9 loại gia vị và thảo dược tốt cho sức khỏe
Muối và tiêu không phải là thành phần duy nhất giúp tăng mùi vị cho thức ăn. Ngoài tác dụng kích thích khẩu vị và làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn, nhiều loại gia vị và thảo dược có lợi cho sức khỏe.
Các công dụng này đến từ những bộ phận của thảo dược (hoa, quả, lá, hạt) ngoài mang lại hương thơm còn chứa các chất chống oxy hóa.
Thêm vào đó, gia vị và thảo dược có hàm lượng chất kháng khuẩn và kháng virus cao cũng thường chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như: hỗ trợ giảm cân, kiểm soát ăn uống và giúp thỏa mãn cảm giác thèm ngọt nhưng không làm tăng mức calori cho cơ thể.
Trong số các loại thảo dược, gia vị được chuyên gia khuyến nghị bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn, gồm có:
1. Quế
Quế chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại gia vị; được nhiều nghiên cứu khẳng định về tác dụng giảm viêm nhiễm, hạ đường huyết cao, huyết áp cao và giúp giảm cân.
Cũng giống như củ gừng, quế được sử dụng để làm dịu chứng buồn nôn. Ngoài các thành phần manganese, sắt, calcium cùng các khoáng chất khác; quế còn chứa thành phần kháng vi sinh nên có thể giúp bảo quản thực phẩm lâu hư hỏng hơn.
2. Rau húng
Rau húng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp nhờ chứa các thành phần kháng vi khuẩn và virus; dùng để điều trị các bất ổn đường tiêu hóa. Loại thảo dược này cũng chứa thành phần chống ung thư.
Một số nghiên cứu phát hiện rằng, trích xuất từ lá của cây rau húng có thể giúp giải độc và thanh lọc cơ thể.
3. Củ nghệ
Video đang HOT
Nghệ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, là loại “gia vị mạnh mẽ” nhờ chứa curcumin – thành phần hoạt tính kháng viêm mạnh.
Curcumin được cho là có khả năng chống ung thư, làm dịu các triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer và thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.
4. Tỏi
Tỏi là loại gia vị được người Ý yêu chuộng và sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn. Những năm qua, các nghiên cứu đều khẳng định tác dụng chống ung thư của tỏi.
Theo đó, ăn tỏi tươi giúp trị cảm lạnh và cảm cúm; kết hợp với bổ sung vitamin C và một ít mật ong.
5. Rau thì là
Thì là được phụ nữ mang thai ưa thích vì giúp làm dịu các biểu hiện khó chịu dạ dày. Trích xuất thì là được sử dụng trong y học, trị các bệnh về thận, bàng quang, dạ dày và gan.
6. Ớt cay
Ớt có công dụng trị bệnh nhờ chứa capsaicin. Các chất chống oxy hóa trong ớt đánh bại các gốc tự do, giúp cải thiện mức cholesterol, thúc đẩy trao đổi chất và chống lại các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ.
7. Bạc hà
Bạc hà được sử dụng làm trà và có mặt trong kem đánh răng; tốt cho sức khỏe tiêu hóa, giúp cải thiện chứng đầy hơi và chướng bụng.
Bạ hà không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn có lợi cho não bộ. Tinh dầu bạc hà có thể giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng tư duy.
Rau kinh giới có tác dụng chống virus, vi khuẩn, vi sinh vật và chống ung thư. Đồng thời, rau kinh giới cũng giúp cân bằng đường huyết, làm giảm viêm nhiễm.
9. Rau ngò
Rau ngò có nhiều công dụng sức khỏe như: loại thải các kim loại nặng từ chất thải công nghiệp và độc chất trong canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, rau ngò còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, điều trị các bất ổn dạ dày – đường ruột, kiểm soát cholesterol.
Y học cổ truyền Iran sử dụng rau ngò để làm giảm chứng lo âu và mất ngủ.
Bột ngọt không phải thực phẩm có hại với trẻ nhỏ
Không còn là vấn đề đơn giản, nếu dùng gia vị cho trẻ nhỏ sai cách sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường.
Sử dụng gia vị đúng cách trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cũng như xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng GS. M. Greykal phân tích, đối với trẻ dưới 1 tuổi, phụ huynh không cần sử dụng các loại gia vị trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, đặc biệt là không được sử dụng mật ong.
Các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu... chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 10 tháng tuối trở lên. Sau 12 tháng tuổi, vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ phát triển gần như hoàn thiện.
Khi trẻ bước vào giai đoạn 1 - 3 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng khẩu vị của trẻ sẽ nhạt hơn 2 lần so với người trưởng thành.
Phụ huynh rất quan tâm đến bột ngọt - 1 trong những loại gia vị.
Liệu có nên sử dụng bột ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ hay không?
Bột ngọt tồn tại ở nhiều loại gia vị khác: Bột nêm, nướng tương, nước mắm...
Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG), trong đó, glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật. Khả năng của glutamate là tạo ra một vị đặc trưng là umami - tồn tại trong các thực phẩm giàu đạm trong tự nhiên.
Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận vị umami ở các loại thực phẩm chứa nhiều glutamate như các loại thịt (10 - 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm). Thú vị hơn, sữa mẹ rất dồi dào glutamate với 2700mg/ 100ml sữa mẹ. Có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.
Bột ngọt được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới khẳng định là gia vị an toàn cho mọi lứa tuổi.
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX) cũng không xếp bôt ngot vào danh sach nhưng thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten...).
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) cũng khẳng định bột ngọt an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả trẻ em.
Tuy nhiên, theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ, giai đoạn sau cai sữa). Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em, cần lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, sử dụng như một phụ gia không nên sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiệt độ đun nấu thông thường này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn.
Sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm đúng cách Dùng gia vị đúng cách không chỉ giúp trẻ ăn ngon, mà còn góp phần tạo thói quen ăn uống khoa học. Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Bệnh viện Hoàng Gia Worcester, Anh Quốc chia sẻ về việc lựa chọn gia vị cho bé ăn dặm. Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang công tác tại Bệnh viện Hoàng Gia Worcester,...