8 lý do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi
Bước sang một ngày mới nhưng bạn vẫn còn nằm ì trên giường, cảm thấy uể oải và cần uống cà phê để tỉnh táo hay ăn chất đường để có năng lượng.
Đâu mới là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi?
8 lý do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi – Ảnh minh hoạ Shutterstock
1. Tập thể dục không đủ
Nhiều người nghĩ giảm tập thể dục để bớt mệt mỏi, nhưng thật sai lầm, chính điều đó khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Nghiên cứu của Đại học Georgia, Mỹ cho biết tập thể dục 3 ngày 1 tuần, mỗi lần 20 phút sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi và phát huy hiệu quả sau 6 tuần, theo Mirror ngày 5.10.
2. Thiếu ngủ
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết nhiều người bị chứng “giấc ngủ vụn” – thường hay thức giấc nửa đêm sau đó lại ngủ tiếp.
Nguyên nhân của hội chứng này là do stress hoặc “kích hoạt” não trước giờ đi ngủ như sử dụng điện thoại, máy tính bảng. Đèn màu xanh từ thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến não, khiến chúng ta khó đi sâu vào giấc ngủ.
3. Nghiện cà phê
Video đang HOT
Mặc dù cà phê giúp chúng ta tỉnh táo nhưng thực sự nó khiến cơ thể mệt mỏi hơn khi “chất kích thích” đã tan đi. Tiến sĩ Chidi Ngwaba, Giám đốc Viện Y học-Đời sống (Mỹ), cho biết “chất hóa học trong não bộ của chúng ta thực tế không thích hợp với chất kích thích này”.
4. Thiếu chất sắt
Theo thống kê, có khoảng 1/3 phụ nữ bị thiếu sắt khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu chất sắt khiến da bạn xanh xao. Bạn có thể kiểm tra bằng cách kéo nhẹ mí mắt xuống, nếu phần bên trong mắt không hồng hào thì đó là dấu hiệu thiếu sắt.
5. Thiếu vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bạn có thể bổ sung nhóm vitamin này bằng cách loại thực phẩm như gạo nguyên cám, yến mạch, lúa mạch và dầu cá.
6. Thiếu nước
Chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thiếu nước thường do ngồi làm việc trong phòng máy lạnh hoặc bản thân chúng ta lười uống nước.
Cố gắng uống nước mỗi hai giờ một lần và nếu nước tiểu có màu đậm là dấu hiệu bạn đang thiếu nước. Bạn cũng có thể thêm trái cây như chanh, dưa leo, bạc hà vào nước để kích thích vị giác.
7. Tiêu thụ quá nhiều đường
Mọi người thường ăn đồ có đường để có thêm năng lượng nhưng ăn uống quá nhiều nước ngọt, bánh quy, sô cô la khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Bên cạnh đó, tinh bột từ bánh mỳ, bún, mỳ cũng chuyển nhanh thành đường khi hấp thụ.
8. Bị stress lâu ngày
Stress là nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Khi bị stress, đừng nên cố găng giải quyết mọi việc ngay lập tức, hãy ra ngoài, hít thở sâu, gặp bạn bè và tập vài động tác yoga, tiến sĩ Chidi Ngwaba chia sẻ.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
6 dấu hiệu tiết lộ cơ thể bị thiếu sắt
Nếu cảm giác cơ thể tràn đầy năng lượng bị mất đi và thay vào đó là cảm giác kiệt sức và phải lên cầu thang một cách khó khăn, đó có thể là dấu hiệu thiếu sắt - tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam giới.
Khô nứt ở góc miệng có thể là biểu hiện của thiếu sắt - Ảnh: Shutterstock
Ngoài những dấu hiệu phổ biến, còn một số dấu hiệu thiếu sắt mà ít người biết đến, theo MSN.
Thèm những thứ không phải là thực phẩm
Một vài nghiên cứu tìm thấy những người thiếu sắt nặng thường thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như bụi bẩn, đất sét, bột bắp, các mảnh vụn sơn, bìa cứng, và cả giấy vệ sinh. Tình trạng này được gọi là pica - hội chứng thèm ăn những thứ phi thực phẩm. Theo một số chuyên gia, với những bệnh nhân thèm ăn những thứ phi thực phẩm, bổ sung sắt có thể cải thiện được chứng nghiện kỳ lạ này.
Móng tay lõm
Móng tay là một trong những phần của cơ thể thể hiện tình trạng thiếu sắt phổ biến nhất. Khi thiếu sắt, móng tay yếu và dễ gãy, móng tay và móng chân lõm, còn gọi là bệnh Koilonychia - tình trạng móng tay và móng chân lõm.
Nứt môi
Thời tiết khô và lạnh hoặc thói quen liếm môi có thể khiến môi khô và bị nứt. Nhưng khoảng 1/3 số người bị thiếu sắt có biểu hiện nứt ở góc của miệng, hay còn gọi là bệnh Cheiliti, khiến ta khó ăn, cười, hoặc thậm chí là nói lớn. Trong một nghiên cứu trên những người bị Cheilitis, các nhà nghiên cứu tìm thấy 35% bệnh nhân này bị thiếu sắt.
Sưng lưỡi
Một triệu chứng khác ít biểu hiện của thiếu sắt là viêm teo lưỡi, khiến lưỡi bị sưng và đau. Khi bị viêm teo lưỡi, lưỡi phồng lên khiến da gà bình thường trên bề mặt biến mất và làm cho lưỡi phẳng. Sưng lưỡi có thể khiến người bệnh khó nhai, nuốt, hoặc nói chuyện.
Thèm ăn đá lạnh liên miên
Thích ăn đá là một dạng cụ thể của Hội chứng pica, còn gọi là pagophagia. Và thèm đá là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt nặng. Mặc dù lý do không rõ ràng, nhưng một số bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng nhai đá làm tăng sự tỉnh táo ở những người thiếu sắt - những người vốn mệt mỏi và chậm chạp hoặc giúp làm dịu lưỡi bị sưng của họ.
Chân ngứa ran
Nếu bạn từng ngồi trên ghế nhưng không làm sao thấy thoải mái, cảm giác như bạn nên tiếp tục di chuyển đôi chân. Triệu chứng này có thể là hội chứng chân không ngừng nghỉ (RLS), nhưng những người bị RLS lúc nào cũng cảm giác muốn di chuyển. Với những người thiếu sắt thì cảm giác như chân nóng, ngứa, hoặc như có côn trùng bò xung quanh chân. Các bác sĩ vẫn không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây nên chứng ngứa ran chân.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm độc Nếu bạn cảm thấy cơ thể nặng nề, uể oải và kèm theo cảm giác đau đầu và đau dạ dày thì đó là những dấu hiệu cho biết cơ thể cần giải độc tố. Nhận biết đúng các dấu hiệu, bạn có thể thực hiện việc giải độc tốc tại nhà thông qua chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là dấu hiệu...