9 con gấu được cứu hộ ở Bình Dương “chuyển khẩu” về Ninh Bình hiện ra sao?
Trong số 9 cá thể gấu được cứu hộ ở Bình Dương đưa về cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình có 5 cá thể tình trạng thể chất không tốt, mắc nhiều bệnh phổ biến của gấu bị nuôi nhốt lâu ngày trong điều kiện xấu.
Ngày 18/2, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình ở xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết việc chăm sóc cho 9 cá thể gấu được cứu hộ đưa về từ 3 trại nuôi nhốt ở Bình Dương đang được các chuyên gia, bác sĩ thú y của cơ sở thực hiện theo cách đặc biệt.
Sau khi vượt hơn 1.000 km từ Bình Dương về cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, 9 cá thể gấu lập tức được chuyển vào khu vực cách ly. Gấu sẽ được chăm sóc trong khu vực này 3 tuần để đảm bảo an toàn dịch tễ cho các cá thể đang sinh sống tại cơ sở.
9 cá thể gấu bị nuôi nhốt 17 năm ở Bình Dương được cứu hộ đưa về cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.
Tại khu cách ly, các cá thể gấu cũng sẽ được dần làm quen với chế độ mới. Trong thời gian này, chúng được kiểm tra sức khỏe và chăm sóc thú y, xây dựng niềm tin với nhân viên chăm sóc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với loài. Ngoài ra, gấu cũng sẽ bắt đầu các bài tập đầu tiên giúp phục hồi bản năng của loài, từ đó chuẩn bị cho cuộc sống mới tại khu bán hoang dã.
Đại diện cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình cho biết, 9 cá thể gấu được cứu hộ từ Bình Dương hiện đã được đặt tên gọi với những cái tên rất đáng yêu như: Danh, Thi, Tín, Khôi, Tài, Tèo, Núi, An…
Bác sĩ của cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình cho biết, trong 9 cá thể, có 5 cá thể có tình trạng thể chất không tốt với nhiều bệnh lý phổ biến của gấu bị nuôi nhốt lâu ngày trong điều kiện xấu. Cá thể Danh và Thi bị thừa cân, trong khi cá thể Núi, Vui và An lại suy dinh dưỡng và suy nhược.
Sau khi “chuyển khẩu” thành công từ Bình Dương về Ninh Bình, các cá thể gấu được đưa vào khu cách ly để chăm sóc sức khỏe theo cách đặc biệt.
“Các cá thể này hiện đang được làm quen với chế độ dinh dưỡng có thiết kế bữa ăn riêng biệt, để trong những tháng tới có thể đạt được cân nặng phù hợp”, bác sĩ chăm sóc cho gấu nói.
Chuyên gia Emily Lloyd – quản lý động vật, điều phối cứu hộ – cho biết, một số cá thể từ trên đường đi đã được kê thuốc dạ dày và giảm đau sau khi bác sĩ thú y của đoàn cứu hộ phát hiện ra tình trạng viêm khớp và vấn đề về tiêu hóa sau khi kiểm tra sức khỏe tại buổi cứu hộ.
Trong khu vực cách ly, các cá thể được cho ăn 3 lần/ngày, luôn có nước sạch để uống và được cung cấp lá cây, rơm rạ lót ổ và nhiều đồ làm giàu môi trường. Các cán bộ chăm sóc trong khu cách ly là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc gấu và được phân công chỉ chăm sóc riêng cho những cá thể này để đảm bảo an toàn dịch tễ, giúp gấu sớm đặt niềm tin vào người chăm sóc, từ đó yên tâm hơn về tinh thần.
Các cá thể được quan sát và theo dõi sát sao cả trực tiếp và gián tiếp qua camera 24/24h.
Nhân viên cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình chuẩn bị thức ăn cho các cá thể gấu.
Tính đến nay, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (Tổ chức FOUR PAWS Việt) đã phối hợp với các đơn vị liên quan cứu hộ 27 cá thể gấu bị nuôi nhốt để lấy mật tại các hộ gia đình và các trang trại tại Bình Dương về Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.
Video đang HOT
Bà Ngô Thị Mai Hương – Giám đốc Tổ chức FOUR PAWS Việt cho biết, trong số 27 cá thể gấu được cứu hộ từ Bình Dương về Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đã có 5 cá thể gấu không may mắn qua đời.
“Nguyên nhân là do các cá thể gấu này bị mắc phải rất nhiều bệnh mãn tính về thận, túi mật, gan, tim và bệnh thoái hóa khớp. Đây là hệ lụy của việc gấu bị nuôi nhốt và lấy mật nhiều lần trong quá khứ với điều kiện sống và sinh hoạt nghèo nàn”, bà Hương chia sẻ.
Một cá thể gấu được chăm sóc chu đáo tại cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.
Được biết, cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình có tổng diện tích toàn dự án 10 ha, được khánh thành vào năm 2019. Hiện cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho 48 cá thể gấu.
Ngày 18/2: Lần đầu số mắc COVID-19 mới ở nước ta lên đến 42.439 ca
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 18/2 của Bộ Y tế cho biết cả nước có đến 42.439 ca mắc COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua, số mắc mới trong 1 ngày ở nước ta cao như vậy.
Hà Nội lần đầu lên đến gần 4.600 ca/ngày. Trong ngày có hơn 6.000 ca khỏi...
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 17/02 đến 16h ngày 18/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 42.439 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 42.427 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.237 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 31.028 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (4.549), Vĩnh Phúc (2.158), Quảng Ninh (2.018), Phú Thọ (1.789), Nam Định (1.678), Thái Nguyên (1.652), Hòa Bình (1.567), Bắc Ninh (1.556), Ninh Bình (1.540), Hải Phòng (1.504), Bắc Giang (1.443), Nghệ An (1.339), Lào Cai (1.310), Hải Dương (1.302), Lạng Sơn (1.175), Bình Định (1.109), Thái Bình (910), Sơn La (889), Tuyên Quang (888), Thanh Hóa (885), Yên Bái (875), Đà Nẵng (732), Hưng Yên (719), TP. Hồ Chí Minh (715), Hà Tĩnh (621), Quảng Nam (607), Đắk Lắk (600), Quảng Bình (575), Khánh Hòa (525), Quảng Trị (458), Phú Yên (441), Lâm Đồng (365), Cao Bằng (357), Gia Lai (330), Bà Rịa - Vũng Tàu (292), Bình Dương (289), Bình Phước (273), Thừa Thiên Huế (262), Điện Biên (252), Lai Châu (231), Hà Nam (209), Đắk Nông (189), Quảng Ngãi (179), Kon Tum (146), Cà Mau (131), Hà Giang (111), Bình Thuận (97), Đồng Nai (91), Kiên Giang (89), Bến Tre (67), Bắc Kạn (53), Bạc Liêu (52), Đồng Tháp (38), Trà Vinh (35), Tây Ninh (34), Cần Thơ (27), Vĩnh Long (24), Long An (18), Hậu Giang (15), Ninh Thuận (14), An Giang (13), Sóc Trăng (13), Tiền Giang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (-826), Quảng Ninh (-459), Bắc Kạn (-129).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Ninh Bình ( 1.540), Vĩnh Phúc ( 796), Lạng Sơn ( 750).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 32.601 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 18/2
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.685.463 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.191 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.678.241 ca, trong đó có 2.258.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (518.295), Bình Dương (293.645), Hà Nội (188.373), Đồng Nai (100.410), Tây Ninh (88.938).
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 420.597.131 ca nhiễm, trong đó 344.603.767 ca khỏi bệnh; 5.883.361 ca tử vong và 70.110.003 ca đang điều trị (84.581 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 2.032.154 ca, tử vong tăng 12.446 ca.
- Châu Âu tăng 1.009.123 ca; Bắc Mỹ tăng 155.106 ca; Nam Mỹ tăng 222.481 ca; châu Á tăng 601.055 ca; châu Phi tăng 14.702 ca; châu Đại Dương tăng 29.687 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 132.920 ca, trong đó: Indonesia tăng 63.956 ca, Philippines tăng 2.132 ca, Malaysia tăng 26.701 ca, Thái Lan tăng 18.066 ca, Myanmar tăng 2.692 ca, Singapore tăng 18.545 ca, Lào tăng 323 ca, Campuchia tăng 414 ca, Đông Timor tăng 91 ca.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.215 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.261.180 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.956 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.213 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 359 ca
- Thở máy không xâm lấn: 80 ca
- Thở máy xâm lấn: 290 ca
- ECMO: 14 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 17/02 đến 17h30 ngày 18/02 ghi nhận 80 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến: Phú yên (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (7 ca trong 02 ngày), Quảng Ngãi (5), Bình Định (4), Quảng Nam (4), Nghệ An (3), Bạc Liêu (2), Bình Thuận (2), Hải Phòng (2), Lạng Sơn (2), Long An (2), Nam Định (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), Thái Nguyên (2), An Giang (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Ninh Bình (1), Ninh Thuận (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1), Thừa Thiên Huế (1), Trà Vinh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.955.061 mẫu tương đương 78.259.191 lượt người, tăng 55.518 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 17/02 có 1.867.419 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 190.215.794 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 173.482.549 liều: Mũi 1 là 70.853.682 liều; Mũi 2 là 67.217.008 liều - Mũi bổ sung: 13.167.375 liều; Mũi 3 là 22.244.484 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.733.245 liều: Mũi 1 là 8.599.830 liều; Mũi 2 là 8.133.415 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế (Công văn số 729/BYT-TTrB ngày 18/2/2022).
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Ninh Bình: Phấn đấu trồng trên 5,5 triệu cây xanh và trên 200 ha rừng Tỉnh Ninh Bình đã đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng được trên 5,5 triệu cây xanh và trên 200 ha rừng. Ngày 7/2, các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt ra quân, phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022. Qua đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng được...