9 điều sinh viên không nên làm trên mạng xã hội
Trên thực tế, những chia sẻ vô tư, thái quá hoặc cực đoan của bạn trên mạng xã hội có thể gây hại cho bạn bây giờ và sau này. Dưới đây là 9 điều sinh viên không nên làm trên mạng xã hội.
1. Đăng hình ảnh thân mật
Tình yêu thời sinh viên là kỷ niệm thật đáng nhớ. Hai bạn muốn chụp ảnh để ghi lại kỷ niệm về những giây phút ở bên nhau và “khoe” với tất cả mọi người. Tuy nhiên, với tốc độ lan truyền chóng mặt trên mạng, bạn sẽ không lường trước được những hậu quả của việc đăng những tấm ảnh gần gũi, thân mật cho mọi người xem. Có nhiều tấm ảnh thân mật đã trở thành “lời tố cáo” hay “trò đùa” cho bạn bè sau khi hai bạn chia tay nhau.
2. Nói xấu giáo viên
Nói xấu giáo viên của mình trên mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Ngày nay, hầu hết các giảng viên đều có Facebook để tiện liên lạc với sinh viên và họ có thể biết những điều bạn đăng lên “tường” bằng cách này hay cách khác.
Bạn thậm chí bạn nên thận trọng với các bài viết liên quan đến nhà trường, giáo viên mà bạn nghĩ là vô hại – bạn không bao giờ biết rằng điều gì đó đã vô tình làm tổnthươngg đến bản thân hoặc người khác.
T.N.M giảng viên ĐH H.N cho biết: “Do bận việc nên tôi quyết định cho lớp nghỉ học, tôi cảm thấy rất buồn khi nhiều bạn sinh viên đã đăng status thể hiện sự phấn khích khi được nghỉ môn học của tôi. Và các em sinh viên không biết, tôi phải hủy bỏ tiết dạy để đưa vợ tôi đến phòng cấp cứu.”
Video đang HOT
3. Đăng những bài viết nhạy cảm từ máy tính hoặc mạng Internet của nhà trường
Nhiều trường đại học cấm mọi hoạt động máy tính không liên quan đến môn học. Điều này bao gồm: mạng xã hội, đọc truyện, xem phim trong giờ học. Bạn đừng cho rằng có thể đăng ảnh, cập nhật trạng thái một cách tự do trong trường.
4. Đăng thông tin cá nhân
Lời khuyên này dành cho mọi người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ là sinh viên. Nhưng những người trẻ rất dễ bị ăn trộm thông tin cá nhân hoặc mạo danh. Bạn không nên công khai số thẻ sinh viên, địa chỉ, họ tên, ngày sinh và tất cả các thông tin cá nhân khác trên mạng xã hội.
5. Địa điểm check in quá cụ thể
Tương tự như việc bảo vệ danh tính của bản thân, bạn không nên đăng những địa điểm check in quá cụ thể. Điều đó khiến những người khác có thể dễ dàng xác định được vị trí của bạn. Và đặc biệt là không nên check in trên phương tiện truyền thông xã hội khi bạn đang một mình và xa nhà.
6. Nói dối
Bạn cố gắng thuyết phục thầy/cô giáo cho bạn được nghỉ với lý do “đi khám bệnh” nhưng vài tiếng sau bạn lại ung dung đăng ảnh tiệc tùng, cà phê cùng bạn bè? Đăng quá nhiều ảnh và trạng thái liên tục sẽ khiến rất nhiều bí mật hoặc lời nói dối của bạn bị bại lộ. Cùng với đó những tấm ảnh hoặc trạng thái “khoe của” cũng dễ dàng bị lật tẩy trên mạng xã hội.
7. Hồ sơ công khai không nghiêm túc
Có thể bạn không ngờ đến rằng, sau này những nhà tuyển dụng hoặc sếp, cấp trên của bạn sẽ có lần vào đọc hồ sơ trên mạng xã hội của bạn. Những gì bạn thể hiện, đăng tải trên mạng xã hội phản ánh trách nhiệm và phẩm chất của bạn. Vì vậy, hãy hoàn thiện một hồ sơ công khai nghiêm túc. Trong thời đại ngày nay, một hồ sơ minh bạch, chuyên nghiệp trên mạng xã hội được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.
8. Không bảo mật
Mặc dù hầu hết các mạng xã hội lớn đã cập nhật cho bạn với những cải tiến bảo mật, tuy nhiên, nhiều sinh viên ngại sử dụng vì sự phức tạp và bất tiện khi sử dụng. Hãy bảo vệ tài khoản truyền thông xã hội của bạn bằng nhiều cách nếu không muốn có những kẻ đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội và làm phiền đến bạn bè của bạn.
9. Đăng bài viết quá cảm xúc
Những cảm xúc vui mừng, hồi hộp, tức giận hay hạnh phúc… khó có thể kìm nén được. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế đăng những bài viết quá cảm xúc. Đăng những bài viết trong giây phút nóng nảy, tức giận sẽ làm tổn thương bạn và những người có liên quan trong một thời gian dài. Hãy ngừng lại một thời gian, hít thở sâu và cảm thấy bình tĩnh trước khi viết một điều gì đó.
TheoQuỳnh Trang / Trí Thức Trẻ
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: ĐH Công đoàn cần trở thành đại học tự chủ vào năm 2017
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng (phải, ảnh) trao cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho trường ĐHCĐ.
Chiều 9.2, Trường ĐH Công đoàn tổ chức Hội nghị CCVCLĐ năm 2015. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý - Chủ tịch hội đồng trường - tới dự.
Trường ĐHCĐ đã hoàn thành kế hoạch đào tạo cho hơn 100 học viên trình độ thạc sĩ; hơn 9.000 SV đại học, cao đẳng chính quy; hơn 3.000 SV đại học, cao đẳng liên thông và hệ vừa làm vừa học... Với các hoạt động hiệu quả, tập thể nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2014; Tổng LĐLĐVN tặng cờ thi đua cho nhà trường và tặng bằng khen cho 3 tập thể, 2 cá nhân... Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đề nghị, BGH nhà trường cần nghiên cứu những ý kiến đóng góp của CB, giáo viên để xây dựng ĐHCĐ ngày càng phát triển, đáp ứng được mong muốn của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đào tạo được lực lượng SV vững về chuyên môn, nghiệp vụ để khi ra trường được nhiều cơ quan, DN tuyển dụng. Đặc biệt, trường cần xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học mô hình đại học tự chủ để đến năm 2017, ĐHCĐ thành trường ĐH tự chủ.
* Cùng ngày, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng và lãnh đạo Đảng ủy, Thủ trưởng cơ quan, CĐ cơ quan và Văn phòng Tổng LĐLĐVN đã tổ chức gặp mặt, chúc tết CB hưu trí cơ quan Tổng LĐLĐVN tại Hà Nội. V.L - Xuân Trường
Theo laodong.com.vn
TPHCM: Giáo viên được thưởng Tết 1,2 triệu đồng Sở GDĐT TPHCM cho biết, mức thưởng Tết Ất Mùi 2015 đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học tại TPHCM là 1,2 triệu đồng/người, cao hơn năm ngoái 200.000 đồng. Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cho biết, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn...