8 trường ở Sài Gòn có tên quốc tế không thuộc danh sách của sở GD&ĐT
Đây là những trường có từ quốc tế trong tên gọi nhưng không nằm trong danh sách 21 trường có yếu tố nước ngoài do Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố.
Hệ thống trường Quốc tế Tây Úc (WASS): Được thành lập từ năm 2010, đây là một trong 8 trường/trung tâm đào tạo của Tập đoàn Phát triển Giáo dục Quốc tế Đông Dương (IED Group), đào tạo liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông. Tuy nhiên, trường này không có tên trong danh sách có yếu tố nước ngoài do Sở GD&ĐT TP.HCM công bố mới đây. WASS đào tạo hai chương trình là song ngữ và quốc tế. Chương trình song ngữ có học phí dao động từ 73,3 triệu đồng tùy theo bậc học và chương trình quốc tế có mức học phí từ 153 triệu đồng. Hiện, trường này có 5 cơ sở tại TP.HCM.
Hệ thống trường Quốc tế Ngôi Sao Nhỏ: Trụ sở tại quận Bình Tân (TP.HCM), đào tạo các bậc từ mầm non đến trung học phổ thông. Theo giới thiệu của nhà trường, ở mỗi bậc học, trường đào tạo chương trình của Bộ GD&ĐT, chương trình quốc tế và chương trình năng khiếu. Đây cũng là trường không có tên trong danh sách 21 trường có yếu tố nước ngoài của TP.HCM.
Trường Tiểu học, THCS – THPT Quốc tế Á Châu: Trường giới thiệu chương trình quốc tế được thiết kế theo tiêu chuẩn giáo dục bậc phổ thông của American Education Reaches Out (AERO) và Common Core State Standard – Mỹ. Giáo trình được soạn thảo và thẩm định bởi Hội đồng Khoa học của trường. Học phí là 13,657 triệu/tháng. Hệ thống trường Tiểu học, THCS – THPT Quốc tế Á Châu trực thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á Châu.
Trường Mẫu giáo Quốc tế KinderWorld: Theo giới thiệu, KinderWorld cung cấp chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em từ 18 tháng đến dưới 6 tuổi. Trường này thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld – chủ của trường Quốc tế Singapore và trường Quốc tế Việt Nam Singapore. Hiện, trường Mẫu giáo Quốc tế KinhderWorld có 11 cơ sở tại 7 tỉnh/thành trên cả nước.
Video đang HOT
Trường Quốc tế Sài Gòn Star (quận 2, TP.HCM): Thông tin trên trang web của trường cho biết nhận trẻ từ 2 đến 14 tuổi, chia thành 3 bậc là mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường cung cấp các chương trình giáo dục tiểu học quốc tế (IPC), mầm non quốc tế (IEYC), trung học quốc tế (IMYC). Học phí hiện tại đối với bậc mầm non là 10,485 triệu/năm, bậc tiểu học là 12,815 triệu/năm và THCS là 15,145 triệu/năm.
Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon: Trường này thuộc Tập đoàn SSG, đào tạo chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam cùng chương trình của Bộ GD&ĐT Mỹ ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Mức học phí năm 2019-2020 của trường thấp nhất là 169,7 triệu đồng (tiểu học), cao nhất 307,6 triệu đồng (lớp 12).
Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương (APC): Cơ sở tại TP.HCM đào tạo từ lớp 1 đến lớp 12. Trường giới thiệu có 2 chương trình đào tạo gồm của Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình quốc tế. Mức học phí từ 60-240 triệu đồng/năm, tùy cấp học. Ngoài cơ sở tại TP.HCM, trường còn 3 cơ sở tại Gia Lai, Phan Thiết và Lâm Đồng.
Trường Phổ thông Quốc tế TIS: Cơ sở tại Phú Nhuận (TP.HCM) cung cấp dịch vụ ngoại trú, bán trú và nội trú cho học sinh các cấp từ mầm non đến THPT. Học phí của trường dao động từ 1.539-12.203 USD, tùy theo cấp học và loại hình dịch vụ.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố danh sách 21 trường có yếu tố nước ngoài hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, 13 trường có vốn đầu tư nước ngoài và dạy chương trình nước ngoài (trường quốc tế). 8 trường khác là tư thục, được phép dạy thí điểm chương trình nước ngoài hoặc dạy bổ sung chương trình nước ngoài.
Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên Khoa Luật, ĐH Kinh tế – Luật, cụm từ “trường quốc tế” không phải là thuật ngữ pháp lý hay chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Chiếu theo các quy định này, nhiều cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài trên cả nước không hề được pháp luật công nhận là trường quốc tế.
Từ “quốc tế” chỉ được gắn vào tên trường với nghĩa danh từ nhằm thể hiện tên riêng mà không được hiểu với nghĩa tính từ nhằm thể hiện đẳng cấp thực sự của trường.
Theo Zing
Phân biệt trường tư và trường có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM
Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo phụ huynh nên phân biệt rõ trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài.
Theo thông tin Sở GD&ĐT TP.HCM công bố trên website đến ngày 20/8, thành phố có 21 trường có yếu tố nước ngoài. Trong đó, 13 trường có vốn đầu tư nước ngoài và dạy chương trình nước ngoài. 8 trường khác là trường tư thục nhưng được phép dạy thí điểm chương trình nước ngoài hoặc dạy bổ sung chương trình nước ngoài.
Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cảnh báo hiện nay nhiều phụ huynh hiểu nhầm trường tư thục là trường có yếu tố nước ngoài. Thực chất, trường có yếu tố nước ngoài là một bộ phận nằm trong loại hình trường tư thục.
Những trường có yếu tố nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài tại TP.HCM. Ảnh: M.N.
Các trường có yếu tố nước ngoài được cấp phép theo danh sách của Sở GD&ĐT TP.HCM phải do tổ chức nước ngoài thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài, dạy chương trình nước ngoài, cho con em là người nước ngoài và số ít học sinh Việt Nam.
Ngoài ra, hiện tại, thành phố còn có 8 trường tư thục được cho dạy thí điểm chương trình nước ngoài như sau:
Những trường tư thục được thí điểm dạy chương trình nước ngoài. Ảnh: M.N.
Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết Nghị định 86/2018 về hợp tác đầu tư nước ngoài có quy định rõ các trường có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng học sinh ở mỗi lớp không quá 30 học sinh, số lượng giáo viên ít nhất phải 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học. Các trường phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt, diện tích mặt bằng bình quân ít nhất 6m2/học sinh, có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường...
Luật sư Bình cũng cho hay theo Luật Giáo dục hiện hành, các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân chỉ bao gồm:
Trường công lập: Do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Trường dân lập: Do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
Trường tư thục: Do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí bằng vốn ngoài ngân sách.
Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) cũng quy định 3 loại hình nhà trường như trên.
Theo Zing
Nhầm lẫn giữa trường tư và trường có yếu tố nước ngoài Tình trạng các trường tư thục gắn mác quốc tế đã được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, chia sẻ mới đây tại buổi công bố về trang thông tin dịch vụ của ngành GD&ĐT TP.HCM. Ông Hiếu cho biết hiện nay việc các trường tư thục gắn mác "quốc tế" rất nhiều, trong khi tại TP.HCM chỉ có...