8x khiếm thính bỏ ước mơ riêng để chăm lo cho những đứa trẻ cùng cảnh

Theo dõi VGT trên

“Bằng kinh nghiệm sống của mình, bằng chính sự đồng cảm của một người điếc, tôi rất muốn giúp cho các em có thể trang bị nhiều kiến thức, không mất nhiều thời gian như tôi để được học lên cao, trở thành những con người thành đạt”, thầy giáo 8X Võ Duy Quang nói.

8x khiếm thính từ bỏ ước mơ riêng để chăm lo cho những đứa trẻ cùng cảnh ngộ

Trăn trở của một thanh niên khiếm thính với tương lai của những đứa trẻ đồng cảnh ngộ

8x khiếm thính bỏ ước mơ riêng để chăm lo cho những đứa trẻ cùng cảnh - Hình 1

Thầy giáo Võ Duy Quang chia sẻ về những trăn trở của anh trong hơn 4 năm giảng dạy, chăm sóc cho những học sinh khiếm thính cùng cảnh ngộ

Câu chuyện về người thầy khiếm thính Võ Duy Quang (sinh năm 1988, giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ Khiếm thính Lâm Đồng) là một hành trình dài của nghị lực và khát vọng vươn lên.

Bằng cả nhiệt huyết và sự thông hiểu của mình, thầy đã tiếp thêm nghị lực để các học trò khiếm thính thêm tự tin, dám ước mơ và thực hiện mơ ước.

Thầy Quang chia sẻ: “Tôi từng mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang nhưng khi nhìn ra thế giới xung quanh mình, tôi thấy rằng xã hội đang rất thiếu những ngôi trường, môi trường sinh hoạt dành cho người điếc giống như mình nên tôi đã quyết định học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt”.

Sau 4 năm học tập, Võ Duy Quang tốt nghiệp chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiểu học, Khoa Giáo dục đặc biệt của Đại học Đồng Nai. Quang quyết định trở về ngôi trường cũ, nơi thầy đã học tập và trưởng thành để truyền thụ kiến thức và chăm lo cho những đứa trẻ khiếm thính giống như mình. Về trường, thầy Quang phụ trách môn ngôn ngữ ký hiệu.

Điều mà thầy giáo Võ Duy Quang trăn trở là: “Nhiều trẻ em điếc từ nhỏ tới lớn không được can thiệp bất cứ phương pháp nào phù hợp do đó các em hoàn toàn bị mất khoảng thời gian từ 0-6 tuổi không có ngôn ngữ, không có kiến thức ở trong đầu.

Ví dụ đối với học sinh lớp 1 hoặc học sinh dự bị vào lớp 1, nhiều em 8-9 tuổi mới bắt đầu đi học, khi đó các em bắt đầu từ con số 0. Đối với các em chúng tôi cần phải kiên nhẫn hơn rất nhiều. Dẫu vậy, còn rất nhiều trẻ em khiếm thính chưa có cơ hội được học tập”.

8x khiếm thính bỏ ước mơ riêng để chăm lo cho những đứa trẻ cùng cảnh - Hình 2

Thầy giáo khiếm thính mong mỏi hoàn thiện bộ ngôn ngữ kí hiệu dành cho người điếc. Trong ảnh, thày Quang trình bày mong muốn này trước lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo

Trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo nhân dịp lễ tuyên dương 48 giáo viên dạy trẻ khuyết tật tiêu biểu trên toàn quốc ngày 14/11/2018, thầy Võ Duy Quang bày tỏ mong mỏi: “Tất cả học sinh của tôi đều là những người khiếm thính (không nghe, không nói) giống như tôi. Chúng tôi chia sẻ cuộc sống và cảm thấy rất niềm hạnh phúc khi dạy cho các em.

Tuy nhiên chúng tôi gặp khó vì không có sách giáo khoa riêng cho học sinh điếc và giáo trình cũng không được đổi mới thường xuyên. Các em học sinh khiếm thính sau khi học xong cấp 1 thì chưa có cơ hội học lên cấp 2, cấp 3.

Đối tượng người khiếm thính chưa có nhiều cơ hội để hòa nhập vào cộng đồng, nhất là có công ăn việc làm. Mong lãnh đạo Bộ điều kiện để người điếc có cơ hội giáo dục chuyên sâu hơn, cũng như hoàn thiện bộ ngôn ngữ kí hiệu dành cho người điếc”.

Ngọn đuốc sáng mãi trong thế giới lặng im

Sợi dây liên kết lớn nhất giữa thầy Quang và các em học sinh chính là sự đồng cảm. Thầy Quang là một người khiếm thính từ nhỏ, vậy nên, trong mỗi tiết học của thầy tuy chỉ có tiếng của những trẻ khiếm thính và các động tác về ngôn ngữ hình thể, nhưng tiết học lại rất sinh động, lôi cuốn.

“Trước đây khi tôi học lớp 1, tôi từng trải qua cảm giác khổ sở vì tôi không hiểu giáo viên của mình dạy gì. Do vậy, bằng kinh nghiệm sống của mình, bằng chính sự đồng cảm của một người điếc, tôi rất muốn giúp cho các em có thể trang bị nhiều kiến thức, không mất nhiều thời gian như tôi để được học lên cao, trở thành những con người thành đạt. Tôi mong muốn các em có thể vun đắp ước mơ của chính mình.

Hơn ai hết, tôi hiểu sự mặc cảm, tự ti của các em về khiếm khuyết của mình. Do đó, trước khi dạy kiến thức, tôi truyền cho các em sự tự tin, lòng nhiệt huyết để vượt lên những rào cản về khiếm khuyết của cơ thể để có thể học tập, giao tiếp với xã hội tốt hơn”, thầy Quang bộc bạch.

8x khiếm thính bỏ ước mơ riêng để chăm lo cho những đứa trẻ cùng cảnh - Hình 3

Thầy Quang và “những đứa con” của mình. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Sự đồng cảm đã gắn kết thầy giáo trẻ và những học trò của mình một cách khắng khít như tình cha con. Như thầy Quang đã nói: “Giống như một người cha, tôi cần phải kiên nhẫn dạy dỗ, để cho các con biết được rằng các con có một loại ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ kí hiệu, nhờ nó các con có thể học lên cao và hòa đồng với xã hội”.

Chính vì mong muốn học trò có thể tự tin bước ra xã hội, thầy Quang không chỉ giảng dạy kiến thức cho học sinh mà còn chăm lo đời sống tinh thần của các em, tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: hướng dẫn các em đọc sách, vẽ, thể thao… để học trò mạnh dạn hơn.

Trong 4 năm rưỡi làm nghề giáo, thầy Quang không chỉ là một người thầy cần mẫn mà còn có nhiều sáng tạo trong giảng dạy và luôn đau đáu nỗi lo toan cho tương lai của học trò.

Thầy Quang nói rằng thầy đã học được rất nhiều điều, không chỉ từ những giáo viên đi trước mà ngay từ những em học sinh. Trong sự hồn nhiên, ngây thơ của nhiều em là cả một nghị lực to lớn để vươn tới ước mơ của mình. Đây cũng chính là động lực để thầy Quang gắn bó với nghề.

Một trong những học trò của thầy Quang, em Nguyễn Thị Thủy Tiên, học sinh lớp 3 Trường Khiếm thính Lâm Đồng, chia sẻ bằng ngôn ngữ kí hiệu: “Khi được cô hiệu trưởng thông báo trường sẽ có thầy giáo mới về giảng dạy và thầy cũng là người khiếm thị thì chúng em rất hồi hộp, mong đợi.

Khi được trực tiếp học tập với thầy Quang, em rất thích bởi cách dạy của thầy rất dễ tiếp thu và thầy cũng gần gũi với chúng em. Em muốn học thật giỏi để sau này có thể trở thành giáo viên truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh khuyết tật giống như thầy Quang”.

Đối với học trò và đồng nghiệp, thầy giáo Quang giống như một ngọn đuốc cháy bừng nhiệt huyết, lan truyền sự ấm áp và cảm hứng. Ngọn đuốc ấy đã nhen nhóm ước mơ trong lòng cô học trò nhỏ Thuỷ Tiên, để sau này tạo ra thêm nhiều thế hệ học trò tự tin dùng cách thức của riêng mình tạo nên dấu ấn trong thế giới không có âm thanh.

Mai Châm

Theo Dân trí

Ông chủ T-farm: Tôi làm giáo dục không phải vì...tiền

" Với tôi, đích đến và giá trị cốt lõi của hình thức giáo dục này chưa hẳn là tiền. Quan trọng hơn đó là sự đóng góp cho xã hội và sự ghi nhận của cộng đồng".

Thay vì nói suông thì hãy hành động

Mặc dù không phải là lần đầu trò chuyện với doanh nhân Lê Xuân Tưởng, "chỉ huy trưởng" Công ty cổ phần Thiết bị và Hóa chất Thăng Long, nhưng mỗi lần trò chuyện với anh là mỗi lần tôi lại được nghe những câu chuyện thú vị về chuyện đời, chuyện nghề kinh doanh không ít thăng trầm của vị doanh nhân trẻ.

Khác hẳn với dáng dấp của một vị doanh nhân thường thấy trong bộ cánh sơ mi trắng, quần âu, lần này tôi gặp anh trong bộ dạng một "người nông dân chính hiệu" tại Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm (Đông Thịnh, Thanh Hóa) - nơi anh đang thực hiện ước mơ ấp ủ hơn 20 năm nay.

Hóa ra cứ mỗi dịp cuối tuần, anh lại tức tốc từ Hà Nội trở về Thanh Hóa để quán xuyến mọi công việc tại trang trại. Anh cũng xem công việc ở trang trại là thú vui và cũng là nơi thư giãn sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.

Từng là sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại Học Quốc gia Hà Nội, sau khi tốt nghiệp (năm 1998) anh chọn cho mình một hướng đi khác, đó là theo đuổi con đường kinh doanh. Bởi, theo anh chỉ có làm kinh doanh mới có tiền để thực hiện được ước mơ của mình.

Quãng thời gian bươn trải, lăn lộn với nghề gia sư và đi hát tại các quán cà phê sinh viên kiếm thêm thu nhập đủ để anh trải nghiệm, tích lũy được những giá trị kinh nghiệm sống thực tế.

Cho đến trước khi thành lập Công ty cổ phần Thiết bị và Hóa chất Thăng Long (năm 2005), anh Tưởng từng có thời gian công tác tại Công ty đường Lam Sơn. Những ngày tháng gian nan, vất vả giúp anh đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý giá trong công việc, quản trị, xây dựng các mối quan hệ của riêng mình.

Ông chủ T-farm: Tôi làm giáo dục không phải vì...tiền - Hình 1

Doanh nhân Lê Xuân Tưởng: "Hãy hành động thay vì chỉ biết nói suông". Ảnh của Xuân Thiên.

Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm đã khiến anh không ít lần gặp trắc trở trên con đường lập nghiệp. Mỗi lần gặp thất bại anh lại loay hoay làm lại từ đầu từ hai bàn tay trắng.

Anh đã có lúc rơi vào cảnh đến chiếc xe máy cà tàng cũng không có mà đi. Trong tình cảnh khốn khó ấy, anh phải mượn xe máy của vợ và nhân viên cắm luân phiên để lấy vốn làm ăn, vực lại cơ nghiệp từ đống đổ nát.

Với anh, một trong những chìa khóa của thành công là không được bỏ cuộc dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.

Thành công trên thương trường đã giúp anh đến gần hơn với ước mơ từng 20 năm đeo đuổi của mình - đầu tư vào lĩnh vực giáo dục để tạo ra những giá trị cốt lõi, bền vững giúp phát triển con người và xã hội.

Anh bảo: "Mọi thứ đều bắt đầu từ giáo dục. Giáo dục mang lại nhiều giá trị to lớn trong đời sống, giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, đầu tư cho trang trại giáo dục là niềm đam mê từ khi còn nhỏ của tôi, thôi thúc tôi tạo ra một môi trường học tập mà học sinh, giáo viên, phụ huynh có thể học một cách tự nguyện, hiệu quả trên cơ sở trải nghiệm thực tế", anh Tưởng chia sẻ.

Khi đã trở thành một doanh nhân đứng đầu một doanh nghiệp thành danh ở Hà Nội, anh quyết định trở về quê hương xã Đông Thịnh (Đông Sơn, Thanh Hóa) để thực hiện đam mê ngay trên chính mảnh đất khô cằn sỏi đá mà anh đã từng sinh ra.

Cái cách mà vị doanh nhân trẻ thể hiện đam mê của mình khi ấy cũng chẳng giống ai, thậm chí còn bị cho là ý tưởng điên rồ bởi khi đó, hầu hết người dân quanh vùng chưa hiểu trang trại giáo dục là gì.

Ông chủ T-farm: Tôi làm giáo dục không phải vì...tiền - Hình 2

Khác hẳn với dáng dấp của một vị doanh nhân thường thấy trong bộ cánh sơ mi trắng, quần âu, lần này tôi gặp anh trong bộ dạng một "người nông dân chính hiệu" tại Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm. Ảnh của Xuân Thiên.

Nhưng đã quyết tâm thì phải làm, năm 2001, anh quyết định thuê lại một phần đất nông nghiệp tại cánh đồng Cao, xã Đông Thịnh để thực hiện dự án Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm.

"Nhiều người khi ấy thấy khó hiểu với ý tưởng có phần liều lĩnh của tôi, rồi tỏ ý can ngăn. Có người khuyên, sao không đầu tư chỗ khác nhanh kiếm tiền hơn mà lại chui đầu vào chỗ khô cằn sỏi đá này để làm ăn.

Thậm chí có người còn cho rằng chỉ có khùng mới thuê đất ở nơi "khỉ ho cò gáy ấy" để làm trang trại. Nhưng họ biết tính tôi đã quyết cái gì thì phải làm bằng được nên có phản đối cũng chẳng có ích gì.

Khi đã quyết định bắt tay vào làm thì dù khó khăn mấy cũng phải vượt qua để thực hiện được đam mê của mình. Tôi luôn coi những đàm tiếu, nghi ngờ của mọi người là động lực để cố gắng đạt được mục tiêu của mình", anh Tưởng chia sẻ.

Đến nay, sau nhiều năm đầu tư, mô hình Trang trại giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm đã, đang thu được những kết quả đáng mừng.

Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt thực tế đã mang lại giá trị nông sản cung cấp nguồn lương thực ra thị trường. Các sản phẩm nông nghiệp sạch tại trang trại giáo dục được kiểm tra mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm tại Trung tâm phân tích chứng nhận T-lab của Công ty cổ phần Thiết bị và Hóa chất Thăng Long.

Mặt khác, mô hình này vừa tạo điều kiện cho mọi người đến tham quan, khám phá, thậm chí là du lịch, đặc biệt là đối với học sinh.

Thông qua các hoạt động nông nghiệp này mọi du khách, nhất là các em nhỏ có thể được mở rộng tầm mắt, học hỏi được nhiều điều bổ ích từ việc chăn nuôi, trồng trọt, khám phá thực tế.

Rồi anh hạnh phúc của anh khi nghĩ về thành quả bước đầu có được từ mồ hôi, công sức của bản thân mình và cộng sự trong hành trình phát triển Trang trại giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm.

"Dự án Trang trại giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm là niềm đam mê từ khi còn nhỏ của tôi. Đầu tư vào lĩnh vực liên quan tới giáo dục cần phải có tâm huyết.

Những thứ bạn và tôi xây dựng hôm nay, đong gop được cho công đông, xa hôi thi đo cung la luc bạn thanh công. Thay vì nói lý thuyết, mỗi người nên bắt tay vào việc thực hiện ý tưởng của mình.

Tôi hy vọng việc làm nhỏ bé của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển giáo dục nói chung. Và chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Thành công đó không phải nhờ sự may mắn mà là một chặng đường không ngừng nỗ lực của tôi và cộng sự", anh Tưởng chia sẻ.

Ông chủ T-farm: Tôi làm giáo dục không phải vì...tiền - Hình 3

Các sản phẩm nông nghiệp sạch tại trang trại giáo dục được kiểm tra mức độ an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm phân tích chứng nhận T-lab của Công ty cổ phần Thiết bị và Hóa chất Thăng Long. Ảnh của Xuân Thiên.

Không chỉ dừng lại ở Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm, anh cùng cộng sự ấp ủ mở rộng, phát triển dự án này lên tầm cao mới, tạo ra giá trị nhân văn cho xã hội, góp phần đưa ngành nông nghiệp đi vào chiều sâu, gắn nông nghiệp với phát triển giáo dục.

Trong tương lại gần, vị doanh nhân sẽ thực hiện ý định tưởng xây dựng trường liên cấp nội trú quốc tế tại Thanh Hóa để tạo ra sự kết nối với Trang trại giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm, trở thành môi trường giáo dục thực nghiệm.

Học phải đi đôi với hành

Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm được ví như "vùng quê thu nhỏ" với không gian rộng rãi với những vườn cây, ao cá, bãi cỏ xanh mướt, những vườn hoa lộng lẫy sắc màu, tạo không khí yên bình, thân thương.

Nói về mục đích hướng đến của Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ, anh Tưởng cho biết đây là hướng đi mới có tính giáo dục thực tiễn cao.

Việc kết hợp trại và chương trình giáo dục giúp các em có thể trải nghiệm nhiều kiến thức thực tế, khám phá tự nhiên gần gũi, thú vị. Bên cạnh đó, các em còn được trải nghiệm thực tế như những người nông dân thực thụ thông qua các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

"Giữa không gian thành phố xô bồ, khói bụi, bon chen các con và bố mẹ thiếu lắm những sân chơi đúng nghĩa. Còn đâu những trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê khi mà bọn trẻ đã bị "quyến rũ" bởi ti vi và các trò chơi hành động trên vi tính.

Nhiều đứa trê ở thành phố khi về nông thôn còn chưa phân biệt được đâu là bò, đâu là trâu. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi mở ra Trang trại giáo nông nghiệp xanh, sạch và hiện đại, để các em được "làm người nông dân" hiện đại, làm quen với những mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sạch.

Ông chủ T-farm: Tôi làm giáo dục không phải vì...tiền - Hình 4

Trang trại giáo dục và Sinh học hữu cơ T - Farm được ví như "vùng quê thu nhỏ" với không gian rộng rãi với những vườn cây, ao cá, bãi cỏ xanh mướt, những vườn hoa lộng lẫy sắc màu, tạo không khí yên bình, thân thương của làng quê. Ảnh của Xuân Thiên.

Để tạo ra một môi trường trong lành, thuận lợi cho phụ huynh và các bé vui chơi, T-Farm sẽ đưa vào các hạng mục phục vụ trong thời gian ngắn sắp tới như: Cháu tập làm nông nghiệp; tham quan các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ; tham quan khu bảo tồn chim, gia cầm quý hiếm.

Tham quan, tìm hiểu sản xuất công nghệ cao trong nhà lưới; tham quan vườn chim T-Farm; chơi các trò chơi dân gian đua thuyền, câu cá; tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời; ẩm thực đồng quê; khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm, bán hàng của T-Farm...

Đây là mô hình trang trại hữu cơ giáo dục (không dùng bất kỳ sản phẩm hóa học nào trong chăn nuôi, trồng trọt) kết hợp với giáo dục nhằm mục đích tạo môi trường hoàn toàn tự nhiên và an toàn, với không gian vui chơi học tập đa dạng cho trẻ em và cả gia đình", anh Tưởng chia sẻ.

Theo anh Tưởng, những hoạt động này sẽ giúp các em nhận ra sợi dây liên kết chặt chẽ giữa trường học và xã hội. Những hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích được tính sáng tạo và sự chủ động, tự lập cho học sinh.

Vị doanh nhân chưa bao giờ đặt lợi nhuận lên hàng đầu khi đầu tư hàng tỷ đồng vào Trang trại Giáo dục và Sinh học hữu cơ T-Farm, bởi theo anh đích đến và giá trị cốt lõi của hình thức giáo dục này chưa hẳn là tiền. Với anh, quan trọng hơn đó là sự đóng góp cho xã hội và sự ghi nhận của cộng đồng.

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lisa xác nhận BLACKPINK sẽ trở lại vào năm 2025

Nhạc quốc tế

15:42:50 18/11/2024
Trong một cuộc phỏng vấn mới với Billboard, Lisa của BLACKPINK đã tiết lộ nhiều thông tin khác nhau về hoạt động nhóm và solo trong tương lai của cô.

Chị Đẹp toả sáng nhất Công diễn 1: Vượt qua sự cố nguy hiểm, trình diễn xuất sắc và giành chiến thắng thuyết phục

Tv show

15:35:42 18/11/2024
Ngày 16/11, Công diễn 1 của show Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đã diễn ra thành công mỹ mãn, đem tới những màn trình diễn đỉnh cao tròng vòng thi đối kháng.

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.