8 thực phẩm “vàng” tăng chiều cao cho bé trong giai đoạn 0-3 tuổi tuổi
Ngoài việc tập luyện thể thao để tăng chiều cao cho trẻ, việc lựa chọn bổ sung đúng thực phẩm cũng góp phần quan trọng giúp thúc đẩy chiều cao ở trẻ.
Giai đoạn từ 0-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho bé. Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung ngay các thực phẩm sau giúp chiều cao bé được phát triển tối đa:
Sữa
Ngày 2-3 ly sữa để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn (Ảnh minh họa)
Sữa là thức uống giàu canxi giúp thúc đẩy quá trình phát triển, đồng thời giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Bên cạnh đó, vitamin A có trong sữa giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt hơn. Ngoài ra, sữa cũng là nguồn cung protein rất tốt, giúp tăng trưởng các tế bào trong cơ thể. Do đó, bạn nên cho trẻ uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày.
Đậu nành
Đậu nành có hàm lượng protein cao nhất trong số tất cả các loại thực phẩm dành cho người ăn chay. Các protein tinh khiết có chứa trong đậu nành có thể giúp cải thiện các mô và hệ xương. Bạn nên bổ sung đậu nành vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện chiều cao hiệu quả cho trẻ.
Trứng
Trong trứng chứa chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thụ, chứa nhiều axít amin hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, enzyme, là chất dinh dưỡng có vai trò lớn trong việc nâng cao chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn có chứa rất nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Cà rốt là loại củ chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng, đặc biệt là vitamin A. Ăn cà rốt không những tốt cho mắt và sự phát triển của não bộ mà còn thúc đẩy các cơ chế tổng hợp protein, giúp phát triển và tăng chiều cao ở trẻ. Bạn có thể cho bé ăn cà rốt sống hoặc các món ăn nấu từ cà rốt, nước ép cà rốt mỗi ngày để tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ.
Các loại trái cây
Bổ sung các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày giúp bé cải thiện chiều cao (Ảnh minh họa)
Hầu hết các loại trái cây đều chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những loại trái cây như: đu đủ, cà rốt, bông cải, rau bó xôi là những loại thực phẩm giàu chất xơ, kali, folate, đặc biệt là vitamin A, sẽ giúp phát triển xương và mô cho trẻ. Ngoài ra, vitamin C trong những loại trái cây có múi như: cam, quýt, chanh, bưởi,… cũng hỗ trợ cơ tể hấp thụ canxi tối ưu, giúp tăng chiều cao cho trẻ.
Video đang HOT
Bột yến mạch là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm, lượng protein có trong yên mạch có tác dụng kích thích tăng chiều cao và cân nặng ở trẻ. Dùng yến mạch vào bữa sáng là điều tuyệt vời mỗi ngày để giúp trẻ cao lớn hơn.
Thịt gà
Đây là loại thịt rất tốt cho trẻ, giàu protein, giúp bé tăng trưởng, phát triển chiều cao nhanh chóng và xương dẻo dai hơn. Thịt gà là món ăn lôi cuốn và rất kích thích đối với trẻ, do vậy bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách khách nhau để phù hợp với sở thích của bé.
Hải sản rất giàu canxi tốt cho sự phát triển xương ở trẻ (ảnh minh họa)
Hải sản là thực phẩm giàu canxi, có chiếm 99% lượng canxi trong cấu trúc xương và răng. Sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc giới hạn chiều cao cơ thể. Do vậy, bạn nên bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi từ hải sản như cua, ốc, sò, tôm, cá… vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để giúp tăng cường xương và chiều cao hiệu quả hơn.
Theo vietnamnet
Cẩn thận khi hâm lại 11 loại đồ ăn này để dùng, coi chừng mắc bệnh!
Thức ăn thừa từ tối hôm trước có thể là đồ ăn rất tiện lợi khi bạn cần một bữa trưa nóng hổi và có sẵn, nhưng bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi hâm nóng lại những thực phẩm này, theo Reader's Digest.
1. Trứng
Trứng hầu như luôn chứa vi khuẩn đường ruột salmonella. Việc hâm trứng lại trong một khoảng thời gian ngắn không làm chết vi khuẩn.
Việc để trứng ở nhiệt độ phòng dù trong bao lâu cũng đều tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó nhân lên đến mức có hại.
2. Củ cải đỏ
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng oxit nitric trong các loại rau củ đỏ tươi này có thể giúp tăng cường tập luyện và giúp tăng huyết áp.
Nhưng những hợp chất tương tự phản ứng với nhiệt lại không tốt. Khi được nấu chín, thực phẩm giàu nitrat, nếu không được làm nguội đúng cách thì khi hâm nóng lại, nitrat có thể chuyển đổi thành nitrit, sau đó thành nitrosamine, có thể gây ung thư.
Vì vậy, thường xuyên ăn củ cải đường hoặc củ cải hâm lại có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, theo Reader's Digest.
3. Khoai tây
Mặc dù khoai tây được nấu nóng hơn và lâu hơn trứng, chúng phải chịu số phận tương tự khi để nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Khoai tây để lâu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum.
Đặc biệt nguy cơ cao đối với những củ khoai tây lớn nướng giấy bạc, nó tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh. Việc làm nóng chớp nhoáng trong 30 - 60 giây không thể làm chết vi khuẩn phá hoại hệ tiêu hóa này, theo Reader's Digest.
4. Rau bó xôi
Giống như củ cải đường, rau bó xôi là một loại thực phẩm giàu nitrat khác, thường được ăn bằng cách nấu chín.
Để tránh chuyển đổi nitrat trong các loại rau lá xanh này thành nitrosamine có khả năng gây ung thư, nên ăn sống hoặc xào tái.
Cần lưu ý rằng nitrit, một sản phẩm phụ khác của thực phẩm giàu nitrat, không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Rau bó xôi thường được trộn với các loại thực phẩm khác trong thức ăn dành cho trẻ em, vì vậy hãy chắc chắn không hâm lại chúng để ăn.
5. Sữa mẹ
Chất hoàn toàn tự nhiên này là một trong những thứ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng việc hâm nóng là một điều không nên.
Sữa vắt ra có thể đã nhiễm loại vi khuẩn có trong nước bọt của bé và vi khuẩn này sẽ nhân lên trong sữa đã vắt ra này.
Việc hâm nóng sữa mẹ không thể tiêu diệt những vi khuẩn này, nó có thể gây hại không chỉ hệ tiêu hóa của trẻ.
6. Cơm
Vào những năm 1970, một số vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơm chiên từ các nhà hàng Trung Quốc đã giúp phát hiện ra rằng gạo chứa một loại vi sinh vật gọi là Bacillus cereus, có thể nhân lên ở nhiệt độ phòng.
Vì vậy, hãy đảm bảo nhanh chóng cất cơm vào tủ lạnh.
Hướng dẫn an toàn thực phẩm khuyên nên giữ cơm nóng trên 60C hoặc lạnh dưới 4,5C nếu để lâu hơn 2 giờ.
7. Gà
Giống như trứng, gà là thực phẩm yêu thích của vi khuẩn đường ruột salmonella, và thời gian cộng với nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng cho những vi khuẩn này nhân lên.
Cách tốt nhất để tránh điều này là đảm bảo nhiệt độ bên trong con gà đạt tới 165 độ C. Lò vi sóng không thể luôn làm nóng đều hoặc ở mức nhiệt độ cao như các phương pháp nấu ănkhác. Vì vậy, hãy xoay thịt và đảm bảo toàn bộ thân gà được nóng đều, theo Reader's Digest.
Và đừng hâm nóng thịt gà nhiều hơn một lần.
8. Các loại dầu ép lạnh
Dầu hạt lanh, dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại dầu khác rất giàu chất béo omega 3 và các chất béo không bão hòa khác, có lợi cho sức khỏe.
Nhưng chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Việc đun nóng và hâm nóng thức ăn có chứa các loại dầu này có thể làm cho chúng không ổn định và ôi và do đó, không còn an toàn.
9. Thực phẩm có dầu
Có một lý do khác để tránh hâm nóng thức ăn có dầu, như khoai tây chiên. Đó là, vượt quá điểm bốc khói của dầu không chỉ làm giảm các đặc tính dinh dưỡng, mà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng khói thải ra chứa nhiều độc tố gây bệnh và lão hóa ở cấp độ tế bào, theo Reader's Digest.
10. Đồ ăn tự chọn
Có một lý do để bữa ăn buffet không cho phép bạn mang thức ăn đi, chính vì các khay tự chọn không được giữ đủ nóng để tiêu diệt vi khuẩn, làm cho chúng có thể phát triển đến mức nguy hiểm khi để bên ngoài tủ lạnh. Điều này áp dụng cho cả ở nhà hàng tự chọn và tiệc buffet tại nhà, theo Reader's Digest.
11. Hải sản
Đồ biển rất tốt cho sức khỏe, nhưng không gì có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao như hải sản xấu. Và theo FDA, việc ngộ độc này rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên bất kỳ loại hải sản nào được giữ trong khoảng từ 4,5 - 60C.
Ngay cả nhiệt độ môi trường trong phòng cũng có thể ảnh hưởng đến đồ biển, vì vậy để an toàn, đừng để hải sản ở nhiệt độ phòng hơn 1 giờ.
THIÊN LAN
Theo Thanh niên
Ăn gì trong những ngày nắng nóng để tốt cho sức khỏe? Trong những ngày nắng nóng, lựa chọn thực đơn phu hơp sẽ giúp bạn bơt mệt mỏi, giư sưc khoe đê lam viêc va vui chơi. Nắng nóng nên ăn gì? Mùa hè, thường hay gặp tình trạng phải uống nhiều nước nên rất chán ăn, do đó các loại thực phẩm cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu thích hợp...