8 phần mềm gọn nhẹ chống virus tốt nhất
Những công cụ hữu ích giúp bạn bảo vệ máy tính của mình trước nguy cơ bảo mật.
Rất nhiều phần mềm bảo mật gọn nhẹ sẵn sàng giúp bạn giải quyết vấn đề. Chúng có thể tìm kiếm virus, mã hóa, theo dõi hoạt động và nhiều chức năng khác. Hơn nữa, loạt công cụ này còn hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng.
1. System Security Guard 3.1.0 portable (3,33MB)
Khi cảm thấy máy tính chậm bất thường, bạn hãy tìm đến System Security Guard. Chỉ việc bấm vào thẻ “Security Check” và phần mềm liệt kê những chương trình đang chạy tiềm ẩn nguy hiểm. Nó không thể gỡ tận gốc mã độc/virus nhưng cũng tiện lợi để phát hiện chương trình độc hại mà Task Manager không thể làm được.
2. Encrytion Wizard 3.3.4 (1,24MB)
Mã hóa tệp dữ liệu giúp bạn bảo vệ thông tin trước kẻ tò mò. Nếu đang làm việc trên máy của người khác, bạn không có sẵn chương trình mã hóa thì hãy nhớ đến Encryption Wizard. Chỉ việc chạy chương trình, kéo/thả tệp tin vào cửa sổ làm việc và nhập đoạn mã để bắt đầu mã hóa.
3. ESET Rogue Applications Remover 1.0.2.0 (2,57MB)
Nếu bạn gặp phải loại virus “cứng đầu” thì khó lòng cài phần mềm diệt virus mới ngay lập tức. Phần lớn chương trình đều yêu cầu tạo một host hoặc công cụ nhỏ để quét toàn bộ máy tính trước khi loại bỏ mối nguy hiểm.
Việc này thường tốn thời gian nên bạn hãy thử qua ESET Rogue Applications Remover. Đây là ứng dụng đơn giản làm việc trên DOS, bạn chỉ việc chạy tệp tin vừa download và đợi chương trình kiểm tra toàn bộ hệ thống.
Video đang HOT
4. FolderChangesView 1.0.0.0 (92KB)
Nếu một ổ dữ liệu trên máy tính bị truy cập thường xuyên và bạn không biết tại sao thì hãy nghĩ đến trường hợp máy nhiễm virus. Khi đấy, FolderChangesView có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn.
Chạy chương trình, chọn ổ dữ liệu cần giám sát. Bấm OK và bắt đầu theo dõi. Thông tin về thời gian tạo một tệp dữ liệu mới, thay đổi hay sửa bất kỳ thứ gì trong ổ dữ liệu đều được FolderChangesView ghi lại và báo cáo với bạn.
5. KeyScrambler Personal 2.9.2 (3,39MB)
Phần mềm gián điệp keylogger luôn được hacker ưa chuộng. Chúng ẩn mình trong máy tính và ghi lại dữ liệu mà người dùng nhập qua bàn phím. Giải pháp cho việc này chính là KeyScrambler Personal. Ứng dụng tiến hành mã hóa mọi thứ nhập trên trình duyệt IE hoặc Firefox, nên dù máy tính nhiễm keylogger cũng không phải lo lắng.
6. FreeFixer 0.62 (3,37MB)
Phần mềm cung cấp thống kê chi tiết về những nơi có thể chứa mã độc: các chương trình khởi động, trình điều khiển, thanh công cụ trên trình duyệt… Mặc dù đây là một chương trình rất hiệu quả nhưng hãy cẩn thận nếu không muốn xóa nhầm và làm hỏng hệ thống. FreeFixer chỉ dành cho người dùng có kinh nghiệm mà thôi.
7. TinyWall 2.0 (1,95MB)
Tường lửa trên Windows khá mạnh nhưng vẫn tồn tại nhược điểm. TinyWall trở thành sự bổ sung hoàn hảo cho việc bảo vệ máy tính. Công cụ thông minh nâng cấp chính tường lửa của Windows, cho phép lựa chọn chương trình được chạy và khóa những thứ còn lại. Đôi khi TinyWall cũng khóa chương trình hợp pháp nên người thiếu kinh nghiệm không nên sử dụng.
8. F-Secure Easy Clean 1.2 (3,97MB)
Không ứng dụng bảo mật nào tuyệt đối an toàn và bạn nên cài song song một số phần mềm khác. Trong trường hợp này, F-Secure Easy Clean 1.2 là một lựa chọn đáng cân nhắc. Phần mềm nhỏ, gọn và không cần cài đặt. Chỉ việc lưu nó trong USB và bạn dễ dàng sử dụng trên bất kỳ máy tính Windows nào.
Theo VNE
Tuyệt chiêu tiết kiệm cước dữ liệu cho "dế"
Khách hàng sử dụng các máy iPhone, smartphone thông thường đều có cài sẵn các ứng dụng mà hầu hết các ứng dụng này phải có sóng GPRS/3G/EDGE mới sử dụng được. Khi kích hoạt sử dụng các ứng dụng thì máy lập tức kết nối Ineternet nên phát sinh cước GPRS.
Các dịch vụ thường sử dụng có tính cước GPRS (dịch vụ Internet của điện thoại di động cung cấp các dịch vụ tiện ích như: truy cập Internet, gửi và nhận các gói dữ liệu, tải nhạc chuông hình ảnh, nhận và gửi tin nhắn đa phương tiện MMS...) hiện nay của các nhà mạng bao gồm:
Roaming quốc tế: Khách hàng có mở dịch vụ Roaming quốc tế, khi đi nước ngoài truy cập Internet qua GPRS thì cước được tính theo cách: cước GPRS trong nước cước roaming quốc tế tại nước sở tại. Nếu khách hàng chưa rõ cách tính cước này khi truy cập Internet ở nước ngoài qua GPRS sẽ phát sinh cước roaming quốc tế.
Game: Khi chơi một số trò chơi trên mạng (thường là các game o­nline), khách hàng nghĩ đã download trò chơi nhưng thực sự đang chơi o­nline, nên trong thời gian chơi games máy vẫn phải kết nối Internet qua GPRS và bị tính cước kết nối mạng Internet qua GPRS.
Email: Khách hàng sử dụng máy điện thoại di động có tính năng tự động tìm kiếm dữ liệu mới của email nên tự động kết nối GPRS mà không biết nên phát sinh cước.
Khách hàng sử dụng các máy iPhone, smart phone đều có cài sẵn các ứng dụng mà hầu hết các ứng dụng này phải có sóng GPRS/3G/EDGE mới sử dụng được. Cho nên, khi kích hoạt sử dụng các ứng dụng thì máy lập tức kết nối Ineternet nên phát sinh cước GPRS.
Để kiểm soát cước GPRS, trước hết, khách hàng nên đăng ký sử dụng các gói cước GPRS của nhà mạng để tiết kiệm chi phí. Khi truy cập Internet, khách hàng cần để ý máy đang vào Intermet bằng wifi hay bằng GPRS.
Truy cập Internet bằng wifi khi máy để chế độ UMTS hoặc Dualmode là đã cài đặt GPRS, 3G. Nếu mất sóng Wifi, khách hàng vào mạng Internet máy sẽ tự động sử dụng sóng GPRS/3G để truy cập. Vì vậy cần để ý biểu tượng khi truy cập Internet.
Với máy iPhone, khi cài các phần mềm trò chơi và ứng dụng thì trên máy có một ứng dụng tên là ANNS - Apple Push Notification Service. Ứng dụng này có tác dụng tự động truy cập các server để kiểm tra phần mềm ứng dụng hoặc cập nhật trò chơi phiên bản mới. Khi khách hàng cài đặt email trên máy thì hệ thống sẽ tự động truy cập mail server để kiểm tra email.
Để tránh phát sinh cước ngoài ý muốn này, khách hàng làm các thao tác sau:
Menu>>Settings>> General>> Network>> OFF để tắt chức năng Cellular data.
Để tắt tính năng thông báo cập nhật phần mềm mới: Menu>> Settings>> Notifications>> OFF để tắt chức năng thông báo.
Khi muốn truy cập GPRS thì thao tác: Menu>> Settings>> General>> Network>> o­n Celluler Data.
Với các máy Blackberry, khi không muốn truy cập internet bằng GPRS thì cài đặt như sau: Application>>Option>>Mobile Network>>Data services>> OFF.
Muốn truy cập Internet bằng GPRS thì thao tác: Application>>Option>>Mobile Network>>Data services>> o­n.
Các dòng máy sử dụng hệ điều hành Windowns Mobile, khi không muốn truy cập internet bằng GPRS thì cài đặt như sau: Start> Setting>> Wireless control>> Data connection>> OFF.
Nếu muốn truy cập Internet bằng GPRS thì cài đặt: Start> Setting>>Wireless control>> Data connection>>ON.
Với máy Nokia, phần Packet Data Conn, nên để chế độ "When Needed" là chỉ dùng GPRS khi nào thấy cần Nếu để chế độ "When Available" ( kết nối liên tục) thì cần để ý phía trên máy điện thoại gần cột sóng có hình quả cầu (biểu tượng đang truy cập Internet) hoặc dấu "= " là đang truy cập GPRS khi dấu " =" bị đứt đoạn là máy không truy cập GPRS.
Theo vietbao
Smart TV có phần mềm chống virus đầu tiên Đây là công cụ bảo mật đầu tiên dành cho các loại TV thông minh thế hệ mới. Smart TV hoàn toàn có thể nhiễm malware. Một công ty phần mềm của Anh là Ocean Blue Software và hãng bảo mật Sophos vừa phát hành bộ phần mềm antivirus dành cho các loại TV thông minh. Đây là bộ phần mềm chống virus...