8 sai lầm của cha mẹ khiến con lớn lên sẽ hình thành tính cách xấu
8 sai lầm của cha mẹ dưới đây có thể khiến trẻ bắt đầu phân tích các sự kiện xảy ra xung quanh và tạo ra một thế giới quan có tác động xấu đến cuộc sống tương lai của chúng.
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình trở thành người thành đạt, vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng đôi khi, vì yêu thương quá đỗi mà vô tình cha mẹ đã dần đẩy trẻ vào những ngã rẽ tiêu cực mà không hề hay biết.
8 sai lầm của cha mẹ dưới đây có thể khiến trẻ bắt đầu phân tích các sự kiện xảy ra xung quanh và tạo ra một thế giới quan có tác động xấu đến cuộc sống tương lai của chúng.
1. Cha mẹ xem thường cảm xúc của trẻ
Đôi khi trẻ em cảm thấy buồn trước những lời nói vô tâm, vô tình của cha mẹ. Bởi thay vì được nhìn nhận quá trình nỗ lực, thì trẻ chỉ nhận lại được những đánh giá như “Hát dở quá”, hay “Là con trai thì không được khóc. Hoặc những mệnh lệnh ngắn ngủi: “Nín ngay”, “Không được la hét”… Những điều này khiến trẻ cảm thấy cha mẹ đã không quan tâm và tôn trọng cảm xúc của mình.
Cha mẹ nên biết rằng con người sẽ ngày càng kiên cường hơn khi họ hiểu rõ và biết kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này rất quan trọng nhất là khi họ cần đưa ra quyết định. Những người này sẽ biết chia sẻ cảm xúc hay kìm nén sự tức giận lại.
Thế nên, thay vì coi thường cảm xúc của con, cha mẹ nên lắng nghe và dạy cho con gọi đúng tên cảm xúc của mình. Từ đó, trẻ sẽ dần học được cách kiểm soát cảm xúc và lớn lên sẽ trở thành một người kiên cường.
2. Bố không dành nhiều thời gian cho con
Chúng ta biết rằng các ông bố thì luôn rất bận rộn, thường không có thời gian dành cho con. Tuy nhiên, việc thiếu vắng sự chăm sóc cũng như chơi đùa của cha ảnh hưởng đến tương lai của trẻ, vì một đứa trẻ cần sự khuyến khích cũng như học cách xây dựng tính cách cá nhân theo hình tượng là cha mình.
Những cậu bé khi trưởng thành sẽ cư xử với con như cách cha đã đối xử với chúng. Những cô bé thì gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lãng mạn với các chàng trai. Có điều, phụ nữ thường lấy người cha làm hình mẫu để chọn chồng. Họ muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng những trải nghiệm thời thơ ấu khiến họ nghi ngờ: Liệu rằng có phải tất cả đàn ông trên thế giới này đều vô tâm với con?
3. Cha mẹ tạo ra những đứa trẻ luôn vâng lời
Thật không may khi các cha mẹ nghĩ rằng ham muốn kiểm soát con mình là một điều rất bình thường. Bạn thường bảo con đi xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử để chúng không làm phiền đến bạn, để bạn rảnh rang, yên tĩnh làm việc của mình. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra tình huống này thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên trong gia đình bạn thì sao?
Mục tiêu của các cha mẹ là cố gắng nuôi dạy con mình trở thành một người độc lập, biết tự đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và giá trị riêng của mình Tuy nhiên, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ kiểm soát khó có thể có được một cuộc sống độc lập bình thường, mà trẻ sẽ trở thành một “người lớn phụ thuộc”. Trẻ không hiểu mình muốn gì, và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
Video đang HOT
4. Cha mẹ đòi hỏi những điều không thể ở trẻ
Trẻ em luôn tin tưởng người lớn, đặc biệt là cha mẹ của mình. Khi cha mẹ đặt kỳ vọng vào trẻ thì trẻ sẽ cố gắng hết sức để đạt kết quả tốt nhất cho cha mẹ vui lòng. Nhưng nếu trẻ thất bại, trẻ bắt đầu nghĩ rằng mình là kẻ thua cuộc và sẽ không được cha mẹ yêu thương nữa.
Vì vậy, nếu một thời gian dài sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, trẻ sẽ dần trở thành người luôn tập trung vào thành công. Và giả sử có sự cố gì xảy ra thì trẻ dễ trở nên buồn, thậm chí là chán nản. Những người có tính cách này cũng thường có xu hướng ngăn cản các thành viên khác trong gia đình được hạnh phúc.
5. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt trẻ
Sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi nhau, lâu ngày trẻ sẽ nghĩ rằng mình thật đáng trách. Bởi trẻ không hiểu được những gì đang diễn ra và tự cho rằng bản thân mình là nguyên nhân của cuộc cãi vã.
Những đứa trẻ này khi lớn lên thường cố gắng tránh các xung đột khác nhau hoặc ngược lại, thích gây sự với người khác. Các cô gái sẽ luôn cố gắng thể hiện cho đàn ông thấy rằng họ mạnh mẽ, và những chàng trai trẻ thường lặp lại hành vi của cha họ. Mặc dù họ hiểu rằng những gì họ làm là xấu nhưng những gì thời ấu thơ đã ăn sâu trong tâm trí họ nên muốn thay đổi là điều rất khó khăn.
6. Cha mẹ không có trẻ quyền quyết định
Cha mẹ thường cho rằng con mình còn nhỏ, có biết gì đâu mà lựa chọn. Nhưng bạn đâu biết rằng, mỗi một lần bạn lựa chọn thay con, là bạn đã vô tình tước đi một cơ hội cho con học cách sống tự lập. Trẻ em nên có quyền được lựa chọn dựa theo độ tuổi và cha mẹ chỉ nên hỗ trợ chúng.
Việc thường xuyên được cha mẹ quyết định giùm khiến trẻ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề và chúng luôn cần một ai đó giúp đỡ chúng. Những người này cũng không thể tìm được vị trí đứng của mình trong xã hội vì họ thậm chí còn biết mình muốn gì.
7. Cha mẹ cố gắng kiểm soát mọi thứ
Đôi khi bạn quên rằng con mình đã lớn, và cứ tiếp tục kiểm soát chỉ đạo cho con nên làm cái này, nên làm cái kia. Những đứa trẻ này sẽ không thể lớn lên về mặt cảm xúc và trẻ sẽ gặp khó khăn với các mối quan hệ của mình.
Bởi trẻ sẽ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ. Trẻ khó có thể có được mối quan hệ lành mạnh vì chúng luôn tự đưa ra quyết định và chỉ nghĩ đến bản thân mình rồi bắt người khác phải làm theo. Thái độ này chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột.
8. Cha mẹ không thể hiện cho trẻ thấy là cha mẹ yêu con
Đối với trẻ, cha mẹ là người quan trọng nhất trên thế giới. Và điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ?
Lòng tự trọng của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều và chúng không yêu chính mình. Do đó, một số người cố gắng thay đổi bản thân bằng sự trợ giúp của phẫu thuật thẩm mỹ khi trưởng thành.
Ngược lại, những đứa trẻ khác sẽ cố gắng dành tất cả tình yêu của họ cho con cái của mình và biến sự chăm sóc đó thành sự kiểm soát hoàn toàn. Điều này lại khiến cho con cái họ không vui.
Nguồn: B.S
Theo afamily
Tại sao nói "có" lại là cách dạy con ngoan và nghe lời hơn nhiều so với ngăn chặn hay từ chối
Trẻ con luôn có những hành động tự phát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì cấm đoán, cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp này để dạy con ngoan và đưa trẻ vào nề nếp.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ con lại có những thay đổi khác nhau về hành động. Hai tuổi, là một trong những giai đoạn phát triển đặc biệt, đánh dấu sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Ở tuổi này, trẻ có thể có nhiều hành động bốc đồng, thiếu kiểm soát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để khiến cho trẻ bình tĩnh, và giữ cho trẻ an toàn khỏi những nguy hiểm. Cha mẹ cần phải đồng cảm với tâm trạng của trẻ, chỉ ra những ranh giới rõ ràng, hành vi phù hợp và can thiệp theo cách thức đẩy sự phát triển độc lập hơn là ngăn chặn mọi hành vi của trẻ.
Dưới đây là một vài gợi ý về cách xử lý mà cha mẹ nên sử dụng để tăng cường kỷ luật cho trẻ, giúp bạn dạy con ngoan ngoãn, vâng lời.
1. Nói "Có"
Thay vì ngăn chặn trẻ làm một điều gì đó, bạn có thể khuyến khích trẻ tự làm và quan sát hành vi của trẻ (Ảnh minh họa)
Thông thường, bạn có thường xuyên ngăn chặn những hoạt động của con mình khi nghĩ đấy là những hành động không hợp lý, gây khó chịu hoặc mang lại rắc rối hay không? Nếu bạn không chắc chắn, hãy lấy một mẩu giấy và đánh dấu kiểm tra mỗi khi câu trả lời của bạn là "không". Nếu như dấu kiểm tra quá nhiều vào cuối ngày, bạn hãy suy nghĩ đến việc nói "có" để thay thế và cảm nhận kết quả khác biệt.
Bạn hãy cố gắng tạo cho trẻ những lựa chọn khác tích cực hơn. Ví dụ, nếu như con đang có ý định lấy một vật gì đó và đập xuống sàn, thay vì nói "không được" bạn hãy nói với trẻ rằng " Con có thể đập một cách vui vẻ thoải mái, nhưng thay vào đó con hãy dùng thứ gì đó không dễ vỡ như cái gối này nhé!". Bằng việc nói "có" thường xuyên, sau những khó chịu ban đầu, trẻ sẽ dần học được rằng những gì bạn làm là mang lại lợi ích cho trẻ.
2. Cung cấp cho trẻ những sự lựa chọn có giới hạn
Để cho con lựa chọn giữa việc hành động đúng đắn và hình phạt cho hành động sai trái là một trong những phương pháp hiệu quả. Khi bạn trao cho trẻ những quyền lựa chọn đơn giản như sẽ mặc áo màu gì, chơi như thế nào, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng. Tuy nhiên, nếu như trẻ có lựa chọn không phù hợp, hãy nhẹ nhàng từ chối và hướng con đến một sự lựa chọn khác tốt hơn. Nhưng việc để trẻ có quá nhiều sự tự do trong việc quyết định có thể dẫn đến những tình huống không an toàn, vì vậy bạn vẫn nên kiểm soát những quyết định được phép lựa chọn để bảo vệ trẻ khi quyết định giải quyết vấn đề.
Việc cho trẻ tự lựa chọn một trò chơi trong giới hạn sự cho phép của bạn cũng là một phương pháp giúp đưa trẻ vào khuôn khổ (Ảnh minh họa).
3. Hãy kiên định và dõi theo trẻ
Ở lứa tuổi này, trẻ đang rất thích thú khám phá mọi thứ xung quanh, do đó con bạn sẽ tìm mọi cách để làm quen với mọi điều. Việc của bạn là giúp cho trẻ hình thành những thói quen tốt, phù hợp với con sau này. Nếu như trẻ đòi hỏi một điều gì đó và bạn thấy không phù hợp, hãy nói "không" một cách bình tĩnh và nhất quán.
Trước tiên, bạn cần phải thiết lập ra những giới hạn và quyết định sẽ thực hiện nó như thế nào. Ví dụ, trong giờ ăn, quy tắc bạn đặt ra là phải ngồi ngay ngắn và ăn tại bàn, bạn sẽ cần phải quan sát trẻ trong thời điểm này. Nếu như trẻ cố gắng rời bàn và tập trung vào những thứ khác, bạn hãy can thiệp một cách bình tĩnh. Bạn có thể hỏi trẻ rằng " Con có muốn ăn thêm nữa không? Con đứng dậy có nghĩa là con đã ăn xong và sẵn sàng đi rửa tay. Mẹ sẽ giúp con". Sau khi cho trẻ lựa chọn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện đúng với lời nói của mình.
4. Vui vẻ và thoải mái
Hãy chắc chắn rằng, bạn nghiêm túc khi đặt ra những giới hạn cho hành động của trẻ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái luôn là một việc rất thú vị, vì vậy những phương pháp nuôi dạy vui vẻ, phù hợp của bạn có thể sẽ giúp cho trẻ có nhiều hành vi tích cực hơn. Trẻ cần cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm thông qua biểu hiện và hành động của bạn.
Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng để tạo sự gần gũi và thoải mái cho cả bạn và trẻ. Ví dụ như, khi cho trẻ ăn rau, bạn có thể hát và diễn tả cho trẻ một bài hát về rau củ. Những trận chiến vào ban đêm khi đánh răng để xua đuổi "răng cá sấu" hay một cuộc rượt đuổi quanh nhà cũng là những gì con bạn cần cho mối quan hệ của bạn...
Bằng một vài bài hát hoặc câu chuyện cười đơn giản, bạn có thể khiến cho việc trẻ đánh răng đơn giản và nề nếp hơn rất nhiều (Ảnh minh họa).
5. Đưa trẻ ra khỏi những tình huống không phù hợp
Trẻ con có thể thực hiện những hành vi không phù hợp do không xác định được tính chất của vấn đề. Những hành vi không phù hợp của trẻ cần được ngăn chặn để không xảy ra lần nữa. Nếu như sự việc quá nghiêm trọng, bạn có thể đưa trẻ ra khỏi tình huống đó mà không cần tốn thời gian cho việc thương lượng.
Trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xác định các tình huống nguy hiểm và tự thoát ra, do đó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ. Điều này thật sự hữu ích để giải quyết các vấn đề với con của bạn ở nơi công cộng. Ví dụ như, khi bạn đi siêu thị, trẻ giận giữ và la hét để được mua món đồ mình thích, thay vì mắng trẻ trước mặt nhiều người, bạn có thể dắt trẻ đến một vị trí khác yên tĩnh hơn để giải thích và nói chuyện với trẻ một cách thích hợp.
Theo Helino
Chuyện về lớp tiếng Anh ngay trên chợ nổi Cái Răng hay vườn ươm cái ước mơ học ngoại ngữ của đám con trẻ Cần Thơ "Cha mẹ con nghèo lắm, phải bốc vác ngày đến mấy tấn. Con đã nghỉ học phụ cha mẹ rồi nhưng vẫn còn muốn đi học lắm. Học để sau này sẽ phụ giúp ba mẹ được nhiều hơn...". Bé Huỳnh Thị Bích Vân tâm sự trong những ngày tham gia lớp học tiếng Anh đặc biệt tại chính quê hương Cần Thơ...