9 câu nói các mẹ tuyệt đối không được nói với con
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại gây ra cảm xúc tiêu cực ở con trẻ hơn bạn tưởng. Để tâm trí con chỉ có những kỷ niệm tuổi thơ hạnh phúc, xin cha mẹ đừng nói với con những lời này.
Thomas Edison đã từng bị chính những giáo viên mầm non của mình gọi bằng cái tên “thằng bé ngu ngốc”, vậy nhưng vì mẹ ông luôn khuyến khích con, nói rằng ông sẽ thành công, cuối cùng Edison đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại của cả nhân loại.
Trong thực tế, mỗi đứa trẻ là một thiên tài, nhưng nhiều phụ huynh thiếu phương pháp đào tạo đã khiến con mình trở nên thụt lùi và để những đứa trẻ khác được dạy dỗ tốt hơn vượt qua bé, thành công hơn trong cuộc sống sau này. Việc dạy dỗ giáo dục con, phần nhiều lại đến từ ngay những câu nói hàng ngày cha mẹ nói với con.
Trẻ em có tâm hồn đơn giản nhưng cũng rất nhạy cảm và là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Để nuôi dạy con tốt và giúp bé có được những kỷ niệm tuổi thơ hạnh phúc, xin cha mẹ đừng nói với con những lời này.
Lời nói của cha mẹ có thể xát muối lòng con
1, “ Sao con ngốc thế?”
2 “Đẻ con/mày ra chẳng được tích sự gì.”
3 “Con nhà người ta…..”
Video đang HOT
4, “Trật tự/Im miệng. Con chỉ cần ngồi nghe là được rồi”
5, “Mẹ nói không là không! Không phải hỏi lý do.”
6, “Mẹ đã bảo rồi mà không nghe.”
7, “Có mỗi việc đơn giản như thế mà cũng không làm được”
8, “Nếu điểm kiếm tra được 10, mẹ sẽ mua cho con ……”
9, “Con làm mẹ quá xấu hổ.”
Các chuyên gia tin rằng tâm trí của những đứa trẻ rất mong manh và hy vọng cha mẹ sẽ có đủ hiểu biết để ứng xử cho con.
Một lời khuyến khích, sẽ làm cho trẻ tự tin, nhưng một lời la mắng nhỉ nhục cũng sẽ khiến con tủi hổ sâu sắc. Đừng bao giờ dễ dàng phủ nhận thành công của con cái bày tỏ nghi ngờ về khả năng của trẻ, hậu quả của nó rất đáng sợ.
Theo Khampha
Những bài học mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt
Việc nuôi dạy con gắn liền với sự lớn lên từng ngày của mỗi đứa trẻ, đó là một hành trình dài nhưng cũng đầy thú vị.
Để đặt những viên gạch đầu tiên vững chắc trong chuyến hành trình đó, cha mẹ nên ưu tiên dạy con những bài học sau, ngay từ khi con còn rất nhỏ.
Biết giữ vệ sinh
Rất nhiều nguyên tắc, kĩ năng về vệ sinh mà trẻ có thể học ngay từ khi còn nhỏ, đó là học cách phân biệt sạch - bẩn, học cách xử lý với các vết bẩn như thế nào. Bố mẹ nên rèn cho con thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi dùng tay che miệng lúc ho hoặc hắt xì, dạy cho bé cách rửa tay thế nào là đúng.
Dạy con rửa tay đúng cách từ nhỏ để con biết giữ gìn vệ sinh và sức khỏe.
Trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên mặt, dụi mắt, cho vào mũi hay mút tay... đó là những thói quen không tốt dễ khiến trẻ bị lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, các bệnh về hô hấp... Vì thế, cần hạn chế tối đa việc trẻ đưa tay lên miệng bằng cách dặn dò trẻ và luôn giữ tay trẻ thật sạch sẽ. Đối với trẻ lớn hơn việc giữ vệ sinh thể hiện ở sự ngăn nắp, gọn gàng trong sinh hoạt, điều tối thiểu trẻ cần được học là phải thu dọn những mớ bừa bộn do mình bày ra trước khi chuyển sang làm việc khác.
Biết đề nghị và biết từ chối
Để dạy con được kĩ năng này, trước hết, bố mẹ cần học cách tôn trọng nhu cầu của con, ngay cả khi con còn rất nhỏ, khi trao cho con hoặc muốn làm điều gì đó với con, hãy luôn nhắc mình "thăm dò" cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng của con bằng một câu hỏi "Con có muốn.... không?". Tất nhiên, trong nhiều tình huống, bạn sẽ nhận được cái lắc đầu hay câu từ chối thẳng thừng của con, như vậy cũng tốt, vì bạn sẽ có cơ hội để giải thích và thuyết phục cho con biết vì sao bạn lại muốn như vậy. Điều này sẽ rất có ích trong việc khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ, mong muốn của mình một cách chính xác và rành mạch với sự gợi ý và lắng nghe của cha mẹ.
Biết tự phục vụ bản thân
Ngay từ nhỏ, bạn nên trao cho con cơ hội để làm những việc nhỏ vì lợi ích của chính bản thân chúng, ví dụ tự đi lấy đồ chơi, tự chọn cuốn sách yêu thích, tự đi/tháo giày dép, tự mặc/cởi quần áo. Bằng cách khích lệ, cổ vũ và chỉ ra những cái lợi rõ ràng cho con, dần dần bạn sẽ giúp con hiểu được rằng, tự mình làm được việc gì đó là một điều cực kì thoải mái và dễ chịu, về lâu dài, việc này chính là cơ sở vững vàng giúp trẻ hình thành tính cách độc lập, sự tự tin và thái độ tích cực cũng như trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
Biết tự gấp quần áo của mình là điều bố mẹ nên dạy con và khuyến khích con làm từ sớm.
Ngoài ra, việc khuyến khích con thực hiện những công việc phù hợp với lứa tuổi ngay từ khi con còn nhỏ còn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn sự khéo léo của tay, chân và các kĩ năng vận động thô. Đối với trẻ lớn, để con tự xử lý các vấn đề của mình cũng là một cách cha mẹ thể hiện sự tôn trọng đối với con và để con tự hào về điều đó.
Biết tự bảo vệ mình
Không bao giờ là quá sớm khi bạn dạy cho con những kĩ năng để tự bảo vệ mình vì môi trường xung quanh đầy rẫy những nguy cơ và bạn thì không thể ở bên con mãi. Những kĩ năng tự bảo vệ cơ bản xuất phát từ việc trẻ hiểu rõ về cơ thể mình và các kĩ năng xử lý tình huống khi trẻ bị tấn công hoặc gặp bất trắc.
Từ nhỏ, nên dạy con về những vùng đặc biệt trên cơ thể của bé và những "quy định" đối với nó như chỉ mẹ mới được con cho phép chạm vào "vùng quần chip" của con; dạy con về những phản ứng với người lạ, khi được người lạ cho đồ ăn hoặc rủ đi chơi; dạy con cách xử lý khi bị đi lạc, dạy con học bơi, những quy tắc an toàn khi ở nhà một mình...
Theo Mask Online
4 điều mẹ bắt buộc phải biết khi cho con nằm điều hòa Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp. Chúng ta thường nghĩ đơn giản, cứ bật điều hòa lên, điều chỉnh nhiệt độ là được. Nhưng thực tế thì xung quanh việc dùng điều hòa, nhất là dùng cho trẻ...