8 mẫu câu gây ấn tượng với đồng nghiệp bằng tiếng Anh
Muốn đề nghị giúp đỡ đồng nghiệp, bạn có thể hỏi: “Would you like a hand with that?”.
Khi bắt đầu công việc mới, bạn thường muốn gây ấn tượng với đồng nghiệp, những người sẽ cùng bạn trải qua phần lớn thời gian trong ngày. Trang EF English Live đưa ra một số gợi ý để trò chuyện lịch sự và thân thiện trong tình huống này.
Would you like a hand with that?
Nếu thấy đồng nghiệp đang phải xoay sở với quá nhiều việc, bạn có thể đề nghị giúp đỡ bằng câu hỏi “Would you like a hand with that?”.
Could I have your advice on this?
Đa số mọi người thích được đối xử như chuyên gia ( expert). Do vậy, việc hỏi xin lời khuyên sẽ giúp đối phương biết bạn coi trọng ý kiến của họ, nhờ đó gây được ấn tượng tốt.
Hỏi xin lời khuyên của đồng nghiệp là một trong những cách gây ấn tượng tốt. Ảnh: Eagleee
I’ll get right on it
Nếu bạn bắt đầu làm một nhiệm vụ nào đó ngay lập tức, hãy thông báo với đồng nghiệp bằng câu “I’ll get right on it”. Tuy nhiên, bạn nên trung thực khi sử dụng câu này, không nói khi chưa thể sắp xếp thời gian để làm ngay.
It’s great to meet you/It’s a pleasure to meet you
Lần đầu tiên gặp đồng nghiệp mới có vai vế ngang hàng trong công ty, bạn hãy nói “It’s great to meet you!”. Nếu đó là người có chức quyền cao hơn hoặc lớn tuổi hơn, câu chào nên sử dụng là “It’s a pleasure to meet you!”.
I’m looking forward to working together
Cách diễn đạt này phù hợp cho email. Khi bắt đầu dự án với một đồng nghiệp hoặc một khách hàng, bạn hãy thêm câu “I’m looking forward to working with you on this project” vào gần cuối email để thể hiện bạn muốn hợp tác với họ một cách suôn sẻ.
That sounds like a plan
Video đang HOT
Đây là câu nói sử dụng trong bối cảnh thân mật, khi một đồng nghiệp nêu ý tưởng về một việc gì đó. Nếu muốn tỏ ra hào hứng hơn nữa, bạn có thể nói “That sounds like a great plan!”.
Let’s put our heads/minds together
Nếu bạn thấy nên phối hợp với một đồng nghiệp để giải quyết một vấn đề nhất định, câu nói “Let’s put our heads/minds together to solve this” rất có tác dụng. Đôi khi, người ta còn dùng câu tương tự: “Two heads are better than one”, nghĩa đen là hai cái đầu vẫn tốt hơn một.
Let’s get this done
Khi đã sẵn sàng làm một việc gì đó, bạn hãy sử dụng cách diễn đạt tự nhiên như “Let’s do this!” hoặc “Let’s get this done!” để khích lệ đồng nghiệp. Những câu này thường không sử dụng trong tình huống trang trọng.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Kỹ năng viết CV và phỏng vấn cho ngành công nghệ thông tin
Theo mentor Viết Hiền của FUNiX, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị CV thuyết phục và thái độ tự tin khi phỏng vấn.
Tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi ra trường là điều mà bất cứ bạn sinh viên nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, để đạt được nguyện vọng đó, các bạn có thể trải qua một hoặc nhiều cuộc phỏng vấn. Trước khi trúng tuyển phỏng vấn, bạn lại phải gửi cho nhà tuyển dụng một bản CV ấn tượng và thuyết phục. Bản chất của CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muôn ứng tuyển.
Với vai trò là nhà tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, anh Nguyễn Viết Hiền, mentor Đại học trực tuyến FUNiX chia sẻ về những lỗi sai dễ mắc của các ứng viên trong việc viết CV và phỏng vấn.
"Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị: một CV không lỗi sai, một thái độ tự tin khi trả lời phỏng vấn", mentor Viết Hiền nhấn mạnh.
Mentor Viết Hiền (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm ứng tuyển công nghệ thông tin với sinh viên FUNiX.
Những lưu ý khi viết CV
Tìm hiểu kỹ về vị trí tuyển dụng
Tìm hiểu rõ vị trí tuyển dụng là điều cơ bản khi viết một bản CV. Không tìm hiểu chính xác về nhu cầu của nhà tuyển dụng và gửi bản CV không phù hợp, bạn thể hiện cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và chỉn chu. Điều này chắc chắn không thể làm hài lòng các nhà tuyển dụng.
CV cho ngành công nghệ thông tin nên sử dụng tiếng Anh
Một CV viết bằng tiếng Việt sẽ khiến bạn giảm mức độ cạnh tranh với các ứng viên khác. Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi cập nhật xu hướng liên tục, môi trường và nội dung công việc phần lớn sử dụng bằng tiếng Anh, vì vậy, một bản CV bằng tiếng Anh đúng chuẩn ngữ pháp, chính tả sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội chinh phục nhà tuyển dụng.
Tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
CV là bản tóm tắt, thể hiện tất cả về bạn với nhà tuyển dụng trước khi vào vòng phỏng vấn. Quan trọng nhất, CV cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, giới thiệu được các kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển.
Theo mentor Nguyễn Viết Hiền, CV của các bạn lập trình nên đề cập nhiều tới các dự án bạn từng làm. Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc, có thể đề cập tới những assignment đã thực hiện trong quá trình học tập.
"Nhà tuyển dụng không quá quan trọng dự án bạn đã làm phải lớn như thế nào, mà họ sẽ đánh giá cách bạn áp dụng những kiến thức trong dự án. Do đó, nếu có những dự án cho thấy được kỹ năng và kiến thức của bản thân, hãy đưa chúng vào CV", mentor Hiền cho biết.
Trung thực và chịu trách nhiệm với thông tin trong CV
Trung thực và chỉ liệt kê những gì bạn biết hoặc có kinh nghiệm trong bản CV. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phỏng vấn sau này. Bạn nên nêu chính xác mức độ hiểu biết của mình trong từng mục. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy phân loại theo thời gian làm việc với từng kỹ năng. Với các CV trong ngành công nghệ thông tin, đây là nội dung rất quan trọng.
Ví dụ:
- Level 1: Biết qua (học/ tự nghiên cứu)
- Level 2: Có kinh nghiệm thực tế dưới 6 tháng
- Level 3: Có kinh nghiệm thực tế dưới 2 năm
- Level 4: Có kinh nghiệm thực tế dưới 5 năm
- Level 5: Có kinh nghiệm thực tế trên 5 năm
Bạn cần giải thích chi tiết cách xác định level để nhà tuyển dụng hiểu.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những thông tin thừa khi viết CV như chèn bằng cấp, giấy chứng nhận vào CV; liệt kê quá nhiều, quá chi tiết các thông tin cá nhân.
Tips phỏng vấn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tự chủ động giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh
Ngành công nghệ thông tin không yêu cầu ứng viên phải rất giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, bạn cần có đủ trình độ tiếng Anh căn bản để đọc và sử dụng tài liệu. Nhà tuyển dụng sẽ dành điểm cộng cho các ứng viên khi họ biết tự chủ động sử dụng tiếng Anh trong phần phỏng vấn, thể hiện phong thái tự tin.
Thể hiện tâm huyết làm lập trình
Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến mục đích và tâm huyết làm nghề của bạn khi phỏng vấn. Một ứng viên có sự tận tuỵ và niềm đam mê công nghệ thông tin sẽ hứa hẹn cống hiến được nhiều giá trị cho công ty, tập đoàn.
Hãy thông minh và đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng khi trả lời những câu hỏi như: "Vì sao em muốn làm nghề lập trình?" hay "Công việc này có ý nghĩa như thế nào trong quá trình làm nghề của em?"
Chứng minh được kỹ năng ghi trong CV
CV thể hiện kỹ năng và tính cách của ứng viên. Nhà tuyển dụng có quyền hỏi về mọi thông tin họ nhận được. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị trước cách trình bày khi được hỏi về những dự án, kỹ năng nêu trong CV.
Mentor Viết Hiền chia sẻ: "Có rất nhiều ứng viên không trung thực về kỹ năng của mình, đến khi phỏng vấn lại lúng túng và trốn tránh câu hỏi. Điều này là tối kỵ bởi nếu bạn đã không trung thực trong phỏng vấn thì sau này bạn có thể không đáng tin trong công việc".
Chuẩn bị trước một số câu hỏi nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn
Để không bị bất ngờ trước những câu hỏi mẹo, hỏi khó và có tâm thế bình tĩnh khi trả lời phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng có thể đưa ra và tập luyện trước.
Theo vnexpress.net
Quan điểm: Sinh viên mới ra trường có quyền nhảy việc liên tục, không chịu làm việc nhỏ gây tranh cãi Không phải ai cũng may mắn ra trường kiếm được việc ưng ý. Nhiều sinh viên vẫn băn khoăn không biết nên bắt đầu một công việc mới từ những cái nhỏ nhất hay lên liên tục nhảy việc. 4, 5 năm hoc đai hoc, tôn kem bao nhiêu tiên cua, thơi gian nhưng khi ra trương, không phai ai cung may măn...