800m đường khốn khổ!
Suốt nhiều năm nay, 800m đường trên tỉnh lộ 12 nối 10 xã biển ngang của huyện Thạch Hà với TP Hà Tĩnh xuống cấp thê thảm, là nỗi kinh hoàng của những người hàng ngày phải đi trên đoạn đường này.
Đoạn đường khốn khổ
Tuyến tỉnh lộ 12 có chiều dài 16km nối 10 xã biển ngang với TP Hà Tĩnh, là tuyến đường độc đạo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người dân các xã miền biển này. Nhưng suốt 4 năm qua, huyết mạch giao thông này bị chia cắt bởi đoạn đường kinh hoàng dài 800m qua xã Thạch Khê.
Bị tàn phá bởi những đội xe tải trọng lớn phục vụ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và những đội xe vận chuyển đá, cát từ phía biển ra, đoạn đường bị “băm nát” thành vô số ổ gà, ổ voi, những “ao” nước chềnh ềnh giữa đường. Những đống đất, cát lớn từ hai khu tái định cư quy hoạch hai bên đoạn đường cũng tràn xuống khiến con đường thêm lầy lội, bụi bặm. Mỗi khi đi qua đoạn đường này, dù nắng hay mưa, người dân đều thấy khốn khổ.
Một cái “ao” giữa đường
Để tránh bị tai nạn trên đường, người tham gia giao thông qua đây thường phải dắt xe qua ruộng rồi đi ké qua một khu tái định cư đang xây dựng dở dang. Những con đường nhỏ và cả hệ thống mương thoát nước có nắp đậy rộng chừng 1m của khu tái định cư đã trở thành con đường lưu thông của các phương tiện xe cơ giới. Từ đây xuất hiện nhiều vụ xô xát, cãi vã giữa những người đi đường và người bảo vệ khu tái định cư.
Video đang HOT
Người dân đi tránh đường khác để khỏi phải qua đoạn đường đau khổ
Mới đây, lo sợ người dân đi lại nhiều sẽ khiến hệ thống công trình khu tái định hư hỏng, chủ đầu tư, nhà thầu buộc phải đào mương, đổ đất đá chia cắt các điểm đấu nối tự phát từ tỉnh lộ 12 sang khu tái định cư.
Lo sợ cơ sở hạ tầng hỏng, doanh nghiệp xây dựng khu tái định cư đã cho đào mương ngăn cách với tuyến tỉnh lộ 12
Lãnh đạo các trường học trên địa bàn bức xúc cho biết, nhiều cô giáo, học sinh cũng đã chịu cảnh chậm giờ tới lớp chỉ vì 800m đường oái ăm, xuống cấp này. Một số trạm y tế trên địa bàn cũng phản ánh, nhiều trường hợp xe cứu thương phải chạy vòng vèo qua nhiều tuyến đường khác rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Yêu cầu sửa đường cho dân trước Tết
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, ông Nguyễn Quốc Hương, người được UBND huyện giao chỉ đạo 10 xã vùng biển ngang của huyện này, tỏ ra bức xúc trước tình trạng 800m đường trên tỉnh lộ 12 xuống cấp lâu năm mà không được sửa chữa. Ông Hương xác nhận: “Người dân, học sinh, công chức sinh sống tại 10 xã biển ngang đã chịu quá nhiều nỗi cơ cực khi qua đoạn đường này. Huyện đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng, trong đó có Công ty CP Sắt Thạch Khê, phải bỏ chi phí sửa đường cho dân đi nhưng kiến nghị của huyện không được doanh nghiệp này thực thi”.
Theo ông Hương, vừa rồi huyện Thạch Hà đã có kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê bằng mọi giá phải bỏ tiền sửa chữa đoạn đường trên trước dịp Tết Nguyên đán này.
Đề nghị của UBND huyện Thạch Hà xem ra rất khó thực thi, bởi như lời ông Thái Văn Hoá, Trưởng Ban quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê, hiện Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê như “con nghiện”, thiếu vốn trầm trọng, không thể đầu tư vốn sữa chữa đường lúc này. Cũng theo lời ông Hóa, hiện người dân các xã vùng biển ngang huyện Thạch Hà chỉ còn hi vọng vào nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Dantri
Hơn 15.000 tỷ đồng xây dựng đường hầm đèo Cả
Ngày mai tuyến đường hầm đèo Cả nối tỉnh Phú Yên và TP Nha Trang (Khánh Hòa) sẽ được khởi công. Đường hầm được kỳ vọng xóa nguy cơ mất an toàn cho phương tiện khi đi trên đoạn đèo hiểm trở này.
Hiện nay trên tuyến huyết mạch quốc lộ 1A, đoạn qua đèo Cả, có địa hình núi cao hiểm trở, nhiều cua gấp với bán kính cong nhỏ và độ dốc dọc lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho phương tiện, nhất là các xe tải nặng, xe siêu trường siêu trọng. Đoạn đường cũng thường xuyên xảy ra ách tắc do đất đá trên đèo lở xuống.
Do vậy tuyến hầm đường bộ qua đèo Cả nối tỉnh Phú Yên với khu kinh tế Vân Phong và thành phố Nha Trang, sẽ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác của quốc lộ 1A và khai thác tiềm năng kinh tế khu vực.
Một góc đèo Cả. Ảnh: TTXVN
Tuyến đường dài 13,4 km, điểm đầu tại xã Hòa Xuân (Đông Hòa, Phú Yên), điểm cuối tại xã Vạn Thọ (Vạn Ninh, Khánh Hòa). Trong đó hầm xuyên qua đèo Cả dài 3,9 km, đoạn qua hầm Cổ Mã dài 500 m, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 9 km, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT và BT, với tổng mức đầu tư 15.600 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây dựng hầm đèo Cả là 10.555 tỷ đồng (hình thức BOT), các hạng mục còn lại chi phí là 4.509 tỷ đồng (hình thức BT); chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư là 539 tỷ đồng.
Dự án BOT do nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư và thu hồi vốn thông qua thu phí. Với vốn đầu tư BT, nhà đầu tư huy động bằng nguồn vốn vay để thực hiện xây dựng và sẽ được trả chậm bằng ngân sách Nhà nước.
Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành 2 tiểu dự án độc lập và giao UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện.
Tuyến đường được khởi công vào ngày 18/11 tại tỉnh Phú Yên và hoàn thành vào năm 2016.
Theo VNE
Sắp khởi công cải tạo mặt đường 5 Bộ GTVT vừa có chỉ đạo về dự án đầu tư, cải tạo, khôi phục mặt đường quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng). Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Ngân hàng phát triển Việt Nam tạo điều kiện sớm cung cấp tín dụng để có nguồn vốn thực hiện dự án. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo lập...