9 đặc sản phải tranh thủ thưởng thức khi đến Nhật mùa thu
Nhật Bản là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú. Vào mùa thu, bạn có thể thưởng thức những món ăn vừa rẻ, vừa ngon, từ cá thu đao nướng tới hạt dẻ nóng.
Sanma (cá thu đao): Sanma là loại cá thường được đánh bắt ngoài khơi Hokkaido vào mùa thu. Cá thu đao nướng muối là một trong những đặc sản của Nhật, với phần thịt thơm ngon, béo ngậy. Cá thường được ăn kèm xì dầu, củ cải muối và thêm chút nước chanh. Ảnh: Food-in-japan.
Nấm tùng nhung: Mùa thu là thời điểm hoàn hảo để ăn canh nấm. Nấm tùng nhung là một loại nấm quý, có hương vị đặc biệt thơm ngon và chỉ xuất hiện vào tháng 8 hàng năm. Ngoài nấu canh, nấm tùng nhung còn có thể được dùng để nướng hay xào. Ảnh: Michelin Guide.
Hạt dẻ: Kuri là một loại hạt dẻ được ưa chuộng ở Nhật Bản vào mùa thu. Trên các con phố, bạn có thể thấy những hàng bán hạt dẻ rang thu hút đông người mua. Ảnh: Tokyocheapo.
Ngoài hạt dẻ rang nóng thơm lừng trên phố, bạn có thể thưởng thức một loại bánh đặc biệt có tên Kuri Manju. Bánh được làm từ hạt dẻ, gạo và một số nguyên liệu khác. Màu vàng của hạt dẻ và màu trắng của gạo tượng trưng hoàn hảo cho mùa thu. Ảnh: ComerJapones.
Video đang HOT
Hồng Kaki: Đây là loại quả mùa thu nổi tiếng của Nhật Bản. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc hồng khô. Ra các miền quê của Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức loại quả này tại vườn. Ảnh: Savvytoyo.
Yakiimo ( khoai lang nướng): Yakiimo là khoai lang nướng, một món ăn vặt được ưa chuộng trong mùa thu tại Nhật. Bạn có thể thấy những xe bán khoai nướng dọc phố phục vụ du khách ngắm lá thu. Ảnh: Nicejapan.
Kabocha (bí ngô tẩm bột rán): Bí ngô được tẩm vụn bánh mì và rán giòn, tạo ra hương vị ngọt bùi. Ngoài được cho vào trong súp hay mì, kabocha còn là món ăn kèm thú vị cho cà ri hay ăn vặt ngoài phố. Đôi khi, bí được nhồi thêm thịt để hương vị đậm đà hơn. Ảnh: Tokyocheapo.
Shinmai (cơm gạo mới): Từ tháng 9 tới tháng 12 hàng năm, du khách đến Nhật có thể thưởng thức cơm gạo mới, dẻo vào ngọt hơn gạo cũ. Ảnh: Fastjapan.
Phóng to
Nabe ( lẩu Nhật): Nabe là lẩu thường được ăn vào mùa thu hoặc mùa đông ở Nhật. Nước dùng được đun nóng trong nồi đất, để khách nhúng các loại thực phẩm tùy chọn như thịt bò, tôm, rau củ, đậu phụ, mì udon… Ảnh: Getnews.
Theo zing.vn
Từ bao giờ mà trứng vịt lộn cũng xuất hiện trong rất nhiều món ăn tại Hà Nội rồi này
Trứng vịt lộn chế biến thế nào cũng ngon, thêm vào các món ăn khác lại càng tăng thêm độ bổ béo hấp dẫn.
Trứng vịt lộn vốn là món ăn độc đáo của Việt Nam, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, bùi ngọt và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Cách chế biến trứng vịt lộn đơn giản nhất là luộc lên, ăn kèm với gừng và rau răm, cầu kì hơn là trứng vịt lộn xào me hay hầm ngải cứu, chiên giòn, món nào cũng ngon và hấp dẫn. Thú vị hơn, trứng vịt lộn còn trở thành topping yêu thích, tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn khác. Cùng khám phá những món ăn có sự góp mặt của trứng vịt lộn ở Hà Nội ngay bây giờ nhé!
Cháo trai trứng vịt lộn
Cháo trai chẳng biết từ bao giờ đã trở thành món ăn bình dân được yêu thích và thân thuộc của người Hà Nội. Bát cháo bột mịn nấu cùng nước trai ngọt lừ, rắc thêm trai xào và rau răm, thêm chút hạt tiêu cùng bột ớt là ấm bụng. Ngoài quẩy giòn, cháo trai mới đây còn được ăn kèm với trứng vịt lộn. Trứng thường được để ngoài ăn riêng nhưng cũng không ít người thích đập luôn trứng vào bát cháo, ăn kèm cho thêm vị bùi béo.
Nếu nói ở Hà Nội cứ 10 hàng cháo trai thì có đến 9 hàng rưỡi bán kèm trứng vịt lộn cũng chẳng ngoa. Có lẽ bởi hai món ăn này hợp nhau và bởi cùng được... ăn kèm với rau răm. Bạn có thể tìm thấy cháo trai ở nhiều nơi tại Hà Nội, một vài hàng cháo trai tiêu biểu là cháo trai Nghĩa Tân, Trần Xuân Soạn hay Lê Thanh Nghị.
Bún riêu cua trứng vịt lộn
Những bát bún riêu cua thuở ban đầu chỉ đơn giản gồm bún và riêu cua. Nhưng theo thời gian, để chiều lòng thực khách, người bán sẵn sàng phục vụ thêm ti tỉ loại topping khác, từ đậu, thịt bò, giò tai, hay thêm cả ốc với trứng vịt lộn vào cùng. Bát bún riêu đỏ au màu cà chua, thêm vào một quả trứng vịt lộn thì đầy đặn và "giàu đạm" hơn hẳn. Chỉ một bát là đủ chất, no căng tràn bụng với cả những người ăn nhiều, ăn khỏe.
@anhngfood
Nếu muốn tìm một bát bún riêu đầy đặn kèm trứng vịt lộn thơm bùi, bạn có thể tìm đến hàng bún riêu ở số 3 Nguyễn Văn Huyên kéo dài, số 14 Hàng Lược, số 85 Bạch Mai hoặc bún riêu ngõ Đình Đại.
Mì tôm chanh trứng vịt lộn
Mì tôm chanh bò khô hấp dẫn bởi hương vị chua cay lạ miệng, hít hà xì xụp mãi chẳng chán. Thế nhưng, chỉ ăn riêng mì tôm thì có vẻ không tốt lắm, thế nên người bán mới "nâng cấp" thêm hộp mì bằng trứng vịt lộn ngon lành. Trứng vịt lộn bùi bùi thơm béo lại giàu dinh dưỡng, vừa khéo bổ sung cả vị cả "chất" cho món ăn vặt "thần thánh".
Nhắc đến mì tôm chanh bò khô là người ta khó có thể bỏ qua cổng trường Việt Đức "huyền thoại", với những hộp mì chuẩn vị khó tìm. Ở đây, bạn cũng có thể yêu cầu thêm trứng vịt lộn để thưởng thức cùng.
Lẩu thả thêm trứng vịt lộn
Ngoài các món bún, mì hay cháo, trứng vịt lộn còn là nguyên liệu không thể thiếu của một nồi lẩu ngọt nước bổ dưỡng. Dường như trứng vịt lộn thêm vào lẩu gì cũng hợp. Chỉ cần canh lúc nước vừa sôi, khéo léo đập trứng và thả thật nhẹ nhàng để trứng không biến dạng, đợi sôi kĩ rồi vớt ra thưởng thức cùng ít gừng sợi là ngon không cưỡng nổi. Lúc ấy, nước lẩu cũng vừa vặn đậm đà, ngọt thơm mà hấp dẫn hơn nhiều, nhúng gì cũng ngon, ăn kèm với bún mì lại càng tuyệt.
Hầu hết các quán lẩu đều có phục vụ lẩu kèm với trứng vịt lộn, nếu không thể tự tổ chức một bữa lẩu tại nhà, bạn chỉ cần tìm cho mình một địa chỉ tiện lợi nhất là ổn.
Theo Tri Thức Trẻ
Cá hồi chiên nước mắm, ăn bao nhiêu cơm cũng hết Món ăn đậm đà, dễ làm, ăn cùng cơm thì "bao nhiêu cũng hết". ảnh minh họa Nguyên liệu: 0,5 kg cá hồi; bột chiên giòn; 1 thìa canh đường; 1/2 thìa cà phê hạt nêm; dầu hào, nước mắm, ớt khô, gừng. Cách làm: - Cá chọn phần đầu và vi cá thì giòn và ngon hơn. - Đầu cá dùng kéo...