8 nguyên nhân có thể gây chậm kinh sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố
Sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, việc chậm kinh là điều bình thường vì chu kỳ đã tự điều chỉnh trở lại nhưng đôi khi kinh nguyệt xảy ra một số vấn đề.
Thuốc tránh thai được biết là giải pháp cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai như một cách để cân bằng hormone và khởi động cơ thể phụ nữ vào một chu kỳ dễ dự đoán hơn. Một số chị em khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, có thể bối rối, lo lắng khi chậm kinh, không có kinh dù kết quả thử thai âm tính. Điều này do một số nguyên nhân bao gồm căng thẳng, béo phì hoặc mất cân bằng tuyến giáp.
1. Kiểm soát sinh sản ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Sau khi dừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể gây chậm kinh.
Ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt điều hòa khá nhanh thường trong vòng ba đến sáu chu kỳ sau khi ngừng tránh thai, các tác dụng phụ của nội tiết tố có thể mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ khỏi cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi đã sử dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác, như thuốc tiêm hoặc miếng dán tránh thai trong nhiều năm, phụ nữ sẽ không gặp khó khăn thụ thai khi ngừng dùng thuốc.
Tuy nhiên, có thể phải mất vài tháng chu kỳ kinh nguyệt mới trở lại bình thường. Thời điểm phụ thuộc phần lớn vào lý do sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, cùng với bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào khác bởi thuốc hoặc phát triển trong khi sử dụng thuốc.
Mặt khác, nếu phụ nữ mắc một bệnh lý tiềm ẩn gây ra chu kỳ không đều như hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp hoặc lạc nội mạc tử cung có thể nhận thấy những tình trạng đó tái phát ngay khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.
Sử dụng phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố để điều hòa kinh nguyệt không đều không giải quyết được tình trạng mất cân bằng nội tiết cơ bản. Tuy nhiên có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách điều chỉnh chu kỳ và tăng cường sức khỏe nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng thuốc nội tiết tố, rất có thể những triệu chứng ban đầu đó sẽ tiếp tục xuất hiện. Tình trạng cơ bản hoặc nguyên nhân gốc rễ vẫn còn tồn tại và sẽ tự biểu hiện khi không sử dụng biện pháp tránh thai. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng vì họ có kinh nguyệt nên họ đã đạt được chu kỳ bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Đó là một chu kỳ giả vì quá trình nội tiết tố tự nhiên đang bị ức chế bằng cách tạo ra sự mất cân bằng.
2. Nguyên nhân chậm kinh hoặc mất kinh sau khi ngừng tránh thai
Phụ nữ có thể mất vài tháng để chu kỳ điều hòa sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố và điều này là hoàn toàn bình thường. Điều đó có nghĩa là, nếu kinh nguyệt không có lâu hơn dự kiến, có thể có một vấn đề khác đang xảy ra. Có 8 nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra chu kỳ không đều hoặc chậm kinh.
Stress – căng thẳng
Những căng thẳng nhỏ hàng ngày sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng. Nhưng nếu đang gặp căng thẳng đáng kể do các sự kiện lớn trong đời hoặc thấy mình căng thẳng vì công việc, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên ít đều đặn hơn theo thời gian. Đó là vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì chu kỳ đều đặn, trong đó trứng được sản xuất và niêm mạc tử cung bong ra nếu trứng không được thụ tinh.
Trọng lượng cơ thể thấp
Tăng hoặc giảm cân nhiều luôn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu chỉ số khối cơ thể dưới 18 có thể bị hiện tượng gọi là vô kinh thứ phát. Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu bình thường như khi còn là một thiếu niên và chấm dứt hoàn toàn. Trừ khi là một vận động viên thi đấu, đây thường là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kiểm tra chế độ ăn uống, lối sống và đảm bảo đang đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
Béo phì
Video đang HOT
Sau khi dừng các biện pháp tránh thai có thể gây béo phì ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Mặt khác, chỉ số khối cơ thể từ 35 trở lên có liên quan đến một loạt các vấn đề y tế, bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh tim và kinh nguyệt không đều. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan cao giữa béo phì và chậm kinh. Tương tự như tình trạng thiếu cân trầm trọng, lượng mô mỡ trong cơ thể cao sẽ gây ra sự gián đoạn nồng độ hormone bình thường như insulin và globulin gắn với hormone sinh dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chu kỳ không đều là hội chứng buồng trứng đa nang, nguyên nhân là do nồng độ hormone androgen tăng cao. Mặc dù hội chứng buồng trứng đa nang không phải là một tình trạng có thể chữa khỏi nhưng vẫn có những phương pháp điều trị có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tăng cơ hội mang thai thành công.
Polyp tử cung và u xơ tử cung
Nếu đang có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ra máu lấm tấm cùng với các triệu chứng như khó chịu khi giao hợp và đau lưng dưới, có thể nguyên nhân sâu xa khiến bị chậm kinh là do polyp hoặc u xơ tử cung.
Polyp là những khối u nhỏ phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Thông thường không có triệu chứng, chúng có thể gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và gây ra hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. U xơ tử cung là những khối u phát triển trong hoặc trên tử cung, có thể gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội. Lý do polyp và u xơ có thể khiến chậm kinh là vì cả hai đều xảy ra để đáp ứng với sự biến động của hormone điều hòa chu kỳ.
Mất cân bằng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng một vai trò lớn trong chu kỳ kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít như trong trường hợp cường giáp và suy giáp có thể khiến chu kỳ không đều hoặc dừng hoàn toàn. Mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Thai kỳ
Có thể thụ thai ngay cả khi có kinh nguyệt vì chu kỳ chưa trở lại bình thường sau dừng tránh thai.
Nếu phụ nữ không có kinh sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố thì có thể mang thai. Nên thử thai để loại trừ khả năng này nếu quan hệ tình dục không an toàn. Có thể thụ thai ngay cả khi kinh nguyệt vì chu kỳ chưa trở lại bình thường.
Cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt dừng hoặc không đều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn dẫn đến vô kinh vài tháng (không có kinh) ngay sau khi sinh. Nhưng không có hướng dẫn chính xác nào về việc điều đó kéo dài bao lâu và thông thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chu kỳ đang bắt đầu quay trở lại. Điều này có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng phương pháp tránh thai nào.
Để ngăn chặn điều này, nhiều người chuyển sang sử dụng “viên thuốc nhỏ”, loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone. Thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa progesterone không ảnh hưởng đến nguồn sữa nếu đang cho con bú. Nhiều phương pháp tránh thai đã được chứng minh là làm giảm lượng sữa như estrogen, đặc biệt là trong giai đoạn đầu cho con bú. Phụ nữ có thể tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen sau khi ngừng cho con bú.
Khi kinh nguyệt quay trở lại sau khi sinh con, sẽ không có gì bất thường nếu vẫn đang cho con bú. Nhưng nếu con đã cai sữa được nhiều tháng mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa điều hòa thì nên đến đi khám để kiểm tra nồng độ hormone.
Các biện pháp tránh thai có thể gây rụng tóc?
Nhiều chị em sau khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố thấy tóc hay bị rụng hơn. Do đó, mọi người thắc mắc có phải biện pháp tránh thai là nguyên nhân gây rụng tóc?
Mọi người đều rụng tóc một cách tự nhiên, theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, việc rụng từ 50 đến 100 sợi tóc vào bất kỳ ngày nào là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc quá mức có thể xảy ra khi cơ thể điều chỉnh theo những thay đổi nội tiết tố do nhiều loại biện pháp tránh thai gây ra, bao gồm cả thuốc viên, thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, miếng dán tránh thai...
1. Nguyên nhân gây rụng tóc liên quan đến biện pháp tránh thai
Sự thay đổi hormone do sử dụng các biện pháp tránh thai có thể khiến rụng tóc.
TS.BS da liễu Michele Green (New York, Mỹ) cho biết, để hiểu cách kiểm soát sinh sản có thể gây rụng tóc như thế nào, điều quan trọng là phải hiểu tóc phát triển như thế nào. Về cơ bản, mỗi sợi tóc được làm từ chất sừng sẽ phát triển theo từng giai đoạn:
Anagen: Giai đoạn phát triểnCatagen: Giai đoạn thoái hóa (khi tóc ngừng phát triển)Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơiRụng tóc: Giai đoạn tóc rụng
Thông thường, tóc sẽ đều có thể rụng ở mỗi giai đoạn vào bất kỳ thời điểm nào. Nhưng thường sẽ không nhận thấy nhiều tóc rụng cùng một lúc vì hầu hết tóc xung quanh đang trong giai đoạn phát triển hoặc chuyển tiếp. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone do kiểm soát sinh sản có thể làm gián đoạn chu kỳ này, khiến tóc rụng nhiều hơn cùng một lúc.
TS.BS Michele Green cho biết, các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể khuyến khích tóc duy trì ở giai đoạn telogen (hoặc nghỉ ngơi) quá lâu. Trong giai đoạn telogen, tóc rụng từ 25 đến 100 sợi mỗi ngày và không phát triển tích cực, nghĩa là chúng ta sẽ rụng tóc trong một thời gian dài.
Khi bị rụng tóc do ngừa thai, cơ thể cần một cơ hội để điều chỉnh lại sự mất cân bằng nội tiết tố về mức bình thường. Các nghiên cứu về phương pháp ngừa thai cấy ghép cho thấy có tới 19% người dùng báo cáo bị rụng tóc hoặc mọc tóc bất thường trong năm đầu tiên, nhưng hầu như không có người dùng nào ngừng sử dụng do rụng tóc trong năm thứ hai áp dụng chế độ này.
2. Các loại rụng tóc liên quan đến biện pháp tránh thai
Rụng tóc khi dùng thuốc tránh thai:
Theo TS.BS Michele Green, sẽ ít có khả năng bị rụng tóc khi bắt đầu dùng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố hơn là khi ngừng sử dụng nó. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra, có thể là do đơn thuốc có chứa progestin có nội tiết tố androgen. Sự gia tăng thụ thể androgen trong những viên thuốc này có thể góp phần gây rụng tóc.
Tuy nhiên, TS.BS da liễu Hadley King (Trường Cao đẳng Y tế Weill thuộc Đại học Cornell ở Thành phố New York) lại có ý kiến khác, một số công thức ngừa thai thực sự có thể hữu ích cho việc trị rụng tóc. Estrogen mà chúng chứa có thể ngăn chặn việc sản xuất nội tiết tố androgen của buồng trứng và làm tăng một loại protein gọi là globulin liên kết hormone giới tính trong máu. Protein này liên kết với testosterone tự do trong máu, do đó có ít testosterone hơn để gây rụng tóc.
Vì vậy, nếu gần đây bắt đầu dùng thuốc tránh thai và rụng nhiều tóc hơn bình thường, có thể cân nhắc chuyển sang loại hoặc nhãn hiệu khác. TS.BS Hadley King nói rằng, drospirenone là một progestin có hoạt tính kháng androgen đặc biệt cao, đó là lý do tại sao thuốc tránh thai đường uống có chứa progestin có xu hướng hữu ích trong việc giảm rụng tóc.
Rụng tóc sau khi ngừng tránh thai:
Loại rụng tóc phổ biến nhất sau khi tránh thai được gọi là telogen effluvium. Đây là một loại rụng tóc xảy ra sau khi một người trải qua những stress, chẳng hạn như mất người thân, mất việc, sốt cao, phẫu thuật hoặc thay đổi nội tiết tố đột ngột như sau khi sinh con hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai (nội tiết tố), Tiến sĩ Hadley King nói. Điều này khiến tóc ở giai đoạn "ngủ đông" lâu hơn bình thường, dẫn đến lượng tóc rụng cùng một lúc nhiều hơn dự kiến.
Đối với những người không có các yếu tố phức tạp khác như tiền sử gia đình bị hói đầu hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, telogen effluvium thường không phải là điều đáng lo, tóc của bạn sẽ thoát khỏi giai đoạn này và sẽ rụng ít hơn.
3. Cách làm chậm quá trình rụng tóc liên quan đến các biện pháp tránh thai
Chế độ ăn uống đầy đủ với đủ chất đạm, calo, vitamin và khoáng chất sẽ hạn chế rụng tóc và giúp tóc tăng trưởng.
Mặc dù tình trạng rụng tóc do ngừa thai thường không đáng lo ngại nhưng có thể cảm thấy căng thẳng khi nhìn thấy tóc rụng nhiều trong lược chải tóc gội đầu. Có lẽ những người bị rụng tóc đều tự hỏi làm thế nào để ngăn chặn và điều trị chứng rụng tóc.
TS.BS Hadley King cho biết, khi đã xác định rằng kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân, điều quan trọng là tập trung vào việc chăm sóc hỗ trợ cho mái tóc và điều đó bắt đầu bằng việc chú ý đến toàn bộ cơ thể.
Uống vitamin tổng hợp
Dùng vitamin tổng hợp để ngăn ngừa tác động của việc thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại vitamin sau có thể làm chậm quá trình rụng tóc:
SắtVitamin CVitamin D
Mặt khác, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quá nhiều vitamin A và selen có thể góp phần gây rụng tóc.
Chế độ ăn uống bổ dưỡng
Tiêu thụ nhiều thực phẩm tươi, nguyên chất như rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt cho toàn bộ mái tóc và cơ thể. Tiến sĩ King cho biết, một chế độ ăn uống đầy đủ với đủ chất đạm, calo, vitamin và khoáng chất, đồng thời không ăn kiêng quá mức hoặc hạn chế là tốt nhất cho sự phát triển của tóc.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng có thể kích hoạt sự kết thúc của giai đoạn anagen (giai đoạn tăng trưởng), vì vậy quản lý căng thẳng như thư giãn và giảm căng thẳng hoặc lo lắng có thể giúp kích thích mọc tóc.
Hạn chế dùng hóa chất và máy sấy tóc, máy ép, uốn
Hạn chế sử dụng các loại máy sấy, ép, uống với nhiệt độ cao hoặc tạo kiểu bằng hóa chất hoặc các phương pháp khác gây hư tổn khác cho tóc. Cũng không nên buộc cao tóc như kiểu tóc đuôi ngựa hoặc búi tóc cao và chặt. Những kiểu tóc này có thể làm sợi tóc yếu đi và góp phần gây gãy rụng.
Hãy nhẹ nhàng với mái tóc
Một chế độ chăm sóc tóc cho phép lớp bảo vệ hoặc lớp biểu bì được giữ nguyên vẹn càng lâu càng tốt sẽ làm giảm tình trạng gãy rụng và khô sợi tóc. Vì vậy, hãy giữ ẩm cho tóc bằng dầu xả, kem và dầu giúp tránh khô và do đó giảm nguy cơ hư tổn và gãy rụng.
Lợi ích bất ngờ của việc thắt ống dẫn tinh với đời sống tình dục Có nhiều thông tin sai lệch về thắt ống dẫn tinh và đời sống tình dục sau thắt ống dẫn tinh. Trên thực tế, trái ngược với những thông tin nhiều người có thể e ngại về suy giảm tình dục, thắt ống dẫn tinh thậm chí còn cải thiện đời sống tình dục của bạn theo 3 cách dưới đây. Có nhiều...