82 giáo viên Việt Nam được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đặc biệt
Chuyên gia đến từ Hàn Quốc cung cấp cho các giáo viên, cán bộ quản lý ở Hà Tĩnh và các tỉnh, thành trong cả nước những kiến thức liên quan tới phương pháp giảng dạy, thiết bị bổ trợ, hỗ trợ giao tiếp đối với học sinh khuyết tật.
Sáng 8/8, tại Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục – Đào tạo phối hợp Viện Giáo dục đặc biệt thuộc Sở Giáo dục Gyeongsangnam (Hàn Quốc) khai mạc khóa bồi dưỡng giáo dục đặc biệt dành cho giáo viên tại Việt Nam năm 2022.
.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Hồng Cường khẳng định: “Khóa bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục đặc biệt dành cho giáo viên tại Việt Nam mang ý nghĩa đặc biệt. Chương trình thể hiện sự nỗ lực của Bộ GD&ĐT hướng tới đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong tiếp cận giáo dục đối với người khuyết tật. Đây là vấn đề cấp thiết lâu dài đối với người khuyết tật ở hai đất nước Việt Nam và Hàn Quốc”.
Video đang HOT
Khóa bồi dưỡng do 13 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục của Viện Giáo dục đặc biệt thuộc Sở Giáo dục Gyeongsangnamgiảng dạy. Khóa bồi dưỡng thu hút 82 học viên tham gia, trong đó, 40 học viên là cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục đặc biệt, giáo dục thường xuyên, tiểu học, THPT tại Hà tĩnh và 42 người là cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên trên cả nước.
Chuyên gia Viện Giáo dục đặc biệt thuộc Sở Giáo dục Gyeongsangnam Jo Hye Jin mong muốn khóa bồi dưỡng, tập huấn thu được nhiều kết quả và thành công tốt đẹp, đồng thời từ khóa học, hi vọng mở ra bước phát triển mới trong hợp tác về giáo dục đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung, giữa Hà Tĩnh và Gyeongsangnam nói riêng.
Khóa bồi dưỡng tập trung các chủ đề như: Tập huấn các vấn đề về chính sách, quản trị cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật, giáo dục hòa nhập; xây dựng văn hóa khuyết tật đồng cảm và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục đặc biệt tại Hàn Quốc; bồi dưỡng, tập huấn các vấn đề liên quan tới phương pháp giảng dạy cho học sinh khuyết tật; hướng dẫn giao tiếp thiết bị bổ trợ, hỗ trợ giao tiếp; cải cách chương trình giáo dục đặc biệt; tạo và làm tài liệu giáo dục đặc biệt và thiết bị hỗ trợ giảng dạy; giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật. Khóa bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực trực tiếp, từ ngày 8 -12/8/2022 tại Hà Tĩnh.
Hướng ra nào cho môn lịch sử?
Giải pháp cần làm là tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cấp lớp nhằm đem lại hứng thú cho HS chứ không phải là trao việc học hay không môn Lịch sử cho HS lựa chọn
Nhìn vào chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), môn lịch sử tuy là môn bắt buộc nhưng đã bị tích hợp với môn địa lý. Thời lượng 42 - 45 tiết cho một học kỳ.
Cần thời gian để thẩm thấu
Điều dễ nhận thấy với thời lượng như trên, để tải hết lượng kiến thức vừa lịch sử thế giới vừa lịch sử Việt Nam theo dạng thông sử thì rõ ràng để học sinh (HS) được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện là điều không thể.
Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc nằm ở nhiều hoạt động giáo dục nhưng cái mọi người có thể nhìn thấy ngay, rõ nhất và gần gũi nhất là thông qua môn lịch sử. Việc học lịch sử hay nói rộng hơn là giáo dục tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc cần nhiều thời gian và phải được xem là cả một quá trình lâu dài trong suốt cuộc đời HS.
Bởi khác các môn khoa học tự nhiên, lịch sử muốn đi vào lòng người học thì cần có thời gian thẩm thấu. Ở lứa tuổi THCS, lịch sử nên dạy là những câu chuyện lịch sử về danh nhân, về đất nước... hơn là cố gắng nhồi nhét theo dạng thông sử.
Do chương trình quá dài, giáo viên cũng khó trong việc triển khai các phương pháp giảng dạy mới nên cuối cùng việc dạy chạy cho xong chương trình sẽ làm môn lịch sử tiếp tục là nỗi ám ảnh với các em ở bậc THCS. Từ ám ảnh đó, lên bậc THPT, các em sẽ không chọn môn lịch sử để học.
Cần tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đem lại hứng thú cho học sinh với môn lịch sử (ảnh minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trong khi đó, ở bậc THPT, các em có đủ tri thức để tổng quát các kiến thức lịch sử và từ kiến thức tổng quát đó, các em tự rút ra những bài học mà lịch sử để lại cho dân tộc, cho chính bản thân mình thì tiếc thay lịch sử lại trở thành môn tự chọn. Có nghĩa là việc giáo dục lịch sử có khả năng bị đứt đoạn ngay lứa tuổi quan trọng nhất để hình thành tư duy đúng đắn về lịch sử.
Triển khai phương pháp dạy phù hợp
Theo chương trình phổ thông mới, lịch sử là môn bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Cấp tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3, giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học tự nhiên và xã hội với tổng thời lượng cho cả 3 năm học là 210 tiết (so với chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 chỉ có 140 tiết); ở lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý là môn học bắt buộc.
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý, là môn học bắt buộc ở tất cả các lớp, từ 6 đến 9, với tổng số 420 tiết, trong đó 50% thời lượng dành cho phân môn lịch sử. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Ở cấp THPT, lịch sử được bố trí là một môn học trong tổ hợp khoa học xã hội.
Ở giai đoạn này, HS bắt buộc phải học 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm 3 môn học: lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm 3 môn học: vật lý, hóa học, sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm 4 môn học: tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học.
Điểm yếu nhất của bộ môn lịch sử trong trường phổ thông hiện nay là chương trình quá dài và ôm đồm dẫn đến người dạy lẫn người học đều cảm thấy mệt mỏi. Giải pháp cần làm là tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cấp lớp nhằm đem lại hứng thú cho HS chứ không phải là trao việc học hay không cho HS lựa chọn hay phân tán ra các môn khác như giáo dục quốc phòng hay giáo dục địa phương.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các nền văn hóa của nhiều nước lớn trên thế giới đang xâm nhập một cách mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn với giới trẻ, đặc biệt là HS, thì việc bắt buộc học lịch sử là một yêu cầu cấp thiết.
Lịch sử phải là môn bắt buộc trong suốt chương trình phổ thông. Điều này sẽ thể hiện chương trình giáo dục phổ thông coi trọng yếu tố giáo dục con người, biết trân trọng lịch sử dân tộc, quý trọng quá khứ và tinh thần tự hào dân tộc.
Hai nam sinh lớp 11 Hà Nội khởi nghiệp với dự án đáng nể! Kinh nghiệm của nam sinh giành giải Nhì cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp là khi đứng trước áp lực, đừng lo sợ và hãy cố gắng hết mình vì mục tiêu thì chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Mới đây, đề tài "Signtegrate- giải pháp hỗ trợ giao tiếp dành cho người khiếm thính tại Việt Nam bằng ứng...