80% học sinh Trung Quốc bị thiếu ngủ
Vì thời gian dành cho việc học quá nhiều.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, hiện nay gần 80% học sinh trên toàn đất nước Trung Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu ngủ.
Theo báo cáo “Nghiên cứu thanh niên và trẻ em Trung Quốc trong 10 năm” của trung tâm nghiên cứu thanh thiếu niên Trung Quốc, cứ mỗi năm, số giờ mà học sinh tiểu học và trung học dành cho việc ngủ lại giảm đi so với năm trước đó.
Thời gian ngủ trung bình của học sinh tiểu học chỉ khoảng 7 giờ 37 phút năm 2010, ít hơn một tiếng rưỡi so với năm 2005. Thậm chí vào cuối tuần, các em nhỏ cũng chỉ được ngủ 7 giờ 49 phút. Trung bình trẻ em ở độ tuổi tiểu học cần ngủ khoảng 9 giờ một đêm.
Video đang HOT
Học sinh Trung Quốc bị thiếu ngủ trầm trọng
Chu Hongqi, giáo sư tại trường đại học Bắc Kinh cho rằng đây là kết quả của việc quá tải trong chương trình học và áp lực từ phía bố mẹ, nhà trường, mong muốn con cái và học sinh phải đạt được điểm cao trong các kì thi.
Ngoài lớp học chính ở trường, hầu như tất cả các học sinh tiểu học và trung học Trung Quốc đều tham gia các lớp học thêm sau giờ học.
Theo PLXH
Ngâm mình dưới nước chờ... đưa con đi học
Đó là hoàn cảnh của nhiều bậc phụ huynh ở thôn 9, xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Do quá nhỏ, các em học sinh không thể lội qua khe nước sâu cắt ngang đường đến trường mà phải đợi người lớn cõng qua.
Chọn thời điểm gần giờ các em học sinh tan trường, tôi có mặt bên khe Thầy Luyến (còn gọi là khe Cải Tạo) thuộc thôn 9, xã Phú Định để chứng kiến cảnh những ông bố đứng đợi để lần lượt cõng các em học sinh qua khe nước sau mỗi giờ tan trường.
Một phụ huynh cõng con qua khe.
Trong lúc đứng đợi con tan trường, anh Trần Văn Tình (SN 1970), một người dân ở thôn 9 tâm sự: Vào mùa mưa lũ như hiện nay, nước khe Thầy Luyến dâng khá cao. Học sinh THPT có thể tự bơi qua để đến trường, còn học sinh tiểu học và THCS thì gia đình phải "cõng" qua. Cuối buổi học, trong thôn sẽ cử người ra đứng gác bên khe làm nhiệm vụ cõng các em về nhà.
Công việc này được những người đàn ông trong thôn thay nhau thực hiện từ nhiều năm qua nhằm bảo đảm an toàn cho các em học sinh. Hiện toàn thôn có 35 trẻ tới trường. Lúc nước lũ mạnh thì mỗi "ca trực" có từ 2 - 3 người, lúc nước xuống thấp thì chỉ cần 1 người. Chính vì vậy, ngày nào cũng có phụ huynh sắp xếp việc nhà để có mặt bên khe này.
Ông Phạm Văn Phê -Trưởng thôn 9 cho biết: Thôn 9 được thành lập năm 1979, từ đó đến nay công việc thường xuyên của những người cha ở đây là cõng con qua khe để đến trường học chữ. Có khi, cả phụ huynh và học sinh vấp ngã giữa khe khiến áo quần, sách vở ướt sũng, nhưng các em vẫn kiên trì đến lớp...
Nói về cuộc sống của các hộ dân ở thôn 9, anh Trần Văn Tình chia sẻ, vào mùa mưa lũ nước khe dâng cao, trong thôn hầu như chỉ toàn đàn ông đi chợ chứ phụ nữ không dám qua khe.
Thôn trở thành một "làng nổi" bị cô lập, không buôn bán, trao đổi gì được với bên ngoài bởi con đường qua khe Thầy Luyến đã bị ngập chìm trong nước. Người dân không có thực phẩm, còn trẻ con thì bị cắt mất đường tới trường, phải nghỉ học. Mong ước của người dân nơi đây là có một cây cầu giúp việc đi lại được an toàn, thuận lợi hơn.
Thei DV
7 đề án để xây dựng đội ngũ giáo viên Ngày 14/12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận có quyết định Phê duyệt Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020. Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư...