8 năm trước và lời hứa thay đổi
8 năm trước, ứng cử viên Barack Obama đã đại thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với 365/538 phiếu đại cử tri cùng 69.498.516 phiếu cử tri phổ thông nhờ vào khẩu hiệu “Thay đổi, chúng ta tin như thế!” và câu hò tranh cử “Đúng thế, chúng ta có thể!”
Lúc đó, thay đổi không chỉ là một khẩu hiệu tranh cử mà là một nhu cầu đích thực sau 8 năm dài đằng đẵng của “W” (cách gọi tắt cựu Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush) đã đưa nước Mỹ sa lầy vào những cuộc chiến tranh mới cùng gánh nợ không đáy mới sau hai nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Bill Clinton.
Thắng lợi của Thượng nghị sĩ Obama trong cuộc bầu cử 2008 không chỉ do ý nghĩa lịch sử là thắng lợi đầu tiên của một ứng cử viên da màu, mà còn do nhu cầu thay đổi của dân Mỹ…
Nguồn: theverge.com
4 năm sau, tức năm 2012, Tổng thống Barack Obama lại chiến thắng, với 332 phiếu đại cử tri cùng 65.915.795 phiếu cử tri phổ thông. Đã có chút suy giảm số phiếu cử tri, cả đại cử tri lẫn cử tri quần chúng song vẫn có thể xem là thắng lớn.
Dẫu sao, nhiệm kỳ hai này của Tổng thống Obama cũng đã được dân chúng Mỹ chọn một cách rõ rệt, chứ không “mông lung” như vào năm 2000. Năm đó, ứng cử viên chiến thắng là George W. Bush đã thua đến nửa triệu số phiếu phổ thông (chỉ 47.9% so với 48.4% của ứng cử viên Al Gore) song lại hơn ông Gore chỉ 4 phiếu đại cử tri (271/267) nhờ “hốt” được hết số phiếu đại cử tri của bang Florida (mà người em trai Jeb Bush đang là thống đốc) theo quy định “người thắng hốt hết” – vừa đủ để vượt qua ngưỡng 270 phiếu đại cử tri cần thiết!
Nói tóm lại, từ 2009 đến 2012, cử tri Mỹ đã chọn sự thay đổi. Song, sự thay đổi được kỳ vọng đó dường như đã không làm hài lòng các cử tri, ngoại trừ một điểm tốt là đạo luật Obamacare cho người nghèo (mà người giàu không thích vì phải trả thêm thuế).
Video đang HOT
Bởi thế 8 năm sau – năm 2016 – cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã diễn ra không chỉ trong mỗi một ngày thứ Ba 8/11/2016, mà từ trước đó, bắt đầu bằng chính sự xuất hiện của đối thủ Donald Trump với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, cùng cách phát ngôn bỗ bã, chê bai thậm tệ thành tích của tổng thống sắp mãn nhiệm Obama…
Trong một chừng mực nào đó, khi chọn khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ứng cử viên Trump đã chạm trúng vào tâm tư bực bội và bức xúc của một bộ phận cử tri Mỹ vốn quan niệm nước Mỹ trên hết/ trước hết.
Muốn hay không muốn, bảng thành tích của ông Obama, mà ông Trump không ngớt chỉ trích, cũng tác động một cách “tự nhiên” đến số phiếu của bà Clinton, người cùng đảng Dân chủ với ông Obama. Chính vì thế mà ứng cử viên Trump đã không ngớt phán rằng bỏ phiếu cho bà Clinton chính là bỏ phiếu cho “sự tiếp tục 8 năm của ông Obama”!
Và cũng chính vì thế mà Tổng thống Obama đã cố “trưng” ra thành tích tỉ lệ việc làm tháng 10 tạo ra là bao nhiêu, hai năm qua là bao nhiêu, rằng nay ông rất cương quyết ở Iraq với trận tái chiếm Mosul…. Song không đủ để che lấp những điểm yếu mà ông Trump đã cố “moi” ra khi so sánh ông Obama với Tổng thống Nga Putin!
Khai thác bảng thành tích của tổng thống sắp mãn nhiệm luôn là một đòn tấn công quen thuộc trong mọi cuộc tranh cử. Ngược lại, che dấu bảng thành tích đó cũng là đòn thủ thế của đảng cầm quyền hầu tránh một khả năng thất cử đang chờ đợi.
Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11 lần này phản ánh một sự thất vọng vào lời hứa hẹn “Thay đổi” của ông Obama, một tâm tư bực dọc khi thấy đất nước không còn “vĩ đại” như trước, đặc biệt khi nay bị các đối thủ trước kia bị cho là “dưới cơ” lấn lướt.
Còn tương lai sẽ như thế nào, có lật ngược được tình thế vào phút cuối, như câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” hay không, hạ hồi phân giải.
Theo Danh Đức
Thế giới và Việt Nam
Từ tự điều chỉnh đến thay đổi
Ngày 8/11 vừa rồi, cử tri Mỹ đã bầu ứng cử viên của Đảng Cộng hoà Donald Trump làm tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Ông Donald Trump.
Họ bầu ông Trump vì thời thế và tình hình hiện tại ở nước Mỹ, vì những gì hiểu và biết về ông Trump trong quá khứ và trong quá trình vận động tranh cử.
Nhưng nước Mỹ rồi đây sẽ như thế nào dưới thời ông Trump làm tổng thống và thế giới bên ngoài sẽ bị tác động ra sao?
Những biểu hiện đầu tiên đã cho thấy thắng cử và tương lai quyền lực đi cùng với trách nhiệm trên cương vị tổng thống đang làm ông Trump tự điều chỉnh và thay đổi chính mình.
Thiên hạ bị bất ngờ bởi thắng cử của ông Trump và bởi phát biểu đầu tiên của ông Trump sau khi đã chắc chắn đắc cử.
Trong phát biểu ấy, ông Trump tỏ ra rất khiêm nhường và ôn hoà, tìm kiếm sự hài hoà chứ không gây phân rẽ, cầu thị chứ không ngạo mạn, mong muốn hợp tác chứ không bất chấp.
Ông Trump cho thấy muốn gắn kết nước Mỹ với thế giới chứ không khép kín và biệt lập nước Mỹ với thế giới, muốn kết bạn bè chứ không gây thù oán.
Thiên hạ bị bất ngờ bởi những lời có cánh được ông Trump dành cho đối thủ chính trị bị thua cuộc là bà Clinton, bởi chưa thể quên ông Trump công khai tuyên bố khi lên cầm quyền sẽ yêu cầu tiến hành điều tra để bỏ tù bà Clinton.
Thiên hạ cũng còn chưa quên trong vận động tranh cử ông Trump doạ sẽ rút hết quân đội Mỹ khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc nếu hai nước này không chịu đóng góp tài chính thoả đáng, bất kể hai nước này là đồng minh quân sự chiến lược của Mỹ và hiện vẫn bị đe doạ an ninh trực tiếp từ Triều Tiên và cả Trung Quốc, bất chấp Mỹ đã cam kết bảo hộ an ninh cho họ từ nhiều thập kỷ nay.
Nhưng chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi thắng cử, ông Trump đã điện đàm trực tiếp với tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye khẳng định cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh cho nước này.
Doanh nhân Trump đã thành công với việc chinh phục chính trường nhưng bị chính trường làm cho thay đổi và nếu muốn thành công cả trên chính trường thì ông Trump buộc phải tự điều chỉnh và thay đổi.
Theo Thiên Nhai
Thế giới và Việt Nam
Cách xa 250 dặm so với Trái đất, các phi hành gia người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu cử như thế nào? Không chỉ người ở mặt đất mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu. Cứ bốn năm một lần, hàng triệu cử tri Mỹ lại tiến hành bỏ phiếu bầu cử nhằm chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm. Tất nhiên, ở khoảng cách 250 dặm, thể thức bầu cử dành cho các...