9 cách để “ăn” điểm 10 thật ngon lành
Bạn mơ ước những điểm 10 đỏ “choe choét” trong phiếu liên lạc, không cần phải mơ nữa, hãy thực hiện những lời khuyên sau đây, chuyện điểm 10 sẽ dễ như ăn súp í mà.
Dưới đây là 9 cách học hiệu quả mà bạn có thể kiểm tra và áp dụng cho chính mình.
1. Góc học tập gọn gàng, trật tự.
Khoảng trời riêng này không chỉ giúp bạn lưu giữ, sắp xếp các tài liệu mà còn khiến cho tâm trí của bạn tập trung vào vào việc học tốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tránh những phiền nhiễu để bạn chú tâm vào công việc. Bố mẹ khi nhìn thấy con mình biết tự bày trí, sắp xếp cho không gian riêng thì sẽ hài lòng lắm đấy. Và biết đâu được sau khi dọn dẹp lại góc học tập, bạn lại phát hiện ra những món đồ “nhỏ xí” tưởng chừng đã quên từ thưở ngày xửa ngày xưa rồi í. Thế là lại có chút xíu cảm hứng để nghĩ ngợi rồi nhé!
2. Lên danh sách học
Không biết bắt đầu từ đâu sẽ là rào cản làm bạn nản chí, không tập trung. Một kỹ thuật quan trọng là lập ra danh sách về những gì phải làm và nơi để bắt đầu. Như vậy bạn sẽ làm việc một cách khoa học và có thứ tự hơn. Mỗi khi làm xong 1 mục nhỏ nào, bạn hãy tick vào đấy 1 dấu hoặc gạch chéo đi. Vì vậy mà việc kiểm tra lại kết quả những gì đã thực hiện cũng sẽ dễ dàng. Bạn chỉ cần check lại list công việc mà thôi.
3. Sử dụng từ viết tắt.
Một cách thức ghi nhớ phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu là viết tắt. Điều này giúp rèn luyện khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu và diễn đạt kiến thức. Đây cũng là cách bạn tiết kiệm thời gian và tạo cho mình thói quen làm việc nhanh và có nguyên tắc. Bạn có thể viết các từ giống vần với nhau nhưng ngắn gọn hơn để biểu đạt, hay sử dụng các cách viết tắt thông dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá việc lạm dụng vì dễ dẫn đến việc… không hiểu những gì mình viết.
4. Tạo giai điệu.
Một kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng trong việc cải thiện bộ nhớ là điều chỉnh, ghép vần để tạo mẹo cho việc dễ học. Tạo ra sự quen thuộc có thể giúp bạn nhớ những khái niệm một cách dễ dàng và lâu hơn. Ví dụ như việc thêm đuôi “s” trong Tiếng Anh làm bạn quá bối rối. Vậy thì hãy thử áp dụng 1 chút nhé:
Với những danh từ số nhiều sẽ phát âm là “iz” khi kết thúc bằng “- x,- ge,- ch,- s,-sh,-ss” -> vậy ta tạm gọi dãy kí tự trên là: “xem ghe chở sáu sào sắn”. Các bạn thấy có dễ không nào? Chỉ cần nhanh trí 1 tý là chúng ta có thể tạo ra vô vàn “câu vè”, bài “phú” hoặc câu nói bất hủ đấy…
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
5. Tập trung cao độ.
Đây là điều rất quan trọng trong việc học tập. Bạn sẽ chẳng thu hoạch được gì nếu vừa làm tích phân vừa nghĩ đến cái hẹn Karaoke với đám bạn; hay vừa nghe “Vợ chồng A Phủ” vừa “tính kế” …lên level cho “con Nga Mi” trong game online. Cũng không nên học nhiều môn cũng lúc, sẽ loãng kiến thức. Tập trung hết mức vào một vấn đề là cách để bạn tăng hiệu quả học tập cũng như tiết kiệm thời gian. Nếu bạn để tâm trí ở đâu đó thì sẽ không tạo hình ảnh tốt trong học tập, vừa tốn thời gian, công sức mà chẳng mang lại gì.
6. Thư giãn.
Khi phải đối mặt với 1 khối lượng kiến thức quá lớn, não bạn rất dễ bị ức chế. Không nên ngồi hàng giờ liền vắt óc với đống bài tập toán, hay “chạy sô” quá nhiều. Bạn sẽ bị bão hoà, kiến thức mà bạn nghe được sẽ thi nhau… chạy từ tai này sang tai kia. Hãy có một khoảng thời gian giải lao ngắn, uống nhiều nước hay ăn nhẹ để tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Bạn cũng có thể tập các bài tập nhẹ: dành khoảng 10 phút nghỉ với một số bài tập thở trong thời gian giải lao, hoặc nhắm mắt lại và… thiền để cải thiện sự tập trung của bạn. Lúc này các ý tưởng cũng như khái niệm sẽ dễ dàng ghi vào trí nhớ hơn, điều này thực sự hữu ích với chúng ta vào những lúc ôn thi, với lượng kiến thức khổng lồ từ nhiều môn.
7. Hệ thống kiến thức
Ghi lại và kết hợp các khái niện một số sơ đồ, tạo hình ảnh cho bài học là cách hay để giúp bạn có hứng thú học tập, đây là cách củng cố kiến thức một cách rõ ràng, ngắn gọn và khoa học. Não chúng ta đặc biệt thích học với hình ảnh hơn là văn bản chữ khô khan. Ngay cả những từ viết xuống nhiều lần cũng có thể giúp bạn nhớ chúng dễ dàng.
8. Sử dụng kiến thức khi có cơ hội
Học đi đôi với hành là cách hiệu quả để thực tiễn hóa kiến thức của bạn, giúp bạn “tiếp cận” kiến thức 1 cách sâu sắc hơn. Việc này giúp kiến thức hằn sâu vào trí nhớ bạn 1 cách nhanh chóng, dễ dàng, hơn nữa còn tăng cường trí nhớ cho bạn, giúp bạn tâp thói quen tìm hiểu các khái niệm và xử lí chúng. Giảng bài lại cho ai đó cũng là cách giúp bạn củng cố kiến thức mình được học, test lại khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Bạn sẽ nhớ bài rất lâu một cách chính xác.
9. Có một giấc ngủ ngon.
Chúng ta thường ít quan tâm đến điều này, nhưng có một giấc ngủ ngon là cách khôn ngoan để chuẩn bị tiếp thu những kiến thức mới. Khi ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể người đều nghĩ ngơi, riêng não của chúng ta thì đó là lúc sắp xếp lại các thông tin. Đặc biệt là tiếp thêm năng lượng đủ để nhớ lại những gì bạn đã học trong ngày, tạo thêm “chỗ trống” để tiếp tục thu nhận kiến thức. Việc ngủ tốt cũng giúp bạn có 1 tinh thần thoải mái, có hứng thú để làm việc.
Học sinh giỏi cũng... khổ
Trong mắt cha mẹ, thầy cô, học sinh giỏi là niềm tự hào. Nhưng để "sao" sáng mãi, không ít học sinh giỏi khổ sở vì áp lực bảng điểm đẹp, thứ hạng, bằng khen...
Tự tạo áp lực cho mình
Là học sinh giỏi 9 năm liền, B.Ngân (lớp 10 một trường khá nổi tiếng tại TPHCM) làm hài lòng gia đình với điểm thi vào lớp 10 là 41,5 điểm. Tháng đầu tiên của năm học, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng Ngân vẫn giữ được danh hiệu học sinh giỏi. Tuy nhiên, đến tháng sau thì Ngân bị điểm dưới trung bình ở hai môn. Từ ngày bị điểm kém, Ngân trở nên lầm lì ít nói, cũng không thường xuyên trò chuyện với mẹ như trước đây.
Đi học về là Ngân vào phòng đóng kín cửa. Chị N.T.Thu Trang, mẹ của Ngân lo lắng: "Cháu cầm hai bài kiểm tra dưới trung bình về mà không nói gì. Tôi đang lo cháu buồn quá không tập trung học được. Sáng nay thấy hai mắt con sưng vù, nhưng tôi không dám hỏi, vì sợ chạm vào nỗi buồn của con".
Áp lực điểm cao khiến nhiều học sinh bị căng thẳng. (Ảnh minh họa: Nguyễn Thủy)
Kỳ Trung, học sinh lớp 9 tại Biên Hòa (Đồng Nai) lại đang tạo cho mình áp lực theo kiểu khác. Từ lớp 7 tới nay, Trung luôn so điểm của mình với cô bạn cùng lớp. Hôm nào bạn có bài kiểm tra hơn điểm là y như rằng Trung bỏ ăn. Đã nhiều lần gia đình khuyên răn mà vẫn không hiệu quả.
Chính cuộc ganh đua này mà Trung luôn luôn căng thẳng khi làm bài kiểm tra hay thi học kỳ. Chị Đồng Thị Hoa, mẹ của Trung cho biết: "Vợ chồng tôi không tạo áp lực, thấy con học giỏi cũng vui. Có điều, nhiều khi thấy con học gầy rộc cả người thì cũng xót xa".
Một giáo viên ở THCS Lê Lợi, Đồng Nai cho rằng, việc học sinh tự tạo áp lực về điểm số cho mình không hiếm, nhất là những học sinh giỏi...
"Thước đo" điểm số gây stress
Sẽ không quá khi nói rằng, có đến 90% các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ ở thành phố, sử dụng các câu hỏi cửa miệng khi con cái họ đi học, đi thi về: "Hôm nay con được mấy điểm?", &'Tháng này con xếp hạng mấy?"... Nhưng ít phụ huynh thừa nhận rằng, chính vì quá quan tâm vào điểm số, thứ hạng của con nên vô tình hình thành động cơ học tập sai lầm cho con: Học vì điểm, học để hơn người.
Đã mấy ngày nay, Yến Nhi, học sinh lớp 11, một THPT ở quận 5, TPHHCM tá túc nhà ông bà nội vì không biết trả lời bố mẹ thế nào khi bài kiểm tra môn Hóa chỉ được 7 điểm.
Cô giáo Lê Ngọc Kim Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 THPT H.T.K, kể: Không ít lần tôi chứng kiến học sinh khóc ngay tại lớp vì bị điểm kém. Thậm chí có nhiều em phải nhờ cô giáo gọi điện "xoa dịu" phụ huynh. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng chấp nhận khi con mình bị điểm thấp.
Chuyên viên tư vấn tâm lý của đài 1080 Cần Thơ, ông Ngô Thành Thuận cho biết: "Càng ngày có càng nhiều học sinh gọi điện đến than thở là học mệt, đuối sức. Nhiều em vừa tâm sự vừa khóc vì ấm ức khi cha mẹ la mắng vì điểm kém".
Ông Thuận khẳng định: "Các bậc cha mẹ đang tạo áp lực cho con cái quá nhiều!".
Khoa Tâm lý, Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ đến khám - chữa bệnh, hầu hết đều là học sinh, sinh viên. Nguyên nhân chính dẫn đến những chấn thương tâm lý là do áp lực chuyện học tập. Có những học sinh giỏi phải đều đặn đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) để điều trị chỉ vì học quá nhiều.
Hiện nay, "thước đo" gần như duy nhất để đánh giá học sinh là điểm số, kết quả học tập nhưng chính điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như học sinh tự tử, bị stress khi bị điểm kém, rớt hạng. Ông Ngô Tương Đại, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi (TPHCM) chia sẻ: Có nhiều phụ huynh không chịu nhìn nhận thực chất của con em mình mà kỳ vọng quá nhiều nên ra sức ép con học.
"Khi con em bị điểm kém, phụ huynh nên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu nguyên nhân, thực chất vấn đề chứ đừng la mắng con cái và cũng đừng đổ lỗi cho giáo viên" , ông Đại nhấn mạnh.
Theo Đất Việt
"Lụi" trắc nghiệm Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì teen lại "cho ra đời" một thuận ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có nghĩa là chọn đại một trong số 4 đáp án, nếu hên thì trúng, xui thì trật! Trắc nghiệm "lên ngôi" Hiện nay, trừ hai môn Toán và Văn thì tất cả các môn còn lại hầu như...