8 tỷ hồ sơ Internet của người Thái bị rò rỉ
Dữ liệu gồm 8 tỷ hồ sơ Internet của hàng triệu người dùng Thái Lan, được cho là thuộc nhà mạng AIS, đã bị chia sẻ công khai trên mạng.
Trên blog cá nhân, nhà nghiên cứu bảo mật Justin Paine, cho biết hồ sơ được tìm thấy chứa nhiều thông tin quan trọng, chẳng hạn các truy vấn Hệ thống phân giải tên miền (DNS) và dữ liệu Netflow – giao thức phát triển bởi Cisco, được sử dụng để thu thập thông tin về lưu lượng truy cập qua các thiết bị trên mạng.
AIS là một trong những nhà mạng lớn nhất Thái Lan. Ảnh: Nikkei.
Theo Paine, các gói dữ liệu được đăng tải công khai, có thể tải về và xem thông tin mà không cần mật khẩu. Chuyên gia nhấn mạnh, với dữ liệu trên, bất cứ ai có một chút am hiểu về an ninh mạng đều có thể nhanh chóng “vẽ một bức tranh” về những gì người dùng Internet hoặc hộ gia đình của họ đang làm theo thời gian thực.
Paine cho biết đã thông báo với AIS – nhà mạng lớn nhất Thái Lan – về dữ liệu 8 tỷ hồ sơ Internet từ ngày 13/5 nhưng không được phản hồi. Một tuần sau, ông tiếp tục báo cáo vấn đề cho nhóm phản ứng khẩn cấp máy tính quốc gia của Thái Lan (ThaiCERT) và được nhóm này báo lại cho AIS. Cơ sở dữ liệu rò rỉ đã bị gỡ thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, Paine lo ngại rằng với việc đã bị công khai nhiều tuần liền, không loại trừ khả năng chúng đã bị nhiều người tải về.
Hiện, chưa rõ ai đã đăng tải lượng lớn hồ sơ Internet của người dùng Thái Lan. Paine cho rằng loại hồ sơ mà ông tìm thấy bên trong cơ sở dữ liệu có thể đến từ bộ phận theo dõi lưu lượng truy cập Internet của nhà cung cấp. Tuy vậy, chuyên gia này thừa nhận chưa thể xác định chính xác cơ sở dữ liệu bị rò rỉ thuộc AIS hay là đối tác hoặc công ty con của nhà mạng này.
Video đang HOT
AIS chưa đưa ra bình luận nào.
DNS là một hệ thống giúp con người và máy tính giao tiếp dễ dàng. Trên lý thuyết, con người dùng tên còn máy tính dùng số. DNS chính là hệ thống giúp biên dịch tên miền thành số để máy tính có thể hiểu được. Về cơ bản, DNS là một hệ thống cơ sở dữ liệu giúp biên dịch tên website thành địa chỉ IP. Dù các truy vấn DNS không mang thông điệp riêng tư, email hoặc dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu, nó có thể xác định được website nào người dùng đang truy cập, hoặc ứng dụng nào đang sử dụng.
Theo TechCrunch, các hồ sơ này có thể không gây nguy hiểm cho người dùng thông thường, nhưng là “vấn đề lớn” với các nhà hoạt động xã hội, nhà báo… khi họ có thể bị theo dõi hoặc xác định nơi truy cập.
Tại Thái Lan, luật Giám sát Internet của nước này cho phép các quan chức có thể quét quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Internet. Thái Lan cũng là một trong những quốc gia có luật kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất ở châu Á, trong đó cấm mọi chỉ trích chống lại hoàng gia Thái Lan, an ninh quốc gia và một số vấn đề chính trị nhất định.
Dữ liệu truy vấn DNS cũng có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về thói quen hoạt động Internet của một người. Theo Paine, người nắm trong tay dữ liệu này có thể xem một số thông tin mà mục tiêu thường sử dụng, chẳng hạn loại thiết bị sở hữu, virus máy tính nào từng tấn công, trình duyệt thường dùng là gì, mạng xã hội nào được truy cập thường xuyên nhất, website truy cập nhiều nhất… Ngoài ra, dữ liệu truy vấn DNS có thể bị lợi dụng để quảng cáo hướng mục tiêu.
Internet chậm gây khó người dùng
Nhiều người dùng Internet tại Việt Nam gặp rắc rối trong công việc và cuộc sống, khi việc truy cập đi quốc tế bị ảnh hưởng trong nhiều ngày.
Phạm Thủy, nhân viên chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp tại Hà Nội, đã không thể hoàn thành công việc vì mạng chậm. Do đặc thù công việc, Thủy phải trực fanpage của công ty hai ngày cuối tuần, tuy nhiên, từ sáng thứ 7 vừa qua (23/5), việc truy cập vào Facebook gần như không thể thực hiện.
"Gần 5 phút, tôi mới mở được trang mạng xã hội, nhưng đến lúc hiện ra thì cũng chỉ là trang trắng, không có nội dung gì. Việc truy cập Messenger và gửi hình ảnh gần như không thể", Thủy nói.
Tiến Anh, một người kinh doanh đồ thời trang trên Facebook cho biết, lượng đơn hàng trong hai ngày cuối tuần vừa qua của cửa hàng đã giảm gần nửa so với tuần trước. Nguyên nhân theo dự đoán của anh là do sự cố Internet. "Cuối mỗi tuần là thời điểm tôi có nhiều đơn hàng nhất qua các quảng cáo trên Facebook, nhưng hai hôm vừa rồi lượng đơn hàng giảm mạnh so với tuần trước. Chúng tôi nhắn tin cho khách, nhưng một lượng lớn khách không 'seen', điều chưa từng xảy ra trước đây", Tiến Anh cho biết.
Trong khảo sát của VnExpress ngày 24/5, 94% người dùng đánh giá tốc độ Internet ở mức "Rất chậm".
Không chỉ Facebook, hầu hết các dịch vụ quốc tế như Google (Drive, Photos), Netflix, YouTube, PlayStation Network... đều chậm, một số nơi thậm chí không thể truy cập được trong những ngày vừa qua.
"Đối tác gửi tài liệu dung lượng mấy trăm MB qua Google Drive. Mọi khi tôi chỉ mất vài phút là tải về máy xong, nhưng hôm nay thì không thể tải nổi", Trần Bình, một người làm trong lĩnh vực truyền thông cho biết. Cũng vì mạng chậm, sinh hoạt gia đình anh Bình bị đảo lộn khi "muốn xem Netflix thì chỉ tải được video độ phân giải thấp, chơi game thì bị lỗi "không thể kết nối đến máy chủ".
Trên một số diễn đàn về game, nhiều thành viên cũng phản ánh việc không thể chơi game nhiều ngày qua do mạng gặp sự cố. "Mạng 'lag' quá các bác ạ, 'ping' thế này thì bảo sao không thua", thành viên Nguyễn Duy chia sẻ, kèm theo bức ảnh chụp màn hình với chỉ số ping lên tới gần 1.000 ms.
"Ping" là chỉ số thể hiện thời gian truyền của gói tin đi và về từ thiết bị người dùng tới điểm kiểm tra. Thông thường chỉ số này ở mức dưới 100 ms, nhưng trong những ngày qua, nhiều người đã ghi nhận con số cao gấp hàng chục lần.
Không chỉ gặp khó khăn trong việc truy cập, nhiều người đã tốn thêm tiền vì sự cố mạng. Anh Tiến Anh cho biết lượng tiền chi cho quảng cáo Facebook tốn hàng triệu đồng mỗi ngày, nhưng lượng khách giảm nên cửa hàng phải bù lỗ trong mấy ngày vừa qua. Trong khi đó, những người như anh Bình, chị Thủy lại tốn thêm cả trăm nghìn đồng để đăng ký gói cước 4G sử dụng để làm việc, dù tiền Internet cáp quang trước đó đã đóng đủ.
Nhiều người dùng cho biết không thể tải những trang nước ngoài như Facebook, trong những ngày vừa qua.
Trong chưa đầy 2 tháng, người dùng Internet tại Việt Nam hai lần gặp sự cố mạng. Hồi đầu tháng 4, phần lớn người dùng phải học tập và làm việc qua Internet khiến lưu lượng Internet tại Việt Nam tăng vọt, gây ra "nghẽn mạng", kết hợp với sự cố đứt cáp quang AAG khiến việc truy cập gặp nhiều khó khăn.
Đến giữa tháng 5, hai sự cố liên tiếp với các tuyến cáp AAG (ngày 14/5) và APG (ngày 23/5) là nguyên nhân khiến việc truy cập vào các dịch vụ nước ngoài bị ảnh hưởng. Trong thông báo gửi đến khách hàng, một nhà cung cấp mạng Internet cho biết sự cố ảnh hưởng đến toàn bộ người dùng tại Việt Nam. Việc truy cập vào các dịch vụ nước ngoài như Facebook, YouTube, Instagram... bị chập chờn.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet cho biết đang áp dụng một số phương pháp như san tải, sử dụng kênh dự phòng để đảm bảo chất lượng đường truyền trong thời gian này. Tuyến cáp AAG dự kiến sẽ được sửa xong vào ngày 1/6 tới, trong khi tuyến APG chưa có lịch sửa chữa.
Cáp quang đến 1/6 mới sửa xong, Internet cuối tuần ở VN bị chậm Tốc độ thấp, kết nối không ổn định khiến cho nhiều người dùng bức xúc với chất lượng Internet vào dịp cuối tuần. "Facebook hôm nay chậm quá", "chơi game không nổi" hay "load mỗi cái ảnh không xong" là những lời than phiền có thể gặp thường xuyên trên mạng xã hội. Đây là hệ quả của việc có tới hai tuyến...