8 món mắm ngon nức lòng trong ẩm thực Việt
Trên đất nước Việt Nam, địa phương nào cũng có món mắm đặc sản của mình, đặc biệt vùng đất nam bộ. Trong nền văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, mỗi món mắm có một phong vị rất riêng. Ở đây có đủ các loại mắm thật hấp dẫn.
Mắm cá – Châu Đốc
Theo bà con làm nghề ủ mắm ở Châu Đốc cho biết thì bất cứ loài cá nào cũng có thể làm mắm được. Nhưng theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh… làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon.
Có nhiều cách để ăn món mắm cá Châu Đốc. Nếu các bạn thích ăn món lẩu mắm, mắm kho thì dùng mắm cá sặc, cá linh. Còn nếu như bạn thích món mắm chưng thì đương nhiên phải dùng mắm cá lóc chưng với thịt băm nhuyễn cùng với củ hành đỏ, hành tây và trứng.
Nhưng có một loại mắm đặc biệt có tên gọi ngày xưa là mắm ruột. Đây là loại mắm chỉ làm toàn bằng ruột cá lóc, rất đắt tiền. Vì hiếm, nên loại mắm này chỉ dành cho giới quý tộc, quan lại… nay, nếu có thì chỉ để dành ăn trong gia đình.
Mắm Thái – Châu Đốc
Mắm thái chính là món dễ ăn nhất và hấp dẫn nhất, vì cách ăn khá đơn giản. Chỉ cần vài trăm gram mắm thái, bún, thịt ba rọi luộc, rau sống và bánh tráng là chúng ta có thể ăn ngay mà không phải chế biến gì cả.
Mắm rươi – Trà Vinh
Rươi thuộc họ nhà giun chân đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ. Chúng có nhiều ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi phù sa. Riêng tại tỉnh Trà Vinh, các xã như: Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải đều có rươi xuất hiện nhiều hằng năm.
Video đang HOT
Mắm rươi là một đặc sản hiếm có, độ đạm rất cao bởi chỉ có một số vùng ven biển bãi bồi phù sa mới có rươi ra.
Chén mắm rươi chưng hay sống thêm vỏ quýt, gừng, ớt đánh cho bông lên rồi rắc một ít ruốc tôm hồng hồng lên mặt. Vây quanh là cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng. Ăn cùng mắm là đĩa thịt chân giò luộc thái mỏng hoặc thế chỗ của nó là đĩa ba chỉ thì không còn gì bằng.
Mắm Cua Đồng, những con cua nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng. Một nắm lá é trắng (hương nhu trắng). Một ít nước mắm ngon, quậy thêm lưng thìa bột ngọt. Và… ớt rất nhiều ớt. Ớt càng cay càng tốt. Cay đến mức nào mà thực khách còn có thể chịu đựng – dẫu rằng đôi lúc vừa ăn vừa “khóc”… Đó là món mắm cua đồng.
Những con cua đồng giã nhỏ, quết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh sau đó cho mắm bột ngọt vào trộn lên sền sệt. Mâm cơm dọn lên nồi cơm trắng bốc khói tô mắm cua đồng xanh um, thơm phức. Chẳng cần thịt cá, nếu có thêm rổ rau sống cũng tốt, bằng không, cứ việc “liệu cơm” mà “gắp mắm”.
Mắm sò – Lăng Cô
Nằm ngay dưới chân dãy Trường Sơn nhô ra biển, vịnh Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng mà còn có giống sò huyết từ lâu đã rất nổi tiếng.
Sò Lăng Cô có quanh năm, và từ lâu được du khách biết đến với nghề làm mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi.
Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò. Khi ăn, cho thêm vào các gia vị như tỏi ớt, chút đường cát hoặc bột ngọt, nếu thật sành điệu thì thêm ít đu đủ bào hoặc trái vả xắt nhỏ, khế cùng chuối chát.
Mắm bò hóc – Sóc Trăng
Ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang món mắm bò hóc, có nơi còn gọi là mắm prahốc, được xem là món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa cơm gia đình. Nhiều người không biết cứ lầm tưởng mắm bò hóc được làm bằng thịt bò hoặc có khi bằng ếch nhái. Nhưng thật ra, mắm bò hóc được làm bằng cá. Tất cả các loại cá đều có thể làm mắm bò hóc.
Món ăn hầu như không có bán ở chợ, nhưng gia đình Khmer nào cũng có sẵn, sử dụng trong gia đình. Nếu có dịp một lần đến Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang, bạn cũng nên cố tìm cách một lần nếm thử món mắm bò hóc để hiểu thêm nghệ thuật ẩm thực vô cùng phong phú của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Mắm còng – Châu Bình, Bến Tre
Con còng thường sống ở vùng bãi bồi ven sông rạch của vùng nước lợ. Có nhiều loại còng: còng vôi ó một càng to một càng nhỏ, còng lửa mập chắc thịt, hai càng bén, còng quều màu gạch sậm, hai càng bằng nhau.
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Bình – Bến Tre. Khi ăn bún riêu cua, người ta thường dùng mắm còng nguyên chất cho hương vị đậm đà. Còn cho thêm ít gia vị chanh, tỏi, ớt dùng làm nước chấm cuốn bánh tráng thịt phay thì thật đã đời.
Theo Tạp chí làm đẹp
Lẩu Mắm U Minh
Người dân Nam bộ nói chung và U Minh nói riêng, ăn cơm có nghĩa là ăn một bữa ăn chính, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, mà từ cơm còn bao hàm nhiều món ăn đi kèm, trong đó món lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người Nam bộ.
Lẩu mắm - món ăn rất được ưa chuộng hiện nay
Khách du lịch đang thưởng thức món lẩu mắm của anh Quốc
Theo các cụ lớn tuổi ở U Minh, món mắm kho có từ thời năm nẵm trước, trong quá trình khai khẩn đất này. Qua hàng mấy trăm năm, món ăn đơn giản đó vẫn hiện diện trong những bữa cơm thường nhật và nó đã trở thành món khoái khẩu của người dân Nam bộ. Thật đáng tự hào, món ăn được ông cha ta chế biến từ thời mở đất, nay được nâng cấp, từ mắm người Việt kho theo cách của người Khmer và cho vào lẩu ăn theo kiểu người Hoa, đã trở thành món ăn không những dành cho người nông dân tay lấm chân bùn, mà ngay cả khách du lịch đều thích.
Có dịp đến U Minh Hạ - vương quốc của cá đồng, du khách đừng quên ghé qua khu sinh thái rừng tràm của anh Quốc (ở Cty Lâm nghiệp U Minh II) để thưởng thức món lẩu mắm với rất nhiều loài cá và rau đồng chỉ có ở vùng đất U Minh.
Cá sặc bướm dùng chế biến món lẩu mắm ở U Minh
Mắm sống ăn với xoài vườn, những thứ có sẵn tại khu sinh thái của anh Quốc
Theo lời anh Quốc, để có được một lẩu mắm ngon, có mùi thơm đặc trưng, mùa khô hạn đến, gia đình anh tát đìa, lựa từng con cá sặc bướm làm sạch vẩy, ruột, sau đó rửa sạch đem phơi cho cá ráo mặt, muối đâm nhuyễn cho vào một cái khạp, bên trên anh dùng mo cau và sống dừa cài thật chặt để giữ cho con nắm không thấm nước muối trên bề mặt. Theo kinh nghiệm của gia đình anh, cứ bốn tháng thính mắm một lần bằng gạo rang và cháo nếp (một năm 3 lần), để đến mùa sau, mới mang ra chế biến món lẩu mắm.
Anh Marco Iacopini đến từ Bergamo Italy rất thích món mắm đồng của anh Quốc ở U Minh
Có rất nhiều rau đồng dùng cho lẩu mắm ở U Minh Hạ
Ngồi bên những mái nhà sàn trong rừng tràm, thưởng thức món lẩu mắm đồng quê rất lý tưởng
Với nguyên liệu cá, tôm, rau đồng cỏ nội, chẳng thiếu thứ gì ở vùng đất U Minh hào phóng. Ăn lẩu mắm của anh Quốc có tới bốn đĩa rau to, đủ các loại: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi... và đặc biệt là đọt choại - loại rau rừng chỉ có nhiều nhất ở rừng tràm U Minh. Chưa kể đậu bắp, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi, với các loài cá đồng tươi vừa chín: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc... cùng "lên lửa" với nước cốt mắm sặc thơm lừng. Cũng không thể thiếu chén ốc lác làm "ngọc trầm thủy thượng" sôi sùng sục dưới đáy lẩu.
Anh Marco Iacopini, du khách đến từ Bergamo Italy nói anh rất thích nơi này, từ con người U Minh chân chất đến cảnh quan thiên nhiên hoang dã, có một thảm thực vật xanh và đặc biệt có rất nhiều loài "cỏ" (rau rừng) ăn với lẩu mắm - lần đầu tiên anh được thưởng thức, ngon tuyệt!
Theo Amthuc.com.vn
Xuân về nhớ mắm cá chốt Tết đến, thịt, cá, bánh tét, bánh chưng ăn hoài thấy ngán. Mẹ tôi luôn có sẵn hũ mắm cá chốt để đổi vị cho gia đình trong những ngày Tết. Mắm cá chốt vừa thơm ngon, vừa mềm, không mặn lắm nhưng có độ dai của sớ cá và vị sừn sựt của trứng, tạo cảm giác thích thú khi ăn. Tiếng...