8 thói quen tưởng là vô hại nhưng lại chính là nguyên nhân khiến tóc bạn đầy gàu
Mặc dù đã rất cố gắng kiểm soát gàu trên da đầu nhưng bạn lại thấy tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Nguyên nhân có thể là do bạn gội đầu quá thường xuyên hoặc quá hiếm khi, và cách bạn chải tóc cũng có thể gây ảnh hưởng đến da đầu.
1. Do bạn gội đầu quá ít hoặc quá thường xuyên
Khi bạn gội đầu ít, bã nhờn sẽ tích tụ trên da đầu và trộn lẫn cùng với mồ hôi. Điều này tạo ra môi trường hoàn hảo cho vảy gàu xuất hiện. Mặt khác, nếu dùng dầu gội hàng ngày thì lớp dầu thiết yếu trên da đầu sẽ bị rửa trôi và không thể ở lại nuôi dưỡng mái tóc của bạn nên tình trạng gàu có thể xuất hiện sau đó.
Các chuyên gia khuyên bạn nên gội đầu cách nhau khoảng 2 – 3 ngày trong 1 tuần để tránh những vấn đề trên xảy ra.
2. Do bạn không dùng dầu xả
Khi gội đầu, bạn cũng sẽ loại bỏ được chất nhờn tự nhiên bên cạnh bụi bẩn và các chất cặn bã khác. Bã nhờn đó cần được bổ sung và đây là lúc dầu xả thực hiện nhiệm vụ của nó.
Dầu xả sẽ bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng cho tóc của bạn, chúng làm tăng độ bóng và độ dày của tóc, đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng khô xơ quá mức.
3. Do bạn không xả sạch hết dầu gội
Sau khi gội đầu, nếu bạn không xả sạch dầu gội thì đây sẽ là môi trường hoàn hảo cho việc sinh sản vảy. Khi có quá nhiều bụi bẩn và dầu tiết ra trên da đầu, vi khuẩn nấm có thể phát triển quá mức và gây ra gàu, thậm chí là viêm da tiết bã khiến tình trạng gàu càng nặng hơn.
Video đang HOT
4. Do không chải tóc đúng cách
Chải tóc giúp cải thiện tuần hoàn và loại bỏ tế bào da chết. Việc chải đầu cũng giúp bạn loại bỏ những bụi bẩn bám trên da đầu nên cần thực hiện hàng ngày để giảm thiểu nguyên nhân gây ra gàu. Hãy chải tóc hai lần trong một ngày, nhưng đừng lạm dụng nó nhiều hơn. Bởi việc chải tóc quá thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh các loại bàn chải thô ráp, có thể làm tổn thương da đầu và dễ gây sưng tấy.
5. Do tạo kiểu tóc quá thường xuyên
Nếu sáp, gel hoặc keo xịt tóc không được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi da đầu của bạn thì chúng sẽ tích tụ theo thời gian khiến tóc bạn nhờn và bẩn hơn. Theo thời gian, da đầu của bạn có thể bị kích ứng, khô và ngứa. Thêm vào đó, nhiệt và hóa chất từ các sản phẩm này cũng khiến tóc bạn yếu đi và dễ gãy rụng. Bạn cũng có thể nhạy cảm với một số sản phẩm chăm sóc da đầu nhất định, vì vậy hãy cẩn thận với những gì bạn lựa chọn.
6. Do bạn quá căng thẳng
Khi chúng ta căng thẳng, hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng và điều này có thể khuyến khích sự phát triển của dầu và nấm sản sinh. Nếu bạn nhận thấy mình bắt đầu bị gàu trong một khoảng thời gian cụ thể, hãy ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong thời gian đó và xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mái tóc của bạn. Thỉnh thoảng hãy đi bộ để giải tỏa suy nghĩ, tập yoga hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả hơn.
7. Do ăn nhiều đồ có đường
Đường cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mái tóc của bạn bằng cách tạo ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Nó làm tăng lượng đường trong máu của bạn, từ đó khiến tuyến bã nhờn bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn. Đó là lý do tại sao bạn thấy tóc nhờn nhanh hơn nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều đồ ngọt.
8. Do không bảo vệ da đầu dưới ánh nắng
Bên cạnh việc dưỡng ẩm và mát xa da đầu, bạn cũng nên bảo vệ tóc và da đầu dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nếu bạn có mái tóc ngắn. Da đầu của bạn có thể bị bỏng và dễ bong tróc nên càng làm trầm trọng thêm tình trạng gàu. Bạn có thể thoa kem chống nắng trực tiếp lên da đầu nếu có mái tóc ngắn. Đối với tóc có độ dài trung bình, bạn có thể tìm các loại kem tạo kiểu đặc biệt sẽ bảo vệ các lọn tóc của bạn khỏi tác hại của tia UV.
Nếu tình trạng gàu nghiêm trọng và gây ngứa ngáy không thể chịu nổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
6 cách khắc phục khi tóc rụng 'nhiều không đếm xuể'
Nỗi ám ảnh 'rụng tóc từng mảng' của nhiều cô gái có thể giải quyết bằng những cách sau.
1. Gội đầu đúng cách
Không nên gội đầu quá thường xuyên cũng tránh gội đầu quá ít, đây đều là những thói quen xấu khiến tóc bạn khó dài ra. Tần suất gội đầu lý tưởng nhất là 2-3 ngày/lần. Khi gội, bạn nên sử dụng nhiệt độ nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, gây ảnh hưởng đến nang tóc.
Nên gội đầu hai lần, một lần để làm sạch tóc, loại bỏ bụi bẩn và dầu ở lớp ngoài của tóc. Lần thứ hai, bạn hãy làm sạch da đầu bằng cách massage nhẹ nhàng bằng những đầu ngón tay. Việc này không chỉ để hạn chế tích tụ da chết gây tắc nghẽn nang tóc mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, nhờ vậy tóc mọc ngày càng chắc khỏe.
Với bước xả, bạn nên sử dụng nước lạnh. Nước lạnh có thể làm co lại lớp biểu bì của tóc, giúp tóc trông bóng bẩy hơn. Tuy nhiên nên chú ý khi xả nước lạnh nên dội nước từ từ, tránh khiến da đầu bị "sốc" nhiệt độ.
2. Chải tóc đúng cách
Việc chải tóc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Cũng rất ít người biết rằng, chải tóc đúng cách là một trong những cách quan trọng để tránh rụng tóc, giúp tóc mọc dày hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn rụng tóc liên tục có thể vì thói quen chải đầu khi tóc ướt. Sau khi tóc tiếp xúc với độ ẩm, các nang tóc nở ra, lớp biểu bì mềm và nhạy cảm hơn, lúc này nếu bạn chải tóc thì rất dễ làm tóc mỏng manh, dễ gãy. Thời điểm lý tưởng nhất để bạn chải đầu là trước khi gội đầu. Đây có thể xem là bước đầu tiên trong quá trình làm sạch, giúp loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt, việc gội đầu cũng dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể chải tóc trước khi ngủ. Ban đêm là thời điểm của quá trình trao đổi chất và tuần hoàn cơ thể. Chải tóc trước khi đi ngủ giúp kích hoạt tuần hoàn máu của da đầu và nang tóc, ngăn ngừa các vấn đề về ma sát tóc trong lúc ngủ.
Nên nhớ khi chải tóc, bạn chỉ nên đưa lược thật nhẹ nhàng. Nếu tóc bị rối, hãy dùng tay để gỡ ra trước thay vì kéo lược thật mạnh, làm đứt gãy chân tóc.
3. Sử dụng dầu dưỡng
Sau khi gội sạch đầu, bạn có thể thoa tinh dầu dưỡng lên lúc tóc vẫn còn ẩm. Sau đó, đợi 2-3 phút rồi thoa thêm một ít tinh dầu vào phần đuôi tóc. Tinh dầu dưỡng tóc thường được chiết xuất từ các loại tinh dầu thực vật tự nhiên như dầu argan, dầu dừa, dầu bưởi... giúp tóc được dưỡng ẩm một cách tối đa. Dầu dưỡng cũng có tác dụng phục hồi tóc khô và hư tổn, củng cố chân tóc chắc khỏe hơn.
4. Không buộc tóc quá chặt
Việc buộc, kẹp tóc, đặc biệt là các kiểu như tóc cột đuôi ngựa, tóc thắt bím... có thể làm gãy, rụng tóc, kích thích nang tóc khiến tóc mọc chậm hơn. Vì thế, hạn chế buộc tóc quá chặt, ép sát da đầu. Bạn có thể ứng dụng các kiểu tóc buộc lỏng, búi rối..., vừa tạo nét "luộm thuộm" tự nhiên, vừa tránh gây hại cho tóc.
5. Cắt tóc thường xuyên
Nếu không cắt tỉa tóc thường xuyên, những sợi tóc thiếu dinh dưỡng và chẻ ngọn sẽ hút hết dinh dưỡng, khiến tóc mới mọc không được nuôi dưỡng đủ để phát triển. Vì vậy, nếu muốn kích thích tóc mọc dày và dài nhanh hơn, sợi tóc chắc khỏe hơn, bạn nên duy trì đều đặn việc cắt tỉa tóc 1-2 tháng/lần.
6. Chế độ ăn uống cân bằng
Sự phát triển của tóc liên quan mật thiết đến sức khỏe và sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tóc sẽ chắc khỏe hơn. Ngoài việc tránh thức ăn ngọt và nhiều dầu mỡ, bạn nên bổ sung nhiều rau, đậu, cá, sữa giàu protein để tóc mọc khỏe tự nhiên, nuôi dưỡng tóc dày dặn.
Da căng mịn, trắng hồng với 5 bước dưỡng da với quả đu đủ Biết cách chăm sóc tại nhà giúp da mịn màng và rạng rỡ. Chăm sóc da tại nhà là cách tốt nhất để giữ cho làn da của bạn mềm mại, sáng và sạch từ bên trong trong thời kỳ bệnh dịch hoành hành. Ô nhiễm ngày càng tăng, căng thẳng, khối lượng công việc, tích tụ dầu, trang điểm nhiều và độc...