêu ngạo. Những học sinh xuất sắc thường nhìn người khác một cách trịch thượng. Điểm làm hại cho cả học sinh, phụ huynh và giáo viên. Học sinh nhận được điểm cao nhờ có kiến thức. Tuy nhiên, kiến thức tự nó chưa phải là một giá trị. Cần có mối liên hệ giữa chất lượng kiến thức, sự hiểu biết và khả năng áp dụng vào thực tế.
Hơn nữa, một đứa trẻ không đáng bị điểm thấp chỉ vì trí nhớ kém mà nó thừa hưởng từ bố mẹ. Tại sao lại phạt nó bằng điểm số?
Chuyên gia giáo dục lo Vooglaid.
Thành tố nào của quá trình dạy học quan trọng nhất?
Tam đoạn thức của giá trị là kiến thức – sự hiểu biết – kinh nghiệm. Ba thứ đó không thể tách rời nhau. Quan trọng nhất là kinh nghiệm. Và đứa trẻ phải biết kinh nghiệm được dùng như thế nào. Kinh nghiệm tiêu cực cũng cần thiết. Ví dụ, nếu đứa con 3 tuổi của bạn bị bỏng khi đánh diêm, tự nó sẽ hiểu rằng điều đó nguy hiểm và sẽ không lặp lại kinh nghiệm “đáng buồn” của mình nữa.
Khơi dậy niềm khát khao sáng tạo
Hãy cho phép con bạn tự do sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ. Nếu đứa trẻ chỉ nghe những điều cấm kỵ và mệnh lệnh, nó chỉ quen làm theo mệnh lệnh và không khao khát sáng tạo.
Làm thế nào khơi dậy niềm khát khao sáng tạo? Khen ngợi thôi chưa đủ, cần phải ngạc nhiên, vui mừng, khâm phục khả năng sáng tạo của đứa trẻ. Bất kỳ sự sáng tạo nào cũng được hình thành trong sự tương tác với những người khác. Vì vậy, hãy tham gia sáng tạo với con bạn và cùng nhau tạo ra một tác phẩm nào đó.
Kiên nhẫn trong giai đoạn “khủng hoảng của đứa trẻ”
Các bậc bố mẹ phản ứng thế nào khi đứa trẻ bỗng nhiên nói: “Không, con không muốn!”, “Con không làm!”. Thông thường, họ khó chịu, không hiểu và bắt đầu chứng minh với đứa trẻ ai là người chủ trong nhà. Thực ra, đây là giai đoạn khủng hoảng thông thường, bắt đầu từ 2 – 3 tuổi và có thể lặp lại đến 6 tuổi. Đứa trẻ bắt đầu thời kỳ hình thành nhân cách, ý thức về bản thân như một cái “tôi” độc lập với bố và mẹ.
Bố mẹ cần yêu thương, kiên nhẫn và hiểu rằng có thể sử dụng sự hài hước để giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu đứa trẻ không chịu ngủ trên giường của mình, bạn có thể bảo con nằm trên tấm thảm dưới cửa ra vào. Nếu trẻ tiếp tục nói “Không!”, bạn có thể trả lời “Vậy thì con hãy lên giường của con, nếu không muốn ngủ trên tấm thảm”.
Còn ở tuổi vị thành niên, điều quan trọng là phải ứng xử với con bạn một cách nghiêm túc. Điều này cần thiết để hình thành nhận thức đúng đắn về tuổi trưởng thành của con bạn. Có thể nói: “Con đã là người lớn, bố có thể đưa con đi câu cá. Con đã là người lớn, bố có thể nhờ con giúp đỡ”.
Kinh nghiệm riêng của đứa trẻ rất quan trọng
Trẻ em cần được trao cơ hội tự quyết định. Học sinh phải học cách tổ chức các sự kiện khác nhau, đi dã ngoại, chọn trại hè… Tất cả điều này các em tự làm. Càng lớn tuổi, nhiệm vụ càng phức tạp hơn.
Ví dụ, bố mẹ không đưa trẻ lên núi hay vào rừng, mà các em có thể tự tụ tập trong công viên, xem những con sóc chạy nhảy ở đó hoặc nghĩ ra các hoạt động thú vị khác. Khi trẻ tự quyết định, các em sẽ phải chịu trách nhiệm. Ai chuẩn bị thức ăn, ai lo nước uống, ai mang áo mưa? Các em tự phân công và quyết định. Không độc lập tiếp thu kinh nghiệm, sẽ không có giáo dục.
Video đang HOT
Làm thế nào để thành người có học vấn?
Học vấn là nhân tố của tiến bộ và chức năng của văn hóa. Một lần, tôi nhìn thấy một bức tranh trên tạp chí, vẽ về một thanh niên đang hỏi bạn:
- Làm thế nào để trở thành người có học vấn?
- Tốt nghiệp 3 trường đại học.
- Tuyệt vời, tớ sắp tốt nghiệp trường đại học thứ hai, chẳng bao lâu nữa tớ sẽ trở thành người có học vấn.
- Không, trường thứ nhất của ông nội cậu, trường thứ hai của bố cậu, còn trường thứ ba là của cậu.
Qua câu chuyện này cho thấy, một yếu tố quan trọng của học vấn là đời sống tinh thần, thiếu nó không thể trở thành người có học vấn. Nhiều người không tin điều này, tôi chỉ có thể lấy làm tiếc cho họ. Học vấn là một công cụ để đạt được mục đích. Bạn không thể mua, bán, cho hoặc nhận học vấn. Quá trình này cần có thời gian.
Nếu bạn muốn ngay lập tức đạt được tất cả, bạn sẽ chẳng đi đến đâu. Hiện nay, giới trẻ quá ham mê Internet. Cần có ý chí để chống lại những cám dỗ. Nếu không có ý chí, bạn không thể trở thành người có học vấn.
Một năm "đi ra biển lớn" với 10 đại diện nổi bật nhất 2021: HCV Olympic quốc tế, cô giáo toàn cầu, sinh viên cũng xuất sắc toàn cầu nốt!
Năm 2021 dần khép lại, dù có nhiều khó khăn, thách thức với ngành Giáo dục, song vẫn có những điểm sáng khiến chúng ta không khỏi tự hào.
Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Nhưng gác lại những thách thức ấy, giáo dục Việt Nam tự hào vì tiếp tục có những thành tích đáng trân trọng, những nhân vật truyền cảm hứng để chúng ta tin vào thế hệ trẻ sẽ dựa vào sức mạnh của tri thức và tinh thần nhiệt huyết để vẽ nên một bức tranh Việt Nam diệu kỳ trong tương lai.
1. Cô giáo Hà Ánh Phượng: Trúng cử đại biểu Quốc hội
Năm 2020, cô giáo Hà Ánh Phượng là một trong những nhân vật truyền cảm hứng cho ngành giáo dục Việt Nam khi cô được vinh danh trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu, giải thưởng do tổ chức Varkey Foundation trao tặng.
Có một năm 2020 hết sức đáng nhớ, đó chính là bàn đạp để cô có thêm những cống hiến và dấu ấn nữa cho nền giáo dục nước nhà.
Được biết, năm 2021 vừa rồi cô nằm trong danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV. Đến tháng 10, cô vinh dự được nhận giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4, giải thưởng do công chúa Maha Chakri xứ chùa Vàng sáng lập nhằm tôn vinh những cá nhân có sáng kiến đột phá trong giáo dục, có ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, trong nước và đồng nghiệp quốc tế.
Cô giáo Hà Ánh Phượng sinh năm 1991, người dân tộc Mường, quê xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ); hiện đang là giáo viên trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ).
2. Sinh viên Đồng Ngọc Hà: Top 50 sinh viên xuất sắc toàn cầu
Nam sinh Đồng Ngọc Hà (sinh viên năm nhất ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã vượt qua khoảng 3.500 ứng viên tới từ 94 quốc gia để góp mặt trong top 50 người sinh viên xuất sắc nhất toàn cầu, giải thưởng do quỹ Varkey Foundation và Chegg.org đồng sáng lập.
BTC giới thiệu Ngọc Hà là sinh viên tiêu biểu đến từ Việt Nam. Cậu bạn có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có thời điểm cả 4 người chỉ sống trong căn phòng cũ kĩ vỏn vẹn 24m2. Mẹ nam sinh từng phải từ bỏ ước mơ học tập do những định kiến.
Tuy vậy, Ngọc Hà vẫn tự hào khi là học sinh trường chuyên hàng đầu của Việt Nam. Suốt 3 năm phổ thông, cậu bạn nhận được nhiều thành tích học tập tốt như: Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế năm 2020; Giải Nhất Olympic Sinh học cấp quốc gia năm 2020.
Một trong những dự án tiêu biểu của Ngọc Hà là thành lập Biology For All Vietnam - dự án Sinh học cho người Việt nhằm hỗ trợ học sinh năng khiếu trong nước.
3. Quán quân Olympia Nguyễn Hoàng Khánh
Nguyễn Hoàng Khánh là Nhà vô địch của Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 21, với chiến thắng này, nam sinh cũng chính thức xác lập kỷ lục cho Quảng Ninh khi trở thành tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại có 3 Quán quân.
Anh chàng đã thể hiện sự xuất sắc xuyên suốt 4 vòng thi và từng phá kỷ lục chương trình khi trải qua tất cả 17 câu hỏi Khởi động tuần chỉ trong 60 giây, qua đó giành được 110 điểm ở phần thi này.
Nam sinh từng chia sẻ có sở trường đọc rất nhanh, chỉ đọc 1 trang sách trong vòng 7-8 giây. Đó cũng là lý do mà hầu hết ở phần thi Khởi động (phần thi cần đọc nhanh câu hỏi), nam sinh đều giành được số điểm khá cao.
Hoàng Khánh cũng có thành tích học tập vô cùng đáng ngưỡng mộ. Nam sinh từng đạt một số giải thưởng như các giải Nhất HSG tiếng Anh cấp thị xã Quảng Yên năm 2019; giải Nhì HSG tiếng Anh cấp thành phố Uông Bí; giải nhất Hóa học cấp trường,....
Nam sinh từng chia sẻ về việc cân nhắc chọn một trường đại học trong nước và có ước mơ sáng lập nên một công ty trong lĩnh vực công nghệ dịch vụ để giúp Việt Nam sánh vai với các cường quốc khởi nghiệp khác trên thế giới.
4. Mẹ con tân sinh viên Lê Thanh Sang - thủ khoa ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2021, một câu chuyện khiến khán giả cả nước vô cùng xúc động về chị L.T.A.T (Quận 6, TP.HCM) và con trai Lê Thanh Sang. Được biết, Sang thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 đạt 28,75 điểm cho khối B. Số điểm này giúp cậu trúng tuyển vào Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với vị trí thủ khoa.
Trước tin này, chị T. vừa mừng vừa lo vì chị là một góa phụ, một mình nuôi con trai khôn lớn bằng nghề tạp vụ cho một công ty địa ốc, số tiền trang trải cho việc học của con sắp tới là rất lớn. Dù thế, người mẹ không muốn "chặt" đi đôi cánh ước mơ của đứa con duy nhất. Chị viết đơn lên công ty, xin được ứng trước 14 triệu đồng để làm thủ tục nhập học cho con.
Chị T. hy vọng đơn sẽ được duyệt tiền ứng trước sẽ trừ dần vào lương hàng tháng. Chị T. không còn người thân thích, không có nhà và cũng không có tiền tích lũy cho tương lai của con trai, chỉ có đôi bàn tay và sức lao động.
Nhận đơn, trưởng bộ phận nhân sự chuyển lên cấp trên. Nhưng kết quả báo về: Lá đơn của chị T. đã được Tổng Giám đốc xem, định duyệt, nhưng đến tay Chủ tịch Tập đoàn, nó KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN.
Thay vào đó, công ty đã có định hướng khác trong việc giúp đỡ mẹ con Sang. Theo đó, lãnh đạo tập đoàn đã thưởng cho nam sinh 50 triệu đồng và hỗ trợ 3 triệu đồng mỗi tháng cho việc học. Đây là câu chuyện cổ tích giữa đời thường, phần thưởng xứng đáng cho cả hai mẹ con chị T. vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua.
5. Võ Kim Anh - thủ khoa khối B 30 điểm
Võ Kim Anh là thí sinh người duy nhất đạt tròn 30 điểm cho 1 khối xét tuyển truyền thống ở kỳ tuyển sinh ĐH năm 2021. Nữ sinh là học sinh chuyên Toán 1 của THPT chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. 10X ẵm trọn vẹn 3 điểm 10 các môn thi khối B gồm Toán, Hóa, Sinh.
Đặc biệt các môn còn lại cũng xuất sắc không kém khi cũng đạt 9.08 môn Khoa học Tự nhiên, 8.6 môn Tiếng Anh, 7.25 môn Vật lý và 5.5 môn Ngữ văn.
Cô bạn cũng có thành tích học tập xuất sắc trong 3 năm học THPT, từng 2 lần giành giải Nhì ở kỳ thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh lớp 10 và lớp 12. Trong các kỳ thi thử do Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh tổ chức trước đó, Kim Anh cũng đều có điểm số vào top 3 của lớp chuyên Toán.
Với kết quả này, Kim Anh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội.
6. Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Đăng quang một cuộc thi nhan sắc quốc tế nhưng Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên là người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò Việt Nam bởi những nỗ lực của mình. Được biết, dù có một tuổi thơ không mấy trọn vẹn khi cha mẹ ly hôn và sống chung với bà nhưng cô nàng vẫn rất tự giác, ý thức trong học tập và nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Năm 2016, cô thi đỗ vào ngành Ngữ văn Pháp của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Trước đó, cô rất có năng khiếu và từng giáo viên khen ngợi về trình độ tiếng Anh không phải dạng vừa. Đến nay, cả tiếng Anh và Pháp đều được người đẹp sử dụng tốt. Đây cũng chính là lợi thế giúp người đẹp đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế một cách thuyết phục.
Đặc biệt, để chuẩn bị cho hành trình đến với Miss Grand International, Thùy Tiên còn tự học thêm tiếng Thái. Hiện tại, sau khi bảo lưu kết quả học tập tại trường Nhân văn, cô đang là sinh viên năm 3 chương trình Quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel HSU, trường Đại học Hoa Sen.
7. Học sinh Nguyễn Mạnh Quân: Nam sinh "vàng" của môn Vật lý
Nguyễn Mạnh Quân hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Cậu bạn xuất sắc đoạt Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021. Trước đó, nam sinh cũng là chủ nhân của tấm Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2021.
Đoàn Việt Nam tham dự Olympic Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021 có 8 học sinh tham dự thì tất cả đều đoạt giải. Trong đó, Mạnh Quân đem về tấm Huy chương Vàng với thành tích tổng điểm cao nhất và điểm thực hành cao nhất. Thành tích này sau 19 năm, đoàn học sinh Việt Nam mới đạt lại được, sau kỳ AphO 2002. Chủ tịch cuộc thi cũng đã tặng bằng khen cho nam sinh vì kết quả đáng khâm phục trên..
Nguyễn Mạnh Quân đã từng đạt được nhiều thành thích cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế gồm: HCV và giải thí sinh đạt điểm cao nhất toàn cuộc thi (Absolute Winner) năm 2019; HCV Châu Á Thái Bình Dương môn Toán năm 2015 tại Singapore; HCV IMC Toán học trẻ Quốc tế năm 2016 tại Thái Lan; Thủ khoa đầu vào lớp 10 khối chuyên Toán của thành phố Hà Nội...
Với những thành tích ấn tượng, nam sinh đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
8. Đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic và Khoa học Kỹ thuật Quốc tế
Ngoài thành tích của Mạnh Quân, năm nay Việt Nam cử 7 đoàn với 37 lượt học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đó có một đoàn dự Olympic Tin học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một đoàn dự Olympic Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương và 5 đoàn dự Olympic quốc tế các môn Toán, Hoá, Sinh, Vật lý và Tin học.
Kết quả đáng tự hào khi tất cả các thí sinh tham dự đều đạt giải, trong đó có 12 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 10 huy chương Đồng và 2 bằng khen. Nhờ những thành tích này mà Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất tại các kỳ Olympic quốc tế.
Việt Nam năm nay cũng đoạt giải thưởng cao ở hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế - REGENERON ISEF 2021 với một dự án giành giải chính thức và hai dự án được các tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao giải đặc biệt.
Với những kỳ tích mà các học sinh mang về, 8 học sinh đoạt huy chương Vàng ở các kỳ thi Olympic được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 11 em huy chương Bạc được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, ngoài ra 6 học sinh được Thủ tướng tặng bằng khen, 6 học nhận bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
9. Nam sinh Đỗ Đăng Khoa
Đỗ Đăng Khoa, chàng sinh viên năm 4 của Đại học Kiên Giang suốt nhiều tháng qua là 1 trong 4 tài xế lái xe cấp cứu mẫn cán của Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá (Kiên Giang) với nhiệm vụ là chuyên chở những ca F0, F1 đi điều trị và cách ly.
Khi Kiên Giang có xuất hiện những trường hợp F0 đầu tiên, Đỗ Đăng Khoa đã đăng ký tham gia vào lực lượng trực chốt chống dịch Covid-19 theo lời kêu gọi của Tỉnh Đoàn Kiên Giang. Tiếp đó, nghe tin Khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm y tế TP đang có 1 chiếc xe cấp cứu nhưng chưa có tài xế, với bằng lái xe B2 trong tay, ngay lập tức 9X đã xung phong qua đây để làm nhiệm vụ lái xe chở bệnh nhân.
Khoa cho biết, những ngày đầu, Trung tâm Y tế chỉ có 2 tài xế cho 2 chiếc xe hoạt động ngày đêm, sau này, trung tâm mới có thêm 2 "bác tài" nữa. Cứ mỗi 8h sáng hằng ngày cậu bạn có mặt tại trung tâm. Đôi lúc, có lệnh điều động gấp từ trưởng khoa, cậu bạn sẽ lập tức đến sớm hơn, có khi còn quên cả bữa ăn sáng. Thế nên, công việc này chẳng có giờ giấc rõ ràng, cụ thể.
Dù áp lực và khối lượng công việc khá nặng song chàng trai trẻ luôn cho thấy nhiệt huyết và sức trẻ của mình. Cứ thế, Khoa dần trở thành một thành viên không thể thiếu của đội phản ứng nhanh tại Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá.
10. Tập thể sinh viên, giảng viên các trường Đại học Y khoa tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19
Năm qua, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng giữa những lúc khó khăn, chúng ta mới thấy hết tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam.
Những ngày hè tháng 5, tháng 6, khi Bắc Giang, Bắc Ninh trở thành vùng tâm dịch với số ca mắc ngày càng nhiều, giảng viên, sinh viên của các trường Đại học Y dược trên cả nước đã đồng lòng cùng chi viện nhân lực, chung tay giúp các địa phương trong công tác chống dịch.
Sinh viên CĐ Bạch Mai, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam chi viện cho những nơi cần nhân lực y bác sĩ
Ít nhất 15 trường Đại học và Cao đẳng Y Dược đã cùng chung sức tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại 2 tỉnh thành phía Bắc. Các trường đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Điện Biên,...
Rồi đến những ngày tháng mà TP,HCM cùng các tỉnh thành phía Nam phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh lớn chưa từng có, các sinh viên, giảng viên thêm một lần nữa khăn gói theo sự phân công của đơn vị để tiếp viện nhân lực phòng chống dịch cho các địa phương.
Sinh viên ĐH Y Hà Nội
Thầy trò ĐH Y dược Thái Bình
Sinh viên CĐ Y tế Bạch Mai
Bộ Y tế cũng kêu gọi các cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe tạm hoãn thi, tạm hoãn khai giảng năm học mới để tập trung cho công tác tập huấn phòng, chống dịch và sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch khi có yêu cầu. Và trong suốt quãng thời gian ấy, trên mạng xuất hiện không ít những hình ảnh đẹp của những sinh viên tình nguyện đang hăng hái trong các công tác phòng, chống dịch dù mọi thứ đều gian nan, vất vả.
Nguồn: Tổng hợp
Bình Phước: Cần tiếp tục củng cố hệ thống dạy học trên nền tảng số Ngày 24/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước, nhằm nắm bắt việc thực hiện chủ trương đảm bảo phát triển đồng đều, bình đẳng trong giáo dục giữa các vùng miền; trao đổi một số quan điểm, chủ trương, giải pháp, các nhiệm vụ lớn của ngành...