80% bố mẹ Việt sẽ giật mình khi đọc 6 sai lầm trong cách dạy con dưới đây
Nhiều khi con trở nên hư khó bảo không phải do bản chất hay vì chơi với bạn bè xấu. Nguyên nhân có thể do chính những cách dạy dỗ sai lầm hàng ngày của bố mẹ.
1. Trách mắng con ở nơi công cộng
Một trong những cái sai kinh điển nhất của bố mẹ đó là trách mắng con trước mặt người ngoài. Nhiều bố mẹ cho rằng mình có quyền nên được phép uốn nắn con mọi lúc, mọi nơi.
Bố mẹ không biết điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể diện của con. Con có thể tự ti, rụt rè, thậm chí trầm cảm vì những lời mắng nhiếc, chì chiết của bố mẹ.
Cách dạy dỗ đúng nhất là bố mẹ nói chuyện riêng với con, phân tích rõ ràng cái đúng, cái sai. Nếu con mắc lỗi ở nơi công cộng, bố mẹ lập tức dẫn con ra khỏi nơi đó rồi mới trách mắng sau.
Quát mắng trước mặt người ngoài đôi khi có thể khiến con kích động thêm.
2. So sánh con mình với con nhà người ta
Khi con mắc lỗi hoặc chưa đạt được thành tích như kỳ vọng, nhiều bố mẹ thường hay lấy những đứa trẻ giỏi giang ra để trách móc, so sánh: “Tại sao con không được như bạn A”, “Con thấy bạn B không? Bạn ấy học giỏi như thế!”,…
Mục đích của việc so sánh nhằm giúp bố mẹ giải tỏa nỗi khát vọng con mình được giỏi như “con nhà người ta”. Đồng thời cũng để con tự rút kinh nghiệm, nỗ lực hơn trong việc học tập.
Tuy nhiên theo các nhà Tâm lý học, hành động so sánh chẳng những không khích lệ mà còn dìm sự tự tin của con. Ngoài ra nó còn khiến con nảy sinh tính ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.
3. Tìm cách đổ lỗi
Khi con ngã, nhiều ông bà, bố mẹ Việt thường vội chạy lại bế ẵm rồi “đánh chừa” cái ghế, cái bàn, cái nền nhà,… xung quanh. Đây chính là hành động điển hình của việc đổ lỗi.
Thay vì dạy con cẩn thận hơn, chịu trách nhiệm về hành động của mình thì bố mẹ lại dạy con đổ lỗi cho những vật vô tri vô giác.
Video đang HOT
Điều này khiến con hình thành tính bảo thủ, khó tiếp thu và không bao giờ nhìn nhận sai lầm của bản thân.
4. Thỏa hiệp với đòi hỏi của con
Nhiều đứa trẻ khi đòi hỏi điều gì đó không được sẽ bắt đầu khóc lóc, ăn vạ. Mỗi lần như vậy, bố mẹ lại vội vàng hứa sẽ mua kẹo, mua đồ chơi để xoa dịu con.
Đây là một cách dạy dỗ đầy sai lầm khiến bố mẹ bị con nắm thóp.
Con luôn biết nếu đi ra ngoài, mình khóc lóc, mè nheo thật nhiều thì bố mẹ sẽ thỏa hiệp với mọi mong muốn của mình, nhất là ở nơi công cộng.
Bố mẹ tốt nhất không nên thỏa hiệp với những hành vi sai của con. Khi con mắc lỗi, bố mẹ cần có cách xử lý nhất quán, đưa ra hình phạt như đã quy ước.
5. Nói quá nhiều, quá dài dòng
Trẻ nhỏ chưa có khả năng tập trung được như người lớn. Nếu khi dạy dỗ, bố mẹ nói quá nhiều, quá dài dòng thì con sẽ không thể nắm bắt hết ý và không tiếp thu được. Bên cạnh đó, việc bố mẹ nói quá nhiều cũng khiến con chán nản.
Vì vậy bố mẹ cần rút kinh nghiệm, nói chuyện với con thật ngắn gọn, súc tích để đạt được hiệu quả.
6. Dạy con bằng đòn roi
Khi con làm sai, không ít bố mẹ sử dụng đòn roi để đưa con vào khuôn khổ. Đòn roi có tác dụng lập tức nhưng về lâu dài, nó gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, không chỉ ảnh hưởng về thể xác mà cả tinh thần con.
Con có thể bị rụt rè, trầm cảm, lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi. Một số đứa trẻ lại nảy sinh khuynh hướng bạo lực. Con cho rằng bạo lực là cách hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, y như cách bố mẹ đã làm với mình.
Đòn roi chưa bao giờ được khuyến khích trong việc giáo dục con cái.
Thay vào đó, bố mẹ nên đưa ra các quy tắc rõ ràng trong gia đình để con biết mình sẽ nhận hình phạt nào nếu mắc lỗi.
Theo Helino
7 cách cha mẹ ngày xưa dạy con cái, tưởng cũ những lại rất hữu hiệu cho việc dạy trẻ hiện nay
Nuôi con bây giờ hoàn toàn khác so với vài thập kỷ trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể áp dụng lại một số phương pháp nuôi dạy con thành công từ thế hệ trước.
Việc học tập và thừa hưởng lại những kiến thức từ việc dạy con ngày xưa đôi khi cũng là phương án hay ho. Nếu thế hệ trước họ áp dụng hiệu quả, thực sự điều này có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc nuôi dạy những đứa trẻ trong thời đại này.
Dựa trên một vài nghiên cứu, cách nuôi dạy con của cha mẹ ngày xưa đã có một tác động rất lớn đến cuộc sống và cách phát triển của thế hệ sau. Dưới đây là những cách hiệu quả nhất được được Brightsight thống kê lại.
Giữ cuộc sống đơn giản.
Cha mẹ ngày xưa dù không thể cho con cái quá nhiều thứ về vật chất, thế nhưng tất thảy những điều nhỏ bé mà cha mẹ truyền lại mỗi ngày khiến cuộc sống mỗi người hạnh phúc hơn. Những niềm vui đơn giản từ cuộc sống mà cha mẹ đã cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, giống như một chiếc bánh ngon do mẹ nấu hoặc một món đồ chơi do cha làm bằng tay, tất cả những thứ đó đều mang một ý nghĩa to lớn đối với chúng ta.
Trước đây các gia đình thường có cuộc sống rất bình dị, việc xem phim cùng nhau, cười và ăn bỏng ngô không phải là quá hiếm như ngày nay. Sinh nhật của những đứa trẻ không có gì lạ mắt, chỉ có rất nhiều trẻ em, một chiếc bánh tự làm, nước ngọt và rất nhiều trò chơi, nhưng điều này mang lại cho chúng tôi rất nhiều niềm vui.
Dành thời gian nhiều nhất có thể với con cái.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới vô cùng bận rộn, cha mẹ của cha mẹ phải đau đầu mới cân bằng được thời gian cho con cái với công việc và cả trách nhiệm cuộc sống. Thật đúng là ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn để cho con cái mình có một cuộc sống thoải mái, nhưng những thứ như thời gian chơi, đọc sách hay đơn giản là ở bên con mới là điều quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Ngày trước, việc dành thời gian tốt nhất với con cái luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên lên hàng đầu. Họ đặt giá trị lớn vào việc tạo ra những kỷ niệm cùng nhau, bởi vậy mà họ không bao giờ bỏ qua bữa tối gia đình, họ coi việc ăn cùng nhau như một nghi thức hàng ngày, đó là khoảng thởi gian cả gia đình sẽ chia sẻ lại được những tâm tư nguyện vọng hay những cảm xúc của bản thân.
Cha mẹ để con cái được trải nghiệm thất bại và thất vọng.
Mỗi cha mẹ đều muốn điều tốt nhất cho con mình, một cuộc sống tuyệt vời tràn ngập niềm vui và thành công. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta luôn bảo vệ chúng bằng cách nhảy vào giúp đỡ họ mọi lúc và giải quyết những khó khăn để làm cho cuộc sống của con trẻ trở nên dễ dàng.
Bố mẹ ngày xưa đã làm rất tốt việc dạy con mình biết tự ngã tự đứng lên. Họ cho con trẻ thử, thất bại, cảm thấy thất vọng và đối mặt với hậu quả tự nhiên từ hành động của mình vì đây là cơ hội để chúng tôi phát triển và học hỏi.
Tin tưởng con cái
Hầu hết ai cũng có thể tự đi bộ một mình đến trường, chơi bên ngoài với bạn bè cho đến khi trời tối, leo rào, hoặc đi xe đạp trong nhiều giờ không về nhà. Cha mẹ ngày xưa nuôi dạy con trẻ trở thành một người độc lập và họ cho chúng thấy được sự tự do vì họ tin tưởng vào khả năng của con trẻ để đưa ra một quyết định tốt nhất.
Điều này thực sự quan trọng đối với cách bạn chuẩn bị cho con bạn trong tương lai. Quá bảo vệ và quá cảnh giác có thể biến con bạn thành một người trẻ kém trách nhiệm và kém trưởng thành.
Dạy con trẻ hiểu giá trị của tiền.
Ngày nay, nhiều thanh thiếu niên có một nhận thức khá méo mó về tiền bạc, rất bối rối về ranh giới tốt đẹp giữa mong muốn và nhu cầu. Ngày trước, cha mẹ đã làm rất tốt khi dạy con trẻ tầm quan trọng của tiền và chi tiêu có trách nhiệm. Họ khuyên những đứa con của mình về cách tiết kiệm và cách quản lý ngân sách.
Bằng cách chỉ cho con bạn, từ khi còn nhỏ, muốn làm ra tiền con phải làm việc chăm chỉ vượt qua được khó khăn. Nếu phụ huynh áp dụng hiệu quả điều này, con trẻ có thể phát triển một số thói quen tài chính lành mạnh và nó sẽ giúp ích cho sự trưởng thành của mỗi người.
Khuyến khích con cái khám phá bên ngoài.
Cha mẹ ngày xưa luôn ưu tiên việc cho con mình được tự do chơi bên ngoài nhiều như chúng muốn. Họ chuẩn bị cho trẻ một bữa ăn nhẹ để sau khi chúng đi học hay đi chơi cả ngày ở ngoài có thể đem theo. Bởi cha mẹ luôn biết rằng thiên nhiên rất có lợi và họ đã không muốn con trẻ bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ khác, tập thể dục và phát triển khả năng sáng tạo của chúng theo cách tự nhiên nhất có thể.
Để con làm việc vặt.
Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ ngày còn nhỏ bản thân đã làm được rất nhiều điều lặt vặt trong nhà. Cha mẹ ngày xưa luôn nhắc con cái hiểu rằng làm việc nhà có nghĩa là con đã thực sự lớn biết quan tâm gia đình và mọi người. Vì vậy, chúng có thể hoàn thành tốt những công việc đơn giản như rửa chén, dọn bàn, lau nhà vệ sinh, dọn giường hoặc giúp đỡ trong vườn. Thật ra những việc làm có căn cứ, có trách nhiệm, có tổ chức sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển được toàn diện, trẻ trở nên độc lập và biết chăm sóc người thân hơn.
Theo Brightside/Helino
Dạy con kiểu không dạy, bố Hải Phòng hãnh diện khoe 2 bé lớp 6, lớp 8 tự kiếm được tiền nhờ làm thêm, cơm nước cực đảm đang Vào ngày nghỉ, anh Nguyễn Quốc Việt đã cho 2 con ra ngoài đường đứng bơm xe thuê kiếm tiền. Theo anh, đây là 1 cách để các bé tự lập. Tự lập là kỹ năng rất quan trọng giúp bé tự xoay xở trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, nhiều ông bố, bà mẹ thường có xu hướng làm hết mọi...