8X người Mường và từ điển thú y đầu tiên
Xuất phát từ chia sẻ cũng là mong muốn có một bộ từ điển chuyên ngành giải thích đầy đủ từ, thuật ngữ Anh – Việt, chàng sinh viên dân tộc Mường và nhóm bạn đã hình thành nên ý tưởng xây dựng bộ từ điển Anh – Việt chuyên ngành Thú y dưới dạng một phần mềm.
Thế Duy trong buổi thuyết trình bảo vệ sản phẩm tại vòng thi Chung khảo giải Nhân tài đất Việt 2010.
Ước mơ là một chuyện nhưng phải biết lựa sức mình
Đinh Thế Duy năm nay 23 tuôi. Gia đình trung nông thuộc huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Bố mẹ quanh năm bám ruộng đồng nuôi ba con trai ăn học. Không phụ lòng cha mẹ, cả ba đều đã đỗ đạt ĐH.
Hai anh trai học ĐH Tây Bắc, anh cả hiện đang là giáo viên Trường THPT Mường Bi, anh thứ hai hiện là giảng viên ĐH Tây Bắc.
Hôi hoc câp 2, Duy đều đạt học lực khá; lên câp 3 thi liên tuc gioi. Năm lớp 9, thi học sinh giỏi Vật lý cấp huyện được giải ba.
Trước kia , Duy vẫn nuôi ý định thi Hóa hoặc Môi trường của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Ha Nôi.
“Trong suy nghĩ lúc đó, em luôn nghĩ rằng mình sẽ đạt được. Nhưng rồi qua nhiều lần thi thử và nhận được tư vấn, em đã quyết định chọn trường phù hợp với khả năng của mình. Một sự lựa chọn đúng”.
Niềm vui như nhân đôi khi năm đó Duy thi đỗ nguyên vong 1 vào Trường ĐH Nông nghiệp Ha Nôi với điểm 15.5 (chưa tính điểm ưu tiên) bởi trước đây ở trường cấp3 của cậu, số lượng đỗ ĐH rất ít và hầu như là đỗ lần 2, lần 3.
Duy cũng tâm sự: “Khá nhiều sinh viên nông nghiệp đôi khi cảm thấy hoc ơ trường mình là một mặc cảm và không tự tin khi ra trường. Đặc biệt, với ngành công nghệ thông tin em đang học, khi bước vào năm đầu tiên, trong lớp có rất nhiều bạn có ý định thi lại vào một trường co điêm tuyên sinh cao hơn”.
Bản thân cậu cũng đã có chút phân tâm, nhưng rồi mọi thứ cũng yên ổn. Cuộc sống yên bình với lối sống hiền hòa của sinh viên nơi đây trong 5 năm làm Duy yêu mên môi trường học của mình.
“Mặc dù là khoa trẻ và ít được đầu tư, nhưng em thấy mình đã lựa chọn đúng. Bên cạnh đó việc khai thác ứng dụng Công nghê Thông tin (CNTT) vào Nông nghiệp, giúp chúng em có nhiều đề tài và điều kiện nghiên cứu, phát triển kỹ năng hơn” – Duy cho biết thêm.
Video đang HOT
Phần mềm từ điển chuyên ngành thú y đầu tiên tại Việt Nam
Xuất phát từ thực tế không có một bộ từ điển chuyên ngành giải thích đầy đủ từ, thuật ngữ Anh – Việt, trong quá trình tìm đề tài nghiên cưu khoa hoc, nhóm 5 bạn chuyên ngành CNTT của Duy đã hình thành nên ý tưởng xây dựng một bộ từ điển Anh – Việt chuyên ngành Thú y dưới dạng một phần mềm đáp ứng tra cứu nhanh, đầy đủ, mọi lúc, mọi nơi.
Nói thêm về ý tưởng này, Duy bổ sung:
“ Trước đây, theo tìm hiểu của sinh viên và giảng viên thì còn từ điển dạng Anh – Anh, nhưng không có dạng phần mềm mà chỉ có ở dạng phần cứng. Ví dụ như: Black’s Veterinary Dictionary của tác giả Edward Boden.
Vậy nên sản bộ từ điển giải thích từ, thuật ngữ chuyên ngành Thú y Anh – Việt dưới dạng phần mềm đầu tiên. Dù vê mặt công nghệ, chưa có nét đột phá, nhưng sản phẩm được đánh giá cao bởi tính tiên phong, mới lạ“.
Khó khăn lớn nhất của Duy và các bạn trong quá trình thực hiện là khi thu thập và chuẩn hóa dữ liệu, vì dữ liệu phân bố rải rác ở các phụ lục sách chuyên môn hoặc các tài liệu nghiên cứu, một số phân bố ở Từ điển sinh học. Để có được nghĩa đầy đủ, phong phú và hình ảnh minh họa, nhóm phải tập hợp từ nhiều nguồn.
Sau đó, thầy Nguyễn Văn Giáp ơ trương giup đơ, các từ được chuẩn hóa. Về sau sản phẩm còn được sự cộng tác của câu lac bô dịch thuật Khoa Thú y, trước khi sản phẩm được gửi đi giải thưởng sinh viên nghiên cưu khoa hoc cua Bộ GD-ĐT.
VETDICT đã được trao giải nhất hội nghị sinh viên nghiên cưu khoa hoc Trường ĐH Nông Nghiệp Ha Nôi.
Tháng 3/2009 thi co giải khuyến khích cua giải thưởng sinh viên NCKH câp bô và là sản phẩm lọt vào top 18 (vượt qua 165 trong sô183 sản phẩm lọt vào vòng chung khảo) của giải thưởng “Nhân tài đất Việt” 2010.
“ Tất nhiên, sản phẩm còn cần bổ sung về công nghệ và dữ liệu. Nhưng với VETDICT, chỉ cần người dùng biết đôi chút về máy tính là đã có thể sử dụng được” – Duy cho hay.
Hiện sản phẩm đã được sự đón nhận nhanh chóng của các sinh viên, giáo viên và nhận được ý kiến mong muốn của những người nghiên cứu trong Viện Thú y.
Lam bí thư đê ren tư tin
Hồi học phổ thông, Thế Duy đã tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Đội và được giấy khen của UBND huyện.
Lên ĐH, Duy tiêp tuc phat huy sơ trương.
“Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng vẫn mang lại cho câu niềm vui. Mỗi lần tổ chức hoạt động và tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao của khoa, trường giup Duy thêm tự tin trước đám đông và khả năng tổ chức tập thể.
Duy bắt đầu đi làm thêm từ năm 2 bằng làm dịch vụ đổi ga du lịch cùng bạn, sau đó làm gia sư được một năm. Đến cuối năm thứ 2 thì làm về bảo trì và buôn bán nhỏ máy tính.
Sang năm thứ 3, Thế Duy dành thời gian về phần mềm tại trung tâm ngoại ngữ trong trường. Công việc làm thêm giúp câu rèn được kỹ năng bản thân, và có đôi chút thu nhập.
Hiên Duy đang làm một website tích hợp bản đồ Google Maps trong kinh doanh bất động sản. Tham vọng của cậu là: “Trong tương lai, người ta chỉ cần nhấn chuột trên bản đồ là có thể ngắm hình ảnh những ngôi nhà, mảnh đất mình cần bán/mua dưới dạng 3D”.
Đánh giá về chàng sinh viên dân tộc Mường này, thầy Trịnh Đình Thâu, Phó khoa Thú Y, ĐH Nông nghiệp Hà Nội gật gù chốt lại: “Một người cần cù, chịu khó, năng nổ, có ý chí phấn đấu tốt. Tôi tin em sẽ còn tiến xa trên con đường mình đã chọn”.
VETDICT ra mắt phiên bản đầu tiên vào tháng 10. Phần mềm bao gồm các tính năng: Tra từ, Phát âm từ, Nghe đọc văn bản, Thống kê lịch sử từ đã tra, Cập nhật dữ liệu: Thêm, Xóa, Chỉnh sửa từ, Sao lưu, phục hồi dữ liệu.
(Theo Vietnamnet)
Bí quyết để thi vấn đáp thành công
Hiện nay, vấn đáp đang là một trong những hình thức thi chủ đạo trong các trường đại học. Bài thi vấn đáp theo nhiều bạn nhận xét là khó và nhiều áp lực hơn các hình thức thi khác. Vậy bí quyết để vấn đáp thành công là gì?
Thi vấn đáp là dịp để bạn thể hiện những kiến thức mình có, khả năng nói, diễn thuyết của mình trước đám đông và là cơ hội để tập duyệt, tránh tình trạng bỡ ngỡ sau này khi đi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, không phải ai thi vấn đáp cũng đều đạt kết quả tốt, lý do thì có rất nhiều như: chưa chuẩn bị tốt, chưa ôn bài kĩ, lo lắng, mất tập trung... Tất cả đều khiến nỗ lực học tập của bạn trở thành công cốc. Hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây để có một bài thi vấn đáp thành công nhé.
Thông thường, khi thi vấn đáp trong các trường đại học thì bạn sẽ phải vấn đáp với một hoặc hai giáo viên, thậm chí là ba, điều này còn tùy thuộc vào mức độ quan trọng của môn học đó và lượng kiến thức cần phải học để vấn đáp. Với bất kì một kì thi nào, bạn cũng nên có thái độ nghiêm túc, coi đó như một cuộc thử thách cần phải vượt qua, tránh suy nghĩ cho rằng đó chỉ là một bài thi, qua thì qua mà không qua thì thi lại.
Để làm tốt một bài thi vấn đáp, trước hết bạn phải nắm được có bao nhiêu câu hỏi và lượng kiến thức phải học. Điều này, giáo viên giảng dạy sẽ cung cấp. Việc của các bạn là tập trung đọc thật kĩ các câu hỏi, hiểu câu hỏi và biết phạm vi kiến thức cần trả lời, đó cũng là một phần quan trọng đóng góp vào thành công của các bạn đấy.
Khi đã có câu hỏi và phạm vi kiến thức trong tay, đừng đợi nước đến chân mới nhảy, hãy dành thời gian để chuẩn bị câu trả lời. Tham khảo ý kiến của các anh chị khóa trên hoặc một ai đó biết câu trả lời, những lời gợi ý của họ sẽ rất có ích cho bạn.
Nếu bạn không phải là một người tự tin trong giao tiếp thì hãy tập đứng trước gương. Tự đặt giả thiết thầy cô sẽ hỏi câu nào, thái độ như thế nào để ứng phó trước, tránh mất tinh thần hoặc cũng có thể nhờ bố mẹ, bạn bè đóng giả làm thầy cô giáo. Đừng ngại khi phải thừa nhận kĩ năng giao tiếp, thuyết trình của mình không tốt.
Đến ngày thi, hãy chú ý tới những điều dưới đây nhé.
Hãy ăn mặc chỉnh tề, lịch sự tránh gây cảm giác phản cảm cho các thầy cô. Ấn tượng ban đầu sẽ theo bạn đến suốt buổi thuyết trình. Nếu ngay từ đầu đã không gây được thiện cảm tốt từ phía thầy cô thì đó sẽ là bất lợi rất lớn dành cho bạn.
Sau khi bốc thăm câu hỏi, các bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị câu trả lời. Hãy cố gắng tận dụng thời gian này để nhớ và ghi lại câu trả lời ấy ra giấy. Cố gắng viết càng chi tiết càng tốt, làm như vậy khi lên vấn đáp bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vì đã có một lượng kiến thức tầm đủ để ứng phó được. Nếu học không kĩ, lúc lên trình bày sẽ bị mất tinh thần.
Phải luôn luôn tự tin, kể cả khi bạn không biết rõ vấn đề thì hãy cứ nói theo những gì bạn nghĩ và hiểu. Bạn có thể nói một cách nửa chừng, có thể thầy cô sẽ giúp đỡ bạn bằng cách vừa hỏi vừa gợi ý, mình cứ căn cứ vào đó mà trả lời tiếp. Điểm có thể sẽ không cao nhưng còn tốt hơn là lo lắng, sợ rằng những điều mình nói là sai nên im lặng. Sẽ chẳng thầy cô nào giúp được bạn nếu bạn không nói gì cả.
Cách nói phải rõ ràng, không ậm ừ, nói chậm và rõ. Nhiều bạn cho rằng mình cứ nói nhanh, liến thoắng, thậm chí dùng cả giọng địa phương để thầy cô không nghe rõ mình nói gì là tốt. Suy nghĩ như vậy nhầm rồi nhé. Thầy cô sẽ chỉ ghi nhận những gì họ nghe thấy rõ thôi. Phần trình bày cũng sẽ được tính điểm, vì thế hãy chú ý điều này nha.
Trong lúc trình bày, các bạn nên nhìn vào người đối diện, không nên cúi mặt hay nhìn đi chỗ khác. Nhưng nếu bạn cảm thấy áp lực khi phải như vậy thì chỉ tập trung ở mức độ vừa phải thôi, miễn làm sao để thầy cô hiểu là bạn tôn trọng người đối thoại và tập trung vào vấn đề với một thái độ nghiêm túc.
Một điều khó tránh khỏi khi thực hiện bài thi vấn đáp là thầy cô có quan điểm khác hay bác bỏ câu trả lời của mình, các bạn không nên mất bình tĩnh. Cứ từ từ trình bày, phân tích quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của thầy cô. Đặc biệt, không nên cãi lại thầy cô với thái độ không mang tình xây dựng.
Một chú ý cuối cùng là, thi vấn đáp các thầy cô không chỉ đòi hỏi bạn trả lời câu hỏi mình bốc thăm được mà còn hỏi một số câu hỏi phụ nữa để kiểm tra kiến thức của bạn. Thông thường thầy cô sẽ yêu cầu bạn liên hệ câu trả lời với thực tế, vì vậy hãy tập trung trả lời, vận dụng hết những hiểu biết của bạn vào đó. Câu hỏi phụ không có nghĩa chỉ trả lời qua loa là được.
Với những chú ý trên, hi vọng các bạn sẽ có một bài thi vấn đáp thành công.
Theo PLXH
Sinh viên Thời trang họ làm được những gì? Tò mò từ một số bài báo về Học viện Thời trang Luân Đôn, tôi đã tìm đến thẳng địa chỉ 48 Tô Ngọc Vân để tìm hiểu thực hư. Thật trùng hợp vì hôm nay cũng ngày chấm điểm cuối kì. Giới thiệu là nhà báo, tôi được mời dự giờ để hiểu hơn về công việc của các sinh viên nơi...