8 thói quen hầu hết chúng ta tưởng vô hại
Đây là những thói quen bạn nên từ bỏ ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp.
Có nhiều việc làm nhỏ hàng ngày bạn thường làm nhưng đó lại là những thói quen xấu mà có thể bạn không nhận ra. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Đó là những thói quen nào?
Cắn móng tay trước hết sẽ khiến da tay và móng tay của bạn bị xước xát, thiếu mềm mại. Nếu bạn thường xuyên cắn móng tay, móng của bạn sẽ có xu hướng mọc thụt lùi và ngày càng bị đẩy sâu vào trong thịt. Từ đó, bạn sẽ không thể có bộ móng đẹp tự nhiên nữa.
Cắn móng tay tưởng chừng là một việc làm vô hại, nhưng khi nó được lặp đi lặp lại thì sẽ thành thói quen nguy hiểm, khiến móng nham nhở, da ngón tay bong tróc. Theo bác sĩ da liễu Michael Shapiro (New York, Mỹ), vi trùng từ miệng sẽ đi đến da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng tay cũng có điều kiện len vào khoang miệng, gây nhiễm trùng nướu và họng.
Xoắn và xoáy tròn lọn tóc
Xoắn, vê lọn tóc làm hại đến tóc còn hơn cả việc khi tóc ướt bạn vò mạnh bằng khăn. Xoắn và xoáy tròn lọn tóc quanh ngón tay khiến cho chân tóc bị yếu dần theo thời gian. “Điều này dẫn tới rụng tóc, hói hay viêm nhiễm khu vực chân tóc”, bác sĩ da liễu Ariel Ostad (New York) cho biết. Về lâu dài, thói quen này có thể dẫn tới hội chứng Trichotillomania – chứng rối loạn về tâm lý khiến người bệnh tự giật hết tóc trên đầu và lông ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Bẻ cổ, khớp tay chân
Video đang HOT
Tiếng kêu phát ra khi vặn cổ, khớp tay, chân là do khí có trong dịch khớp được giải phóng. Sau mỗi lần vặn, bẻ khớp, chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng khi lặp đi lặp lại sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các dây chằng xung quanh và khiến chúng bị lệch vị trí, gây ảnh hưởng xấu tới bề mặt sụn hoặc đĩa đệm, phá hủy khớp.
Về lâu dài, thói quen này sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ, viêm khớp. “Trong quá khứ, đã có người từng vặn cổ quá mạnh và bị đột quỵ,” theo lời tiến sĩ Michael Gleiber, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Boca Raton, Đại học Y Khoa Florida Atlantic.
Sờ vào mặt
Đây là một trong những thói quen mọi người hay gặp phải nhất, đặc biệt là phụ nữ. Theo nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Những bệnh truyền nhiễm, Mỹ:Cách tốt nhất để tránh bệnh tật là hạn chế chạm tay vào mặt, trừ khi bạn luôn rửa tay sau khi khi dùng điện thoại, bàn phím và nắm chốt cửa…
Các nhà nghiên cứu đã quan sát 249 người đang ở những khu vực công cộng trong hai thành phố. Họ phát hiện ra rằng, trung bình mỗi người chạm da mặt khoảng ba lần trong một giờ và chạm vào miệng hay mũi thường xuyên hơn.
Sờ vào mặt thường xuyên hoặc nặn mụn trứng cá khiến da tích tụ chất bẩn và hủy hoại dần tầng biểu bì trên cùng của da, tăng nguy cơ gây mụn. Bên cạnh đó, những vết xước do cậy mụn sẽ khó phục hồi và để lại tổn thương vĩnh viễn. Việc bạn cần làm là ngừng ngay việc sờ mặt và nếu bị mụn, hãy tuân theo sự điều trị của bác sĩ da liễu.
Nghiến răng
Nghiến răng trong lúc căng thẳng có thể bào mòn hoặc nứt vỡ, gây yếu thân răng lẫn chân răng; làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương – hàm là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không còn hoạt động đúng.
“Mọi người nghiến răng như một cách để phản ứng lại với sự căng thẳng. Tuy nhiên, phần lớn hậu quả do nghiến răng đem lại là răng bị sai lệch vị trí, mất răng hoặc hàm xô lệch. Các phương pháp điều trị là chỉnh hình răng và thậm chí là tiêm Botox vào các cơ miệng”, bác sĩ nha khoa Justin Philipp (Chandler, Ariz) chia sẻ.
Liếm, cắn môi
Hành động này khiến các enzyme hỗ trợ tiêu hóa len lỏi vào da môi và dẫn tới viêm niêm mạc môi, gây nứt môi. Được biết, nước bọt có chứa men tinh bột, liếm lên môi giống như có một lớp hồ mỏng tạo cảm giác mềm môi tức thì. Nhưng khi nước bọt bốc hơi hết, thì môi sẽ càng khô hơn. Hơn nữa, trên môi có dính bụi và mầm bệnh nên dùng lưỡi liếm sẽ gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
Cắn đuôi bút chì, bút mực
Vi trùng, vi rút có mặt khắp mọi nơi và bút chì, bút mực cũng không là ngoại lệ. Hành động cắn bút khiến vi trùng có khả năng xâm nhập vào đường miệng, trong đó có cả vi rút cúm. Hơn thế nữa, nhai cắn đuôi bút có thể làm mực dính vào răng, cũng như làm tổn thương mô mềm và nướu răng.
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su từng bị cấm ở nhiều nước, nhưng họ cấm chỉ vì lý do bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường. Nhưng thực chất, nhai kẹo cao su còn ảnh hưởng đến cả bản thân người sử dụng.
Người nghiện nhai kẹo cao su có thể gặp các vấn đề về rối loạn khớp thái dương và hàm do các cơ miệng bị sử dụng với tần suất thường xuyên. Bên cạnh đó, sorbitol, chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su, gây ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa (mất cảm giác thèm ăn, tăng tiết dịch vị và nước bọt trong khi không có thức ăn gây dư thừa axit và viêm loét dạ dày) nếu như ăn quá 18 – 20 viên kẹo cao su mỗi ngày.
Theo Eva
Cầu thủ bóng đá tử vong vì cắn móng tay tới chảy máu
Chỉ vì thói quen cắn móng tay tưởng chừng như vô hại này mà anh John Gardener đã qua đời trong sự ngỡ ngàng của cả gia đình.
Cắn móng tay trong những lúc "buồn mồm" là thói quen xấu mà đa số ai cũng một lần mắc phải. Nhưng không phải ai cũng kém may mắn như anh John Gardener, người Anh khi chỉ vì thói quen này mà tử vong.
Anh Gardener, 40 tuổi sống tại thị trấn Wigan, hạt Lancashire, Anh Quốc là một cầu thủ bóng đá nghiệp dư có sở thích cắn móng tay. Tuy nhiên, anh Gardenerđã không ngờ được rằng thói quen khó bỏ này đã gây nhiễm trùng nặng, dẫn tới suy tim sau khi anh cắn móng tay tới chảy máu. Mặc dù đã được nhập viện ngay lập tức nhưng người đàn ông này vẫn qua đời 2 tuần sau đó.
Anh John Gardener đã qua đời vì thói quen cắn móng tay tới chảy máu của mình (ảnh minh họa).
Bác sĩ riêng của anh Gardener - ông Daniel Vernon cho biết, các móng tay của anh đều ở trong tình trạng tồi tệ, vì vậy, anh đã mất gần hết cảm giác ở đó. Ngoài ra, lúc nào anh Gardener cũng đến gặp bác sĩ với đôi bàn tay chảy máu.
Được biết, trước kia, anh Gardener từng phải điều trị triệu chứng bồn chồn, lo lắng và chán nản trong nhiều năm liền. Ngoài ra, anh cũng thường xuyên đau ốm do tác động của căn bệnh béo phì.
Anh từng có tiền sử điều trị triệu chứng lo lắng, bồn chồn và bệnh béo phí.
Trước sự ra đi đột ngột của con trai, bà Jean Gardener, 60 tuổi - mẹ anh John Gardener vẫn không thể nào che giấu nổi sự bàng hoàng và những giọt nước mắt của mình. "Đây đúng là một thảm kịch. Tất cả gia đình chúng tôi đều rất sốc. Tôi không muốn điều này sẽ lại tiếp tục xảy ra với bất kỳ đứa con nào nữa.", bà Jean nói.
Theo Kênh 14
Những thói quen có hại...cần tránh Những biểu hiện mỗi khi chúng ta căng thẳng thường gây khó chịu cho người xung quanh. Nhưng lại có một số thói quen thực sự gây tổn hại cho sức khỏe của chính mình. Không nên biến hàm răng thành cái bấm móng tay - Ảnh: Shutterstock Cắn móng tay Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi...