8 nguy hiểm ‘rình rập’ từ việc không uống đủ nước
Uống nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng bởi nước chiếm đến 60% cơ thể con người, có tác dụng bôi trơn xương khớp, điều hòa nhiệt độ cơ thể, nuôi dưỡng não và tủy sống.
Dưới đây là những hậu quả bạn sẽ gặp phải nếu uống thiếu nước.
Da bị nhăn nheo, chảy sệ
Khi cơ thể bị thiếu nước thì làn da sẽ bị khô và trở nên xám xịt. Lý giải về tác hại của việc lười uống nước với da, các bác sĩ giải thích. Khi lượng nước không được đáp ứng đầy đủ, cơ thể sẽ lấy nước ở những bộ phận khác để cung cấp cho các cơ quan chức năng quan trọng.
Theo đó, nước sẽ chuyển từ da để duy trì nồng độ máu, khiến da trở nên khô và xám màu, khả năng đàn hồi kém, hình thành các nếp nhăn và bị chảy sệ. Bởi thế, uống nhiều nước không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ làn da của bạn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Khô miệng, đau họng
Tình trạng mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng khô miệng. Điều này đồng nghĩa rằng, lượng nước trong cơ thể bạn có thể đang rất thấp. Nó khiến các tuyến nước bọt không thể sản xuất đủ nước bọt. Bên cạnh đấy, nước bọt lại cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn. Nên nếu không được sản xuất ổn định thì sẽ dẫn đến hiện tượng bị khô miệng, khó chịu.
Mất nước có thể dẫn đến 1 số lượng lớn vi khuẩn xuất hiện trong miệng, có thể dẫn đến chứng hôi miệng – hay còn gọi là hơi thở có mùi. Hôi miệng sẽ làm cho con người trở nên lúng túng. Thông thường, ai ai cũng nghĩ vệ sinh răng miệng là thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng là 1 cách hạn chế hôi miệng và giúp răng khỏe mạnh hơn.
Có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Không uống đủ nước cũng làm cho nhu cầu đi tiểu của bạn trở nên ít hơn. Thông thường, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Khi cơ thể bị mất nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng sẫm. Đặc biệt, việc đi tiêu ít cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiểu do các vi khuẩn trong hệ thống này không được làm sạch. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài không được xử lý sẽ lây lan sang các bộ phận khác, gây nguy hiểm khôn lường.
Tâm trạng thay đổi
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Đại học Đại Học Connecticut (tiểu bang vùng Đông Bắc Mỹ), mất nước có thể làm thay đổi tâm trạng và suy nghĩ của bạn.
Mất nước nhẹ là mất khoảng 1.5% khối lượng nước trong cơ thể. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thậm chí là chỉ hơi mất nước thôi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng và khả năng suy nghĩ.
Bệnh tim
Trong thời tiết lạnh, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ thích hợp giúp các cơ quan quan trọng hoạt động đúng cách, bằng cách sử dụng các mạch máu ở da để điều chỉnh nhiệt. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho tim. Khi cơ thể không có nước, sự căng thẳng này đối với tim sẽ tăng lên.
Táo bón
Nước giúp tiêu hóa thức ăn và làm cho phân mềm hơn. Khi ruột kết không có đủ nước, sẽ dẫn đến táo bón, đau bụng và chuột rút…
Não trở nên nhỏ hơn
Còn một tác hại mà chúng ta không lường đến khi uống ít nước vào mùa đông. Đó là việc mất nước có thể khiến thể chất não bộ thay đổi. Cụ thể là làm khối lượng của cấu trúc não bị nhỏ đi, mô não co rút do không được cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày.
Mẹo để giữ đủ nước trong mùa đông
Một cách phổ biến mà đơn giản để kiểm tra tình trạng mất nước là xem màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu tốt, nếu có màu vàng đậm, cảnh bảo cơ thể thiếu nước. Lưu ý, ngay cả khi dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước.
Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn duy trì đủ nước cho cơ thể vào mùa đông:
- Mang theo bên mình một chai nước hoặc để cốc, bình nước trước mặt khi làm việc, sẽ nhắc nhở bạn uống nước.
- Uống trà hoặc nước ấm: Các nghiên cứu cho thấy uống đồ uống nóng có hiệu quả cung cấp nước tương tự như nước lạnh. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lạnh hãy đun sôi một ít trà thảo mộc, đảm bảo chọn loại không chứa caffeine vì caffeine cũng có thể gây mất nước.
Thêm hương vị vào nước: Thả các miếng trái cây, như táo thái hạt lựu, một lát chanh, kiwi, dưa chuột hoặc xoài… vào nước thường, để làm tăng hương vị của nước, giúp bạn muốn uống nước hơn.
- Ăn thực phẩm giàu nước: Tăng lượng thức ăn dạng lỏng như súp và nước ép trái cây… vì chúng có thể dùng thay thế cho bữa ăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Tổng lượng nước từ chất lỏng và thức ăn được tính vào quá trình hydrat hóa.
Mất nước vào mùa đông chắc chắn vẫn là một nguy cơ. Các dấu hiệu mất nước rất nhiều, nhưng một số dấu hiệu phổ biến hơn bao gồm đau đầu, chóng mặt, da khô và khô miệng hoặc có thể bị thiếu năng lượng, khó tập trung và dễ bị thương hơn, đặc biệt là nếu bạn đang tập luyện hoặc chơi thể thao.
Một số mẹo để giữ đủ nước vào mùa đông bao gồm đổi đồ uống lạnh thành đồ uống nóng, để nước bên cạnh, ăn các loại thực phẩm giàu nước như súp và trái cây và thêm hương vị vào nước.
Nguy cơ tiềm ẩn khi không uống đủ nước trong mùa đông
Khi nhiệt độ giảm, cơ thể thường cảm thấy ít khát hơn, do đó mất nước là vấn đề phổ biến mà nhiều người trong chúng ta phải đối mặt trong mùa đông, khi thời tiết lạnh...
1. Nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể bị mất nước có thể gây ra các biểu hiện (triệu chứng):
Đau đầu
Khô miệng
Da khô
Chóng mặt...
Một số nguy cơ tiềm ẩn khác khi cơ thể mất nước như:
- Giảm hiệu suất tinh thần và thể chất: Nước có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của cơ thể. Thiếu nước trong cơ thể có thể làm giảm (mất) trí nhớ ngắn hạn, gây lú lẫn và giảm thời gian phản ứng.
- Sỏi thận : Khi không uống đủ nước, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể dẫn đến tổn thương thận và suy thận.
Ngay cả khi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Bệnh tim: Trong thời tiết lạnh, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ thích hợp giúp các cơ quan quan trọng hoạt động đúng cách, bằng cách sử dụng các mạch máu ở da để điều chỉnh nhiệt. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho tim. Khi cơ thể không có nước, sự căng thẳng này đối với tim sẽ tăng lên.
- Táo bón: Nước giúp tiêu hóa thức ăn và làm cho phân mềm hơn. Khi ruột kết không có đủ nước, sẽ dẫn đến táo bón, đau bụng và chuột rút...
Bất kể nhiệt độ như thế nào, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Thiếu nước không chỉ dẫn đến mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Mẹo để giữ đủ nước trong mùa đông
Một cách phổ biến mà đơn giản để kiểm tra tình trạng mất nước là xem màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu tốt, nếu có màu vàng đậm, cảnh bảo cơ thể thiếu nước. Lưu ý, ngay cả khi dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước.
Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn duy trì đủ nước cho cơ thể vào mùa đông:
- Mang theo bên mình một chai nước hoặc để cốc, bình nước trước mặt khi làm việc, sẽ nhắc nhở bạn uống nước.
- Uống trà hoặc nước ấm:Các nghiên cứu cho thấy uống đồ uống nóng có hiệu quả cung cấp nước tương tự như nước lạnh. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lạnh hãy đun sôi một ít trà thảo mộc, đảm bảo chọn loại không chứa caffeine vì caffeine cũng có thể gây mất nước.
Cơ thể thiếu nước làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều vấn đề sức khỏe khác ...
- Thêm hương vị vào nước:Thả các miếng trái cây, như táo thái hạt lựu, một lát chanh, kiwi, dưa chuột hoặc xoài... vào nước thường, để làm tăng hương vị của nước, giúp bạn muốn uống nước hơn.
- Ăn thực phẩm giàu nước:Tăng lượng thức ăn dạng lỏng như súp và nước ép trái cây... vì chúng có thể dùng thay thế cho bữa ăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Tổng lượng nước từ chất lỏng và thức ăn được tính vào quá trình hydrat hóa.
Mất nước vào mùa đông chắc chắn vẫn là một nguy cơ. Các dấu hiệu mất nước rất nhiều, nhưng một số dấu hiệu phổ biến hơn bao gồm đau đầu, chóng mặt, da khô và khô miệng hoặc có thể bị thiếu năng lượng, khó tập trung và dễ bị thương hơn, đặc biệt là nếu bạn đang tập luyện hoặc chơi thể thao.
Một số mẹo để giữ đủ nước vào mùa đông bao gồm đổi đồ uống lạnh thành đồ uống nóng, để nước bên cạnh, ăn các loại thực phẩm giàu nước như súp và trái cây và thêm hương vị vào nước.
Nhiều bệnh nhân nhập viện do rét đậm Thời tiết giá lạnh đang ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của người dân. Những ngày gần đây, tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, số người nhập viện do ảnh hưởng của giá rét đang có chiều hướng tăng cao, chủ yếu là các bệnh lý về tim mạch, hô hấp và xương khớp. Bác sĩ Bệnh viện...