8 vị trí đặt router sai lầm khiến Wi-Fi hoạt động yếu
Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ router và chất lượng đường truyền, những đồ vật trong ngôi nhà của bạn cũng có thể khiến kết nối Wi-Fi gặp trục trặc.
Tình trạng Wi-Fi kém, sóng yếu, tốc độ chậm không chỉ xuất phát từ những vấn đề của thiết bị định tuyến hay gói cước dịch vụ bạn lựa chọn. Trong phần lớn trường hợp, các đồ đạc trong gia đình của bạn cũng có thể trở thành lý do ngăn cản khả năng kết nối thiết bị của bạn với Wi-Fi.
Bề mặt kim loại và nội thất. Kim loại là chất dẫn điện và có khả năng hấp thụ điện. Vì Wi-Fi phát sóng điện từ, bất kỳ bề mặt hoặc vật thể kim loại trong nhà bạn cũng có thể ngăn sóng lan truyền. Nếu bạn muốn kết nối Internet một cách ổn định nhất, bạn cần đặt router tránh xa đồ kim loại.
Tường gạch và đá. Một số chất liệu xây tường có thể ngăn tín hiệu Wi-Fi, điển hình như đá cẩm thạch, xi măng, bê tông, thạch cao và gạch. Điều này giải thích tại sao tín hiệu Internet thường yếu hơn ở những ngôi nhà nhiều tầng.
Gương. Lớp tráng gương có vai trò như một tấm chắn, khiến đường truyền Internet bị phản ngược lại. Khi đặt gần router, gương sẽ khiến cường độ tín hiệu Wi-Fi kém hơn và hoạt động không ổn định.
Tủ lạnh và máy giặt. Theo nguyên tắc chung, các thiết bị điện có đường ống lưu thông nước sẽ không “thân thiện” lắm với tín hiệu Wi-Fi. Nước có thể giữ lại một phần năng lượng từ sóng không dây, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng kết nối Internet.
Đèn dây. Các con chip lấp lánh từ đèn dây tạo ra từ trường tương tác với sóng điện từ của bộ định tuyến. Vì vậy, người dùng nên đặt thiết bị này tránh xa đèn dây trong các dịp cần trang trí.
Thiết bị theo dõi trẻ. Những thiết bị này cũng tạo ra băng tần 2,4 GHz tương tự Wi-Fi, nên có thể gây can nhiễu sóng mạng. Tuy thiết bị theo dõi trẻ cần kết nối Wi-Fi để hoạt động, bạn cũng không nên đặt chúng ở quá gần router.
Drone. Tương tự thiết bị theo dõi trẻ, drone hoạt động ở băng tần 2,4 GHz. Tuy nhiên, không phải thiết bị bay nào cũng có thể gây nhiễu sóng Wi-Fi. Điều này phụ thuộc vào công suất phát sóng của các thiết bị.
Lò vi sóng. Đây là một thiết bị khác có chung phổ tần số với Wi-Fi. Để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực mà lò vi sóng đem lại, người dùng nên đặt router ở vị trí cao hơn vị trí của lò vi sóng.
Phản biện bí kíp "vừa bảo vệ sức khỏe, vừa cải thiện chất lượng internet" của dân mạng Nga: dùng giấy bạc bọc router Wi-Fi!!!
Nhiều người tin rằng giấy bạc sẽ đóng vai trò một tấm phản xạ giúp tín hiệu được phân phối trong nhà tốt hơn, nhưng đồng thời lại che chắn các bức xạ có hại?
Dạo gần đây, cư dân mạng của Nga thường xuyên chia sẻ mẹo "độ" router Wi-Fi bằng cách bọc chúng trong giấy bạc với mục đích bảo vệ sức khỏe và tăng cường chất lượng sóng. Tuy vậy, kết quả ra sao thì vẫn chưa ai kiểm chứng được. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử phản biện mẹo này dưới góc độ lý thuyết xem sao nhé.
Ngăn bức xạ điện từ có hại
Theo một số nghiên cứu, bức xạ phát ra từ bộ định tuyến (router) trên thực tế dao động quanh khoảng 100 W/cm2. Chiếu theo các quy tắc và tiêu chuẩn vệ sinh (SanPiN - do bộ Y tế Nga ban hành) đối với các thiết bị điện thì lượng bức xạ này cao hơn mức tối đa cho phép đối với các thiết bị cố định khoảng 10 lần.
Nhiều người e sợ sóng Wi-Fi có tác động tiêu cực lên sức khỏe
Do vậy, sẽ hợp lý hơn khi không đặt bộ định tuyến tại những phòng hoặc vị trí mà chúng ta dành nhiều thời gian ở đó như phòng ngủ, nơi làm việc; và nếu có thể thì hãy tắt các thiết bị phát sóng điện từ (bao gồm cả router) vào ban đêm. Nhưng liệu có đáng phải dùng đến biện pháp "quyết liệt" như bọc bộ định tuyến bằng giấy bạc hay không, và hiệu quả của nó đến đâu?
Trên thực tế, biện pháp này không có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ điện từ phát ra từ router Wi-Fi mà ngược lại, nó thậm chí còn có thể gây ra những rắc rối lớn.
Đầu tiên, nếu miếng giấy bạc cản được bức xạ thì đồng thời nó cũng sẽ chặn luôn cả tín hiệu. Khi đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe thì chưa biết có đạt được hay không, còn chất lượng kết nối mạng chắc chắn sẽ bị suy giảm.
Tiếp theo, khi dùng giấy bạc để bao bọc bất kỳ thiết bị điện nào thì cũng đồng nghĩa với việc: chúng ta đã xâm phạm đến cơ chế làm mát tự nhiên bằng không khí - vốn đã được các kỹ sư của nhà sản xuất dày công tính toán và thiết kế. Do vậy, trong khi đang loay hoay giải quyết vấn đề "bảo vệ sức khỏe" thì chúng ta sẽ lại phải đương đầu với một vấn đề khác - nguy cơ hỏa hoạn, hay ít nhất là chiếc router Wi-Fi sẽ chóng hỏng do quá nhiệt.
Định hướng sóng Wi-Fi
Nhiều người tin rằng giấy bạc sẽ đóng vai trò một tấm phản xạ giúp tín hiệu được phân phối trong nhà tốt hơn. Một số người còn khẳng định tín hiệu sẽ không bị suy giảm (do bị hấp thụ bởi các bức tường) mà nhờ được phản xạ từ lớp giấy bạc nên sẽ lan truyền hiệu quả hơn trong toàn bộ ngôi nhà. Lý thuyết này xem ra khá hợp lý.
Một bài hướng dẫn tăng cường sóng Wi-Fi bằng lon soda
Không khó để tìm được những hướng dẫn trên mạng internet về phương pháp phản xạ tín hiệu bằng lon nhôm hoặc các tấm màn bằng nhôm đặt phía sau bộ định tuyến, và cũng có không ít những bình luận tích cực nói rằng cách làm này thực sự có hiệu quả khuếch đại tín hiệu.
Trên thực tế, đúng là gương phản xạ có thể làm tăng cường độ trường bức xạ bằng cách thu hẹp khả năng định hướng của ăng-ten. Thế nhưng, phương pháp này chỉ hiệu quả khi tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Khoảng cách từ bộ định tuyến tới gương phản xạ phải xấp xỉ bằng chiều dài của ăng-ten, hoặc (một phần tư) độ dài bước sóng của tín hiệu phát ra. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tính toán một cách phù hợp. Việc "lắp bừa" một tấm gương phản xạ ở phía sau bộ định tuyến chắc chắn sẽ không có tác dụng.
Đối với tần số 2,4 GHz (mà tất cả các bộ định tuyến Wi-Fi gia đình đang sử dụng) thì bước sóng bức xạ có độ dài xấp xỉ 12,5 cm.
Làm hẳn 2 cánh buồm giấy bạc để lướt mạng cho nhanh
Ngoài ra, tấm gương phản xạ cũng phải có độ cong phù hợp (theo hình parabol) và nằm chính xác trên đường dẫn giữa bộ định tuyến và các thiết bị thu sóng (điện thoại, laptop...).
Nhưng ngay cả khi mọi thứ được thực hiện "một cách khoa học" thì các thông số của ăng-ten sau này vẫn có thể thay đổi và khiến cho bộ phát Wi-Fi gặp lỗi. Do vậy, chúng tôi không khuyến khích sử dụng phương pháp khuếch đại tín hiệu kiểu này.
Kết luận
Nếu bạn gặp sự cố với tín hiệu Wi-Fi do khoảng cách lớn hoặc có chướng ngại vật nằm giữa bộ định tuyến và thiết bị thu thì hãy sử dụng thêm bộ tiếp sóng Wi-Fi bổ sung (repeater). Với phương án này chúng ta thậm chí còn tận dụng được những bộ định tuyến cũ mà hiệu quả vẫn không tệ. Còn nếu tài chính dư dả thì bạn có thể nghĩ đến hệ thống mesh hoặc công nghệ Powerline - truyền internet qua hệ thống dây điện trong nhà.
Đây là những việc bạn nên làm ngay sau khi tậu một chiếc router Wi-Fi mới Đây là những cài đặt mặc định cần đổi ở router Wi-Fi mới để có một kết nối mạng an toàn tại nhà. Việc thiết lập một router mạng tại nhà tương đối phức tạp đối với người dùng bình thường. Chính vì thế, để việc thiết lập trở nên đơn giản hơn thì các nhà sản xuất router đã thêm vào các...