8 nguyên nhân khiến nam giới dễ bị béo bụng
Những thói quen kém lành mạnh làm vòng 2 của đàn ông nhanh chóng tích tụ mỡ thừa.
Thường xuyên hút thuốc lá: Tạp chí PloS cho biết những người hút thuốc dễ bị mỡ bụng, mỡ nội tạng. Hút thuốc làm mỡ có xu hướng di chuyển vào vùng bụng. Khi người hút thuốc bị tăng cân, họ có số đo vòng 2 lớn hơn người không hút thuốc. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ cũng cao hơn. Ảnh: Exercise To Reduce Tummy.
Nạp nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat): Theo Men’s Health, chất béo chuyển hóa mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe đường ruột. Loại chất béo này góp phần tích cực gia tăng kích thước vòng eo. Trong nghiên cứu kéo dài 6 năm tại Đại học Wake Forest (Bắc Carolina, Mỹ), các nhà khoa học cho 2 nhóm khỉ ăn thực đơn khác nhau. Nhóm có chế độ ăn 8% chất béo chuyển hóa mang nhiều hơn 33% mỡ bụng so với nhóm có chế độ ăn 8% chất béo không bão hòa đơn. Ảnh: PC Medical Info, Medical Daily.
Ăn uống kém lành mạnh: Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, soda, nước trái cây tổng hợp dễ gây tăng cân. Chúng còn làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm khả năng đốt cháy chất béo. Ngoài ra, chế độ ăn ít protein, nhiều tinh bột qua tinh chế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng. Ảnh: The Healthy Employee.
Uống nhiều rượu bia: Tiêu thụ rượu quá mức gây ra nhiều vấn đề lo ngại về sức khỏe, bao gồm bệnh gan và viêm nhiễm. Theo báo cáo đăng trên tạp chí Current Obesity Reports, thói quen uống nhiều bia rượu khiến nam giới dễ tăng cân quanh bụng. Khi uống bia rượu, cơ thể bạn sẽ đốt cháy chất cồn thay chất béo, dẫn đến mỡ thừa tích tụ nhanh chóng. Ảnh: FamilyDoctor.
Đường ruột chứa ít vi khuẩn có lợi: Lợi khuẩn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chúng sản xuất hormone, điều chỉnh hệ thống miễn dịch, kiểm soát sự thèm ăn… Thói quen ăn uống không đúng cách, dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến mật độ lợi khuẩn bị giảm sút. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phân tích mẫu phân từ những người bị béo bụng. Họ phát hiện vi khuẩn đường ruột của nhóm đối tượng này ít đa dạng. Ảnh: Liver Doctor.
Ít vận động: Theo Medical News Today, nếu tiêu thụ calories nhiều hơn mức đốt cháy, chúng ta sẽ tăng cân. Lối sống ít vận động, không tập thể dục khiến mỡ thừa, đặc biệt ở xung quanh bụng khó bị loại bỏ. Ảnh: Stanford Medicine.
Căng thẳng kéo dài: Một loại hormone steroid có tên cortisol giúp chúng ta kiểm soát và đối phó căng thẳng. Khi ở tình huống nguy hiểm hoặc áp lực cao, cơ thể sẽ tiết ra cortisol. Khi nồng độ cortisol ở mức cao, nó sẽ kích hoạt giải phóng insulin. Mọi người có xu hướng tìm kiếm thức ăn để cảm thấy thoải mái khi bị căng thẳng. Đây là nguy cơ tích tụ mỡ thừa quanh bụng và các khu vực khác. Ảnh: LoveToKnow Stress Management.
Video đang HOT
Ngủ ít: Tạp chí Journal Of Clinical Sleep Medicine cho biết có sự liên hệ giữa việc tăng cân và thời gian ngủ ngắn. Chất lượng giấc ngủ kém, thời lượng ngủ ít đều góp phần phát triển mỡ bụng. Ngủ không đủ giấc dễ dẫn đến hành vi ăn uống không lành mạnh, ví dụ ăn đêm, ăn theo cảm xúc… Ảnh: Harvard Health Publishing.
5 loại thực phẩm khiến mỡ bụng tăng không phanh, bệnh tật đầy mình cần hạn chế ăn
Bụng to có thể do đầy hơi, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là do tích tụ mỡ nội tạng. Tránh xa ngay 5 loại thực phẩm này để đẩy lùi tình trạng béo bụng.
Mỡ nội tạng và mỡ bụng đều được lưu trữ xung quanh gan, tuyến tụy và ruột. Khác với chất béo dưới da, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các vấn đề về tuyến giáp.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân có quá nhiều mỡ nội tạng, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa. Dưới đây là 5 loại thực phẩm thường gặp, có thể khiến mỡ bụng tăng lên đáng kể mà nhiều người vẫn ăn hàng ngày.
1. Fructose
Hầu như mọi đồ ngọt chúng ta thấy trong siêu thị, như nước ngọt, mứt, bánh kẹo,... đều chứa frutose. Thậm chí, một số loại mứt công nghiệp có chứa tới 60% chất làm ngọt này. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên ăn quá 50 gram đường mỗi ngày (ít hơn một chai nước ngọt).
Các tình trạng sức khoẻ có thể xuất hiện khi tiêu thụ quá nhiều fructose là:
- Ngăn cản cơ thể phân giải chất béo và tinh bột.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá.
- Có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, dẫn đến các bệnh như cứng động mạch, tiểu đường,...
2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo không cân bằng
Nhiều người tự hỏi, làm sao mà một chiếc bánh hamburger lại có thể gây hại cho sức khoẻ, trong khi thành phần chủ yếu của nó là thịt và bánh mì? Một chiếc hotdog cũng chỉ là bánh mì kẹp xúc xích thôi đúng không?
Nhưng vấn đề của chúng là cân bằng dinh dưỡng. Điển hình là bánh hamburger, có hàm lượng chất béo vô cùng cao. Và loại bánh này lại không chứa đủ rau củ quả - loại thực phẩm cung cấp vitamin và chất chống oxy hoá giúp bạn tiêu hoá tốt.
Một chiếc bánh hamburger bình thường chứa 500 calo, 25 gram chất béo, 40 gram tinh bột, 10 gram đường và 1.000 miligam natri, đủ để gây ra các ảnh hưởng khác tới sức khoẻ như:
- Giải phóng quá nhiều insulin, khiến cơ thể đói sau vài giờ (khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến béo phì).
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Gây căng thẳng oxy hoá lên các tế bào.
- Suy yếu và co động mạch, dẫn đến bệnh tim.
- Tăng hàm lượng natri, tác động tiêu cực đến mạch máu.
3. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hoá đã được công nhận là một trong những thủ phạm chính tạo ra mỡ bụng và mỡ nội tạng.
Bánh quy và bánh đóng gói thường chứa siro ngô với hàm lượng fructose cao, cộng với chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm phổ biến khác như pizza đông lạnh, các sản phẩm bột bánh đông lạnh, kem cà phê hoặc bơ thực vật cũng chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Các nhà khoa học đã chỉ ra một số tình trạng sức khoẻ có thể gây ra bởi chất béo chuyển hoá, bao gồm:
- Tăng nồng độ cholesterol xấu.
- Giảm nồng độ cholesterol tốt.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em.
4. Tinh bột
Gạo trắng là một trong những nguồn tinh bột phổ biến nhất, cùng với mì ống và bánh mì trắng. Theo một số nghiên cứu, tinh bột có khả năng gia tăng mỡ nội tạng. Bạn có thể chuyển sang gạo lứt, bánh mì đen,... vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn, giúp cơ thể dễ dàng chuyển hoá tinh bột hơn.
Ăn quá nhiều tinh bột còn gây ra các tình trạng sau:
- Cơ thể uể oải, chậm chạp.
- Thay đổi tâm trạng.
- Tạo cảm giác đói giả.
- Tăng cảm giác thèm ăn.
- Tăng nguy cơ béo phì.
- Rối loạn insulin, gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
5. Đường tinh luyện
Các loại ngũ cốc ăn sáng vị chocolate hay chứa trái cây khô - thường được coi là lành mạnh - lại chứa rất nhiều đường và chất béo tinh chế, trong khi không chứa hoặc chứa rất ít chất xơ.
Lượng đường nạp vào quá cao sẽ ảnh hưởng đến mỡ nội tạng, và chúng cũng gây ra các tác hại như là tinh bột vậy. Ngoài ra các tác hại khác đến từ đường tinh luyện phải kể đến như:
- Tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề về răng miệng.
- Gây biếng ăn cho trẻ.
Lý do khiến bạn không thể giảm mỡ bụng Nhiều quan niệm sai lầm khi giảm mỡ vùng bụng khiến chúng ta không đạt được hiệu quả mong muốn. Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột. Chúng gây tình trạng béo bụng, ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol và đường trong máu. Mỡ nội tạng vượt mức cho...