8 lời khuyên hữu ích cần nhớ để có một mùa hè khoẻ mạnh
Thời tiết nóng bức, dễ cáu giận, bực bội,.. là những điều thường thấy khi hè tới. Dưới đây là 8 lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trải qua mùa hè một cách “khoẻ mạnh” và “vui vẻ” nhất!
Dưới tác động nóng bức mà mùa hè mang lại, bạn có thể gặp phải rất nhiều các rắc rối liên quan tới sức khoẻ nếu không nhanh chóng cải thiện nhịp sống của mình.
1. Mùa hè nên có chế độ ăn uống lành mạnh
Theo Bác sĩ Bá Thức (PV trên Suckhoedoisong) cho biết, vào mùa hè, mỗi ngày bạn nên uống một cốc nước chanh, nước quất hay nước ép từ quả dâu tây – đây đều là những loại quả rất giàu chất chống oxy hoá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do sự thay đổi thời tiết hoặc do tuổi tác gây ra.
Bên cạnh đó, việc duy trì bổ sung các chất chống oxy hoá cho sức khoẻ cũng giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Quả chanh rất giàu chất chống oxy hoá (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày nên uống một cốc nước chanh hoặc nước quất hoặc nước ép quả dâu tây, như vậy sẽ giúp bạn dung nạp chất chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương các mô và giảm nguy cơ bệnh tật do tuổi tác hay do tác động của thời tiết. Các chất chống ôxy hóa còn có tác dụng duy trì nồng độ cholesterol máu và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
2. Giải toả căng thẳng
Thời tiết nóng bức của mùa hè có thể khiến bạn bức bối và khó chịu hơn thường lệ. Để giải toả căng thẳng bạn có thể trồng một khu vườn nhỏ hoặc chăm sóc một vài chậu cây cảnh nếu như không gian hạn chế.
Việc hoạt động tay chân vừa tốt cho tinh thần lại vừa tốt cho sức khoẻ thể chất.
3. Làm vệ sinh răng miệng thường xuyên
Sức khoẻ có thể bị giảm sút do vậy bạn nên vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân đều đặn để cải thiện cũng như bảo vệ sức khoẻ.
Nên đánh răng sau khi ăn từ 10 – 13 phút (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Bạn nên vệ sinh sau khi ăn 10 – 13 phút, ngoài đánh răng thì bạn cần dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và nước súc miệng.
4. Đi ra ngoài để tập thể dục
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch cũng như nâng cao sức đề kháng, chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè.
Bạn có thể lựa chọn một số các hoạt động thể thao ngoài trời như đạp xe đạp, đua thuyền, đi bộ, bơi, cầu lông, tennis,… vừa tốt cho sức khoẻ lại tăng tính gắn kết với gia đình, bạn bè,…
5. Hãy bảo vệ mắt của bạn
Vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao và nắng nóng cũng gay gắt hơn thì vấn đề bảo vệ đôi mắt là vô cùng cần thiết, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Hãy đeo kính râm khi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi trưa, khi mặt trời đạt đỉnh nắng.
Đeo kính râm giúp bảo vệ đôi mắt của bạn tốt hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài việc ngăn chặn các tia UV thì kính râm cũng giúp bạn tránh xa nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể hay sự xuất hiện của các nếp nhăn xung quanh mắt. Để lựa chọn được loại kính phù hợp với mình, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.
6. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh thời gian làm việc thì bạn nên xây dựng một khung thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong ngày. Nghỉ ngơi đúng cách có thể giúp ổn định huyết áp và nhịp tim; đồng thời giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi ngăn chặn việc não kích thích sản sinh ra các hormone cortisol khiến bạn dễ mệt mỏi và nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.
7. Bỏ rượu
Không chỉ riêng mùa hè, uống rượu là một thói quen không tốt cho sức khoẻ, gia tăng các bệnh tim mạch, đường tiêu hoá,… trong đó có ung thư. Vì thế nên bỏ rượu càng sớm càng tốt.
8. Một giấc ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc. Để cải thiện giấc ngủ của mình trong những ngày nắng nóng kéo dài, bạn nên có giờ đi ngủ và thức dậy khoa học, đều đặn; không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước khi đi ngủ; không uống rượu bia các chất kích thích trong vòng 3 giờ trước khi bạn định đi ngủ,….
Có thể ngủ ngắn vào buổi trưa trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?
Thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng nực, khó chịu, xen mưa và không khí nóng ẩm. Khoảng thời gian này dễ gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè. Vậy phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bằng cách nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Các rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp
1.1. Nhiễm khuẩn E.Coli gây tiêu chảy
Vi khuẩn E.Coli gây ra những tác hại cho người bệnh gặp qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thực phẩm nhiễm các tác nhân gây bệnh như: thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò, rau quả do nhiễm phân của gia súc hoặc người đang mang bệnh,...
Loại vi khuẩn này có thể lây trực tiếp từ người sang người qua các đường như bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh hay đường phân - miệng. Có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli do lây truyền qua đường nước bằng cách tiếp xúc với nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hoặc tại các bể bơi, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Đây là loại vi khuẩn có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn E.Coli từ 2 đến 10 ngày, khoảng thời gian trung bình vào 3 đến 4 ngày. Đối với người lớn thì vi khuẩn sẽ đào thải trong phân khoảng 1 tuần, còn trẻ em cần thời gian lâu hơn khoảng 3 tuần để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Triệu chứng bệnh xảy ra như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp và thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn và phân có máu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, nguyên nhân này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
1.2. Nhiễm độc thức ăn do Salmonella
Tình trạng nhiễm khuẩn do thức ăn bị bô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Đối với tình trạng này điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Nguồn gây ra bệnh chính từ gia súc bởi vi khuẩn Salmonella có trong phân và nước tiểu của các loại động vật, gia súc như: lợn, gà, vịt, chim, chuột, mèo, chó,... Khuẩn này còn xuất hiện trong trai, sò, hến,...
Các loại thịt tái, sống có thể gây các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè - Ảnh Internet
Ngoài ra, khi người mang khuẩn lành hoặc người bệnh đang phục hồi cũng có thể lây bệnh cho người khác, đây là bệnh có tính lây truyền qua đường tiêu hóa khi thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm như thịt, thịt tái, trứng, sữa, hến, trai nấu chưa chín kỹ,..
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người cao tuổi, suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Khuẩn Salmonella có thời gian khởi phát nhanh hơn chỉ từ 12 giờ đến 36 giờ là đã khởi phát dấu hiệu đột ngột nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra đối với nhiều bệnh nhân và các hoàn cảnh khác nhau.
Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc chia làm 2 loại:
- Người mắc bệnh nhẹ: Không sốt, triệu chứng đi phân lỏng vài lần, bụng hơi đâu.
- Người mắc bệnh vừa và nặng có biểu hiện là sốt cao từ 38 đến 40 độ. Xuất hiện cơn rét run, đau đầu, bị đau mỏi cơ khớp, số lượng bạch cầu tăng, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước điện giải, bụng trướng, chân tay lạnh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay xấu do sức khỏe của người bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần và thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người già yếu do mất nước điện giải hoặc nhiễm khuẩn huyết.
1.3. Đầy hơi, chướng bụng mùa hè
Đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa.
Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay có thể khiến lợi khuẩn của đường ruột bị quá tải, không kịp xử lý hết thức ăn. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Đầy hơi, chướng bụng mùa hè - Ảnh Internet
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp hoặc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đối với người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác bị nặng bụng, bụng căng trướng vùng thượng vị, cơ thể xuất hiện cảm giác bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua hay đau bụng âm ỉ, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,...
2. Phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè
Đối với rối loạn tiêu hóa mùa hè, biện pháp phòng ngừa tích cực bằng cách:
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra nhiều hơn, do đó mỗi người cần tự bảo vệ bản thân để không gặp phải các vấn đề về bệnh tiêu hóa.
Trời nắng nóng gay gắt, hướng dẫn phân biệt kiệt sức và sốc nhiệt để xử lý đúng cách Nhiệt độ đang ngày một tăng cao, ngay cả người khoẻ mạnh cũng không tránh khỏi nguy cơ bị say nắng, kiệt sức hay sốc nhiệt. Vào mùa hè cơ thể của bạn được ví như một hệ thống điều khiển nhiệt giúp giữ cho thân nhiệt của bạn không bị quá cao hay quá thấp. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết...