8X và những dự án tiếng Anh miễn phí
Đức Huy sáng lập trang web miễn phí “English for All” và điều hành dự án “Help to Fly” nhằm mang tiếng Anh đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sống để yêu thương và dâng hiến
Năm 2005, Hoàng Đức Huy, khi đó là học sinh lớp 11, viết trong bài báo được đăng trên diễn đàn “Sống để yêu thương và dâng hiến”: “Phải chăng chúng ta đang sống cho cái riêng của mình nhiều quá mà một lúc nào đó chợt quên đi rằng: Tổ quốc – cái chung lớn lao đang chờ chúng ta chung sức dựng xây?”
Các tình nguyện viên của dự án Help to Fly đang dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo làng chài Ngọc Sơn (Kiến An, Hải Phòng).
Mười năm sau, theo học tiến sĩ tại Anh, chàng trai đất Cảng viết trong lời giới thiệu dự án Help to Fly: “Có một thứ hạnh phúc mang tên sẻ chia. Các bạn hãy cùng chúng tôi viết tiếp phần nhân văn nối dài của những bài học mà thầy cô dạy trên lớp bằng chính những hành động cụ thể ở những nơi tưởng chừng là góc tối của cuộc sống”.
Được biết, nhà khoa học trẻ, liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Kim Giao là bác ruột của Hoàng Đức Huy.
Video đang HOT
“Bố tôi kể rất nhiều về bác Giao với sự rưng rưng và niềm ngưỡng vọng. Sâu đậm nhất trong tôi là những câu chuyện về bác với vai trò người anh cả và sự hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ”, Huy tâm sự.
Niềm say mêtiếng Anh được Huy ví với sự kỳ công, tỉ mỉ của người sưu tầm tem. Ý tưởng thành lập English for All – một trang web học tiếng Anh miễn phí nảy sinh trong lần Huy ngồi trên tàu điện ngầm đi học.
Con tàu English for All
Chào đời ngày 1/6/2014, “English for All” không quẩn quanh với bí quyết học ngoại ngữ, ngữ pháp tiếng Anh. Bản sắc của trang web là gắn việc học với những vấn đề thường nhật của cuộc sống: Thành ngữ tiếng Anh về bánh mỳ, màu trắng, tiếng Anh trên đường phố, tuần trăng mật, báo chí… Thông qua sự đa dạng, phong phú của nội dung website, Huy muốn khơi nguồn cảm hứng để mọi người cùng thích học tiếng Anh và thấy được sự hấp dẫn của ngôn ngữ này.
Hoàng Đức Huy.
Logo của English for All lấy cảm hứng từ biểu tượng hệ thống tàu điện ngầm 150 tuổi nổi tiếng ở Thủ đô London (Vương quốc Anh) với niềm tin và mơ ước sẽ mang đến những “chuyến tàu” thông tin siêu tốc, cập nhật, đáng tin cậy và có phong cách riêng. “Nhiều khi mình ao ước một ngày sẽ chẳng làm việc gì khác ngoài việc dành 100% thời gian cho English for All. Nhưng bên cạnh trang web, mình vẫn phải đi học, đi làm”, Huy nói.
Sau một thời gian triển khai English for All, Huy nhận ra những ai có máy tính, internet đều có thể tiếp cận được với tiếng Anh. Nhưng học sinh nghèo không có máy tính và internet thì không có được cơ hội ấy. Một lần nữa Huy lại trăn trở với suy nghĩ mang tiếng Anh đến với học sinh khó khăn.
Dự án Help to Fly ra đời với hình thức là lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo. Ý tưởng của Huy nhận được sự ủng hộ của người bạn thời đại học, đang là giảng viên tiếng Anh ở Đại học Hải Phòng – Phạm Thị Mến. Làng chài Ngọc Sơn, các em nhỏ nhiễm HIV ở làng trẻ Thanh Xuân (Hải Phòng) là những địa chỉ đầu tiên của dự án.
Dự án của Huy và Mến nhận được sự ủng hộ của Chi ủy, Ban chủ nhiệm khoa và Ban chấp hành liên chi khoa Ngoại ngữ. Được triển khai vào tháng 10/2014, đến nay Help to Fly đi vào hoạt động được 6 tháng với nhiều lớp học tiếng Anh miễn phí tại làng chài Ngọc Sơn và làng trẻ Thanh Xuân (Hải Phòng). Huy mong muốn, Help to Fly sẽ bay cao và xa hơn, đến được với trẻ em ở nhiều miền đất nước.
Theo Thuý An/Tiền Phong
Từ hiệu trưởng tới phụ huynh, học sinh cần được phổ biến rõ
Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được công bố hơn một tuần nhưng ngay hiệu trưởng các trường THPT ở Hà Nội cũng còn nhiều điểm không nắm rõ và mong sớm được giải đáp, chưa nói đến phụ huynh, học sinh.
Nhà trường cần thông tin cụ thể hơn để tư vấn cho học sinh về kỳ thi sắp tới
Thí sinh Hà Nội chuẩn bị tinh thần đi thi xa
Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, bên cạnh việc tập trung học đúng chương trình thì việc tư vấn cho học sinh lớp 12 và phụ huynh về kỳ thi THPT quốc gia sắp tới được nhà trường thực hiện thường xuyên. "Cho đến thời điểm này, dù Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế thi nhưng quy định cụ thể việc tổ chức các cụm thi như thế nào còn phải chờ hướng dẫn. Học sinh, phụ huynh đang thắc mắc khá nhiều. Nếu thi theo cụm liên tỉnh, có khả năng thí sinh từ các tỉnh bạn về Hà Nội dự thi và một phần thí sinh Hà Nội phải đi thi ở các tỉnh khác theo phân công của Bộ GD-ĐT. Nếu như vậy, các em cũng nên chuẩn bị tinh thần thoải mái vì từ nhiều năm nay, thí sinh các tỉnh bạn phải khắc phục khó khăn về Hà Nội dự thi ĐH, CĐ".
Hiệu trưởng một trường dân lập của Hà Nội thắc mắc, nếu học sinh chỉ có nhu cầu thi để xét tốt nghiệp THPT thì liệu có phải tham gia cụm thi liên tỉnh hay được dự thi ở cụm thi của Sở tổ chức? Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức băn khoăn: "Học sinh trường tôi được học ngoại ngữ 1 là tiếng Anh và ngoại ngữ 2 là tiếng Đức. Nếu ở ngoại ngữ 2, học sinh đủ điều kiện miễn thi theo quy định của Bộ thì có được miễn hay không?". Có hiệu trưởng lại thắc mắc về việc quản lý học sinh như thế nào cho đến cuối tháng 5 nếu phải hoàn thành hồ sơ cho các em lớp 12 vào ngày 30-4, tức là phải tổ chức kiểm tra và chấm thi học kỳ II vào đầu tháng 4... Đại diện trường THPT Bắc Thăng Long hỏi, thí sinh đăng ký dự thi nhiều môn nhưng lại bỏ thi một số môn thì có được xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH không? Có thể thấy, đa số các hiệu trưởng băn khoăn về các quy định cụ thể chưa có trong quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ trong khi lúc này đã là giai đoạn giữa học kỳ II.
Sẽ hướng dẫn cụ thể trước 15-3
Trước thắc mắc của ông Nguyễn Quốc Bình, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết: "Dù chưa quy định chính thức, nhưng ngoại ngữ 2 cũng sẽ được xem xét để miễn thi. Nhưng thí sinh cần lưu ý, theo quy định của Bộ, chứng chỉ công nhận miễn thi ngoại ngữ chỉ áp dụng để xét tốt nghiệp THPT. Còn việc miễn thi ấy có được áp dụng trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ hay không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các trường ĐH, CĐ".
Liên quan đến việc đăng ký thi và miễn thi môn Ngoại ngữ, đại diện trường THPT chuyên ngữ - ĐHQG Hà Nội thắc mắc: "Học sinh trường tôi học rất nhiều thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung, Nhật... Vậy các em có thể chọn thứ tiếng mà các em không được học trong nhà trường để đăng ký thi hoặc để xét miễn thi môn Ngoại ngữ không?". Ông Trần Văn Nghĩa giải thích, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không dạy ở trường nhưng nằm trong hệ thống chứng chỉ được Bộ GD-ĐT quy định được miễn thi để xét tốt nghiệp THPT thì vẫn được áp dụng. Nhiều khả năng, hướng dẫn của Bộ sẽ mở theo hướng thí sinh muốn thi môn Ngoại ngữ không được dạy trong trường để xét tốt nghiệp cũng có thể làm đơn xin thi.
Về trường hợp thí sinh đăng ký nhiều môn nhưng vì lý do nào đó mà bỏ một số môn không thi, ông Trần Văn Nghĩa cho biết, đối với thí sinh chưa tốt nghiệp THPT, điều kiện tiên quyết là phải có điểm thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (đối với đơn vị không tổ chức thi Ngoại ngữ thì bắt buộc có điểm thi Toán, Ngữ văn và điểm thi một môn tự chọn thay thế). Thí sinh dự thi có nhu cầu xét tuyển ĐH vừa phải đảm bảo số môn thi để xét tốt nghiệp THPT vừa có đủ môn để ghép thành tổ hợp khối theo quy định của trường ĐH mà thí sinh muốn đăng ký thì dù bỏ các môn thi khác nhưng vẫn được chấp nhận.
Ông Trần Văn Nghĩa cũng cho biết, dự kiến, ngày 15-3, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn thực hiện quy chế để làm rõ những băn khoăn của các vị hiệu trưởng.
Theo ANTĐ
"Quả ngọt" với Thông tư 30 GD&TĐ - Chỉ sau một học kỳ triển khai cách đánh giá mới với học sinh tiểu học, những thay đổi đã thấy rõ tại Trường tiểu học xã Thanh Luông (huyện Điện Biên - Nghệ An). Thay đổi không chỉ ở kết quả được minh chứng rõ ràng qua tỷ lệ học sinh hoàn thành môn học; học sinh được đánh giá...