9 lời khuyên tiền bạc nhiều người tưởng đúng mà hoá ra sai lầm
Bạn có thể không hiểu nhiều về các chỉ số Dow Jones, tình hình kinh tế thế giới song bạn cần biết đâu là thói quen tiền bạc tốt mà bản thân nên xây dựng, đâu là điều cần loại bỏ, tránh xa.
Không cần phải là một chuyên gia kinh tế, bạn cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc cần nghiêm túc với các vấn đề tài chính của mình. Bạn có thể không hiểu nhiều về các chỉ số Dow Jones, tình hình kinh tế thế giới song bạn cần biết lập ngân sách phù hợp với mình và bám sát nó.
Thông qua các hình thức như đọc sách báo, tìm kiếm trên mạng hay qua bạn bè, người thân… bạn có thể nhận được những lời khuyên về tiền bạc. Trong số đó, có những lời khuyên tiền bạc tưởng chừng đúng nhưng đã đến lúc bạn nên sớm quên đi.
1. Nhà dù chật chội, phải nợ nần vẫn hơn đi thuê
Suy nghĩ rằng mình nhất định phải được sống trong căn nhà của chính mình, dù điều kiện sống có chật chội ra sao hay nợ thế nào là quan điểm đã lỗi thời. Ngày nay, việc sở hữu tài sản riêng này không còn quá quan trọng nữa.
Bạn có sống thoải mái khi cố để sở hữu căn nhà đó không? Nếu bạn phải đi lại rất vất vả mỗi ngày, vật lộn với suy nghĩ về số tiền nợ mỗi khi thức dậy, điều kiện sống chật hẹp… thì có lẽ việc bạn cố bằng được để sở hữu căn nhà đó không phải là lựa chọn sáng suốt.
2. Tằn tiện quá mức
Khi một người giới hạn bản thân trong những điều kiện quá khắt khe và ngặt nghèo, họ sẽ càng muốn vượt qua những hạn chế đó bằng mọi cách. Đó là lý do vì sao khi bạn đặt ra kế hoạch tiết kiệm thiếu thực tế, quá ngặt nghèo thì sau đó bạn lại dễ rơi vào tình trạng mua sắm điên cuồng hơn. Điều này cũng giống như khi bạn giảm cân quá khắc nghiệt, một thời gian sau bạn dễ bị cuồng ăn và thậm chí còn tăng cân so với lúc ban đầu.
Đừng quá căng thẳng khi nghĩ đến tiết kiệm mà hãy biến nó thành một điều gì đó thú vị, rằng bạn đang để dành cho một thứ gì đó quan trọng hơn trong tương lai. Bạn hạn chế ăn ngoài hàng và tăng cường tự nấu nướng để tiết kiệm song một bữa ăn ngoài để thay đổi không khí sau một ngày làm việc căng thẳng cũng xứng đáng đấy chứ!
3. Chỉ thích công việc “ổn định”
Muốn có một công việc không bấp bênh, ít thay đổi là quan niệm đã lỗi thời mà bạn nên thay đổi. Khi bạn chỉ ở trong vùng an toàn của mình, không dám bước ra bên ngoài để khám phá những điều mới, bạn sẽ không biết đâu là giới hạn của mình.
Hãy thử những điều bạn có thể đến khi tìm được công việc thực sự phù hợp với bản thân. Ngay cả khi bạn đang có thu nhập khá nhưng không có sự phát triển về lâu dài, có lẽ bạn cũng cần đến sự thay đổi.
4. Không dám đi du lịch vì sợ tốn kém
Đây là quan điểm khá phổ biến ở những người lớn tuổi. Khi nghĩ đến tiết kiệm, không ít người nghĩ rằng những chuyến du lịch thật xa xỉ và không đáng để chúng ta bỏ tiền ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hãy nhìn xem hàng ngày bạn đã vất vả thế nào để vật lộn với cuộc sống. Bạn cần có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động. Những chuyến du lịch không chỉ là lúc để bạn nghỉ ngơi mà còn là khoảng thời gian để thắt chặt thêm tình cảm gia đình, bạn bè và có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Đây là những điều mang lại hạnh phúc cho bạn.
5. Luôn giúp đỡ tiền bạc khi người khác khó khăn
Việc ngại nói lời từ chối khi người khác đề nghị bạn cho vay tiền xuất phát từ tâm lý muốn giúp đỡ người thân và bạn bè. Bạn có thể sẽ cảm thấy tội lỗi nếu mình nói lời từ chối, không thể cho ai đó vay tiền khi họ gặp khó khăn.
Trên thực tế, nếu ai đó xúc phạm bạn chỉ vì bạn không làm điều mà người đó muốn (chẳng hạn như cho họ vay tiền), điều đó có nghĩa rằng người đó đang cố gắng thao túng bạn. Nếu bạn miễn cưỡng cho ai đó vay tiền, bạn có thể sẽ vừa mất tiền, vừa mất tình cảm khi họ không thể trả tiền đúng hẹn hoặc tệ hơn là “bùng”.
6. Càng rẻ thì càng tiết kiệm
Suy nghĩ rằng mua được đồ càng rẻ là càng tiết kiệm chính là sai lầm mà bạn nên sớm thay đổi. Thay vì chỉ chú ý đến các con số trên thẻ giá của sản phẩm, hãy nghĩ đến giá trị mà món đồ đó đem lại cho bạn.
Một chiếc áo sơ mi giá 500 nghìn đồng có thể khá đắt đỏ song bạn có thể mặc chúng trong nhiều năm mà trông vẫn mới, chất vải không bị sờn, bạc màu và kiểu dáng, đường may tinh tế giúp bạn tự tin hơn mỗi khi mặc. Lựa chọn đó chắc chắn sẽ hợp lý hơn là việc bạn cố mua một chiếc áo giá 100 nghìn đồng chỉ vì rẻ trong khi chất lượng quá tệ.
7. Nghĩ rằng tiền bạc là xấu xa
Dù có thể không nói ra nhưng suy nghĩ này tồn tại trong khá nhiều người. Giàu không có gì là xấu, không phải ai giàu có cũng là do làm điều sai trái hay không đàng hoàng. Nếu bạn kiếm được tiền một cách trung thực, bạn không việc gì phải lo lắng. Bạn cũng không cần phải cảm thấy ái ngại khi mua chiếc xe hơi đắt tiền nếu điều đó nằm trong khả năng. Điều quan trọng mà bạn cần tránh chính là khoe khoang về những gì mà mình có.
8. Không thích thay đổi những thứ quen thuộc
Chúng ta thường ngại thay đổi nhà cung cấp dịch vụ cáp, truyền hình… vì đã quen dùng bấy lâu nay. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các nhà cung cấp thường có chương trình đặc biệt cho những người sử dụng mới và bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá khi hưởng chế độ này.
Đừng ngại thay đổi khi nhận thấy thứ bạn đang có đã không còn phù hợp hay có nhiều vấn đề. Hãy chuyển nhà cung cấp nếu bạn thấy dịch vụ của họ kém, đổi sang gói cước điện thoại hơn nếu bản thân không dùng hết và cắt bỏ dịch vụ điện thoại cố định nếu bạn hoàn toàn không có nhu cầu… Tất cả đều là cách để giúp bạn tiết kiệm tiền tốt hơn mà không ảnh hưởng đến cuộc sống.
9. Để tiền gửi đầu tư tự động gia hạn
Nhiều người có thói quen để mặc các khoản tiền gửi đầu tư tự động gia hạn khi đến ngày. Bạn cần biết rằng điều này có thể khiến bạn nhận được lợi nhuận thấp hơn lẽ ra bạn có thể được nhận. Đó là lý do bạn nên tìm hiểu, quan tâm đến các thông tin liên quan tới khoản đầu tư của mình.
Đừng bao giờ làm 10 điều này với tiền của bạn
Những thói quen xấu, quyết định sai lầm về tiền bạc có thể khiến bạn phải trả giá. Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc được các chuyên gia tài chính đưa ra nhằm giúp bạn tránh được những quyết định sai lầm.
Sống trên khả năng của mình
Một trong những nguyên lý của việc xây dựng sự giàu có là sống dưới khả năng của bạn. Cathy Curtis, nhà lập kế hoạch tài chính và là tác giả của cuốn "The Happiness Spreadsheet: How To Create A Budget Aligned with Your Values, Beliefs and Ideals" (tạm dịch: "Bảng tính hạnh phúc: Cách tạo ngân sách phù hợp với giá trị, niềm tin và ý tưởng của bạn) cho biết: "Tiết kiệm và đầu tư nên là ưu tiên của bạn để có thể đạt được tự do tài chính, không phải vật lộn với những năm tháng khi về hưu hay khoản tiền học đại học của con cái".
Mua sắm để giải tỏa tâm trạng
Tốt nhất bạn nên tránh mua sắm khi cảm thấy chán nản vì bạn có thể bị cám dỗ chi tiêu nhiều hơn để đổi lại cảm giác tốt hơn. Bạn cũng nên tránh xa những người bán hàng quá khéo miệng, luôn rót những lời mật ngọt để bạn tin rằng mình có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm đó dù sự thật không phải vậy. Có thể bạn đang tìm kiếm sự ủng hộ tích cực, nhất là khi tâm trạng tệ song sự ủng hộ đó đến từ nhân viên bán hàng để đổi lại việc bạn chi tiền thì không nên. Bạn có rất nhiều cách khác để có được sự ủng hộ tinh thần mà không tốn kém.
Hãy đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và ngân sách của bạn. Có rất nhiều cách giúp bạn giải tỏa tâm trạng như trò chuyện với bạn bè, hoạt động ngoài trời hay đi dạo...
Không biết tiền của mình đi đâu
Làm ngơ trước những khoản chi tiêu và thu nhập của bạn chắc chắn không phải là điều nên làm. Bạn phải luôn biết mình đang tiêu bao nhiêu tiền, tiêu vào các khoản nào và mục tiêu tài chính của mình là gì.
Theo dõi chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu và thu nhập của bạn chính là cách tuyệt vời để bạn hiểu những gì đang xảy ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi qua các ứng dụng hiện đại hoặc ghi chép bằng sổ sách.
Mua quá nhiều cổ phiếu của một công ty
Không bao giờ bỏ trứng vào cùng một cái giỏ là nguyên tắc đầu tư mà bạn luôn phải nhớ. Sở hữu cổ phiếu có thể là một kênh đầu tư của bạn song đừng đặt quá nhiều tiền vào một khoản đầu tư như vậy. Sẽ ra sao khi công ty mà bạn đặt niềm tin vào trải qua thời kỳ suy thoái? Hãy đa dạng danh mục đầu tư để đảm bảo tài sản trong mọi hoàn cảnh.
Đăng thông tin tài chính lên mạng xã hội
Cho dù bạn là triệu phú hay thuộc tầng lớp lao động trung lưu, tình trạng tài chính của bạn không nên được chia sẻ cho tất cả mọi người trên mạng xã hội. Điều này có thể dẫn bạn đến việc gặp phải những rủi ro bị trộm cắp hay có những mối quan hệ đến với bạn chỉ vì tiền.
Cho vay tiền vì cả nể
Ai cũng có lúc khó khăn và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Giúp đỡ mọi người là điều nên làm song hãy thực hiện điều đó với sự suy nghĩ cẩn trọng. Khi có ai đó hỏi vay tiền bạn, hãy suy nghĩ xem liệu họ có thể trả bạn đúng hạn, bạn có ổn nếu cho vay số tiền đó và mối quan hệ của cả hai sẽ ảnh hưởng thế nào khi khoản nợ đó không được trả.
Kirk Chisholm, một nhà quản lý tài sản cho biết: "Thật khó để nói không với những lời đề nghị vay tiền của bạn bè và người thân trong gia đình. Tuy nhiên sự cả nể đó có thể khiến bạn tự đẩy mình vào sự khó khăn về tài chính. Hãy giúp đỡ người khác khi bạn có khả năng và sẵn sàng làm điều đó".
Chi tiền cho những thứ bản thân không thực sự sử dụng
Bạn có thể bị cám dỗ để mua những món hàng hứa hẹn giúp bạn tiết kiệm tiền hoặc khiến việc nào đó trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên hãy suy nghĩ một cách chính chắn trước khi quyết định chi tiền bởi nếu cuối cùng bạn không sử dụng những món đồ đó thì chúng chính là sự lãng phí tiền bạc
Thực hiện ghi chép chi tiêu trong 1 tháng hay thống kê những món đồ đang có trong nhà, bạn sẽ thấy kinh ngạc về số tiền mà mình đã lãng phí vào những thứ không cần hoặc không sử dụng. Đó có thể là những thứ đồ bạn thấy hay hay nhưng cuối cùng lại không để làm gì hay chiếc thẻ phòng tập 1 năm vứt xó sau khi tập được vài buổi. Tất cả đều là chi tiêu lãng phí.
Thay vào đó, hãy hướng đến những thứ mình thực sự cần và có nhu cầu sử dụng hàng ngày. Tiết kiệm không có nghĩa là dừng chi tiêu, sống một cách kham khổ mà là chi tiêu thông minh cho những thứ thực sự cần thiết.
Đầu tư số tiền mà bạn không thể đối diện với khả năng xấu nhất
Hầu hết các chiến lược thông minh để xây dựng sự giàu có đều bao gồm đầu tư. Đây là con đường giúp tiền của bạn ngày một tăng lên song đi kèm với đó là rủi ro mà bạn phải chấp nhận. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có sự hiểu biết nhất định trước đầu tư.
Pauline Paquin, một blogger tài chính cá nhân cho biết: "Mọi khoản đầu tư đều đi kèm với một mức độ rủi ro và bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để đối mặt với tình huống xấu nhất. Đừng đầu tư số tiền làm tổn hại đến tài chính của bạn, khiến bạn kiệt quệ nếu mất nó. Đó sẽ là sai lầm tài chính có thể gây tổn hại nghiêm trọng".
Đầu tư vào những thứ "nghe đã thấy quá tốt"
Joseph Carbone, nhà sáng lập và cố vấn tài sản tại Focus Planning Group, cho biết rằng hãy cẩn thận với những khoản đầu tư đi kèm lời hứa mật ngọt. "Nếu nó nghe có vẻ nhàm chán thì đó có lẽ là một khoản đầu tư tốt."
Thông thường, các khoản đầu tư đi kèm với những lời hứa hẹn quá tốt thường chứa đựng tính rủi ro cao hoặc thanh khoản kém. Hãy đặt dấu hỏi, sự nghi ngờ và tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định.
Mua xe mới
Mùi của chiếc xe mới có thể khiến bạn say lòng, bị hấp dẫn song cảm giác đó sẽ nhanh chóng qua đi còn khoản nợ sẽ ở lại với bạn.
Đừng bao giờ cố mua một chiếc xe mới chỉ vì quảng cáo bắt mắt hay để thể hiện với bạn bè. Ngân hàng có thể cung cấp cho bạn khoản vay với lãi suất ưu đãi song điều đó không có nghĩa là bạn nên chi tiền cho khoản chi đó. Bạn sẽ phải mất nhiều năm mới có thể trả hết nợ và không thể đạt được tự do tài chính.
Trước khi mua một chiếc ô tô mới hoặc thực hiện bất kỳ hình thức mua sản phẩm giá trị nào, hãy luôn đánh giá tài chính của mình đầu tiên. Hãy tự hỏi bản thân: "Mình có thực sự đủ khả năng chi trả không?" Nếu câu trả lời là không, bạn có thể so sánh giữa giá cả các nhà cung cấp khác nhau hay xe đã qua sử dụng hay đơn giản là sửa chiếc xe đang dùng.
Lời khuyên tiền bạc trong mỗi giai đoạn cuộc đời chị em nào cũng cần biết Khi nói đến kế hoạch tài chính đối với phụ nữ, nhiều chị em có thể cảm thấy ái ngại, nghĩ rằng nó phức tạp hoặc không cần thiết đối với mình. Tuy nhiên sự thật là bạn hoàn toàn có thể làm được và với những lời khuyên sau đây, bạn có thể lập ra được kế hoạch phù hợp trong mỗi...