8 lời khuyên để tránh bệnh đường tiêu hóa trong dịp Tết
Tết là thời điểm nhiều người thường ăn quá nhiều, có thể tàn phá hệ tiêu hóa của bạn.
Trong những ngày Tết, cố gắng duy trì thói quen tập thể dục – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ợ chua, khó tiêu, táo bón và trào ngược a xít là hậu quả tất yếu của điều này.
Nhưng thay vì uống thuốc, có một số lựa chọn lành mạnh hơn để giữ hệ tiêu hóa suôn sẻ.
Sau đây là 8 mẹo giúp bạn tránh gặp rắc rối về tiêu hóa trong những ngày Tết này, theo Stopcoloncancernow.com .
1. Hiểu rõ cơ thể của chính mình
Một số loại thực phẩm và ngay cả căng thẳng có thể kích thích hệ tiêu hóa, nhưng ở mỗi người mỗi khác.
Nếu bạn biết rằng ăn bánh sô cô la sẽ khiến bạn bị ợ chua nghiêm trọng, hãy tránh nó.
Nếu quá bận rộn lo chuẩn bị cho Tết khiến bạn căng thẳng và gây đau dạ dày, hãy đơn giản bớt và thoải mái đi, theo Stopcoloncancernow.com .
Biết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình và cố gắng tránh xa chúng.
2. Hạn chế một số loại thực phẩm
Hãy để ý xem những loại thực phẩm gây trào ngược a xít phổ biến nào sau đây ảnh hưởng đến bạn để tránh: đồ chiên, bánh ngọt, bánh nướng, thịt, bơ sữa, cam quýt và đồ cay hoặc chua. Thức ăn béo cũng khó tiêu hóa hơn, làm chậm hệ thống tiêu hóa.
Video đang HOT
Nếu bạn biết điều gì gây ra cơn đau dạ dày, hãy tránh hoặc hạn chế lượng tiêu thụ.
3. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Trong những ngày Tết, cố gắng duy trì thói quen tập thể dục tốt nhất có thể. Sau khi ăn một bữa ăn nhiều, tránh ngả lưng và thay vào đó hãy đi bộ.
Nằm xuống sẽ làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng vì a xít trong dạ dày có thể dễ trào lên thực quản hơn.
Tập thể dục sẽ hỗ trợ tiêu hóa, nhưng tránh tập luyện quá sức sau khi ăn nhiều vì thực sự có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
4. Ăn nhiều chất xơ
Hầu hết các bữa ăn ngày Tết thường thiếu một chất dinh dưỡng rất quan trọng: chất xơ.
Nếu không có chất xơ, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, gây táo bón, theo Stopcoloncancernow.com .
Bổ sung các loại trái cây và rau giàu chất xơ như lê, rau xanh và bông cải xanh để duy trì đại tiện thường xuyên.
5. Giảm thiểu căng thẳng
Như đã đề cập ở trên, căng thẳng có thể gây đau dạ dày và ợ chua, và những ngày Tết là thời gian rất căng thẳng trong năm đối với nhiều người.
Nào là mua sắm, nấu ăn, tiệc tất niên, họp mặt gia đình, trang trí, dọn dẹp nhà cửa, khó tránh khỏi căng thẳng, theo Stopcoloncancernow.com .
Cố gắng dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu dùng thời gian thư giãn này để đi bộ thì càng tốt.
6. Ăn chậm lại
Thử đặt chén đũa xuống sau mỗi lần gắp thức ăn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khi ăn, hãy tự điều chỉnh tốc độ, thử đặt chén đũa xuống sau mỗi lần gắp thức ăn, theo Stopcoloncancernow.com .
Hãy ăn từ từ, chậm rãi, từng ít một.
Ăn quá nhiều, quá nhanh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón và đau dạ dày.
Ăn chậm lại cũng sẽ giúp bạn kiểm soát khẩu phần của mình, tránh ăn quá nhiều.
Ngoài ra, sẽ dễ tiêu hơn nếu bạn không bắt cơ thể xử lý quá nhiều cùng một lúc.
7. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
Điều này bình thường thì khá dễ dàng, nhưng đối với ngày Tết thì không dễ chút nào. Với biết bao thực phẩm phong phú như thịt, rượu, kẹo bánh và nước ngọt được bày ra trước mắt.
Hậu quả là, phải gánh chịu những rắc rối về tiêu hóa.
Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc, sữa ít béo và ngũ cốc tự rang xay, sẽ ngăn ngừa táo bón và khó tiêu.
8. Tránh hoặc hạn chế uống rượu và caffeine
Rượu có thể gây đau bụng, đầy bụng và đầy hơi ở những người đã gặp rắc rối về tiêu hóa.
Nguyên nhân là vì rượu làm giãn cơ giữ thức ăn trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng.
Quá nhiều caffeine tạo ra a xít, gây trào ngược. Hãy nhớ rằng caffeine không chỉ có trong soda và cà phê mà còn có trong sô cô la.
Hãy tận hưởng những ngày nghỉ, nhưng hãy để ý xem bạn ăn gì và ăn bao nhiêu. Bạn biết cơ thể của bạn và những giới hạn của nó, đừng vượt quá.
Hãy lưu ý 8 lời khuyên này trong mùa lễ này và loại bỏ những rắc rối về tiêu hóa trước khi chúng bắt đầu, theo Stopcoloncancernow.com .
Phẫu thuật thành công bệnh nhân hơn 10 năm trào ngược dạ dày thực quản
Ngày 9/2, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (BVĐKTPCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn 10 năm.
Trước đó, vào ngày 1/2 bệnh nhân Đ.T. T. L. (47 tuổi, ngụ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nhập viện tại BVĐK TP. Cần Thơ trong tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau rát họng và đau rát sau xương ức.
Qua hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, nội soi dạ dày thực quản và chụp cắt lớp vi tính ngực - bụng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không đáp ứng với điều trị nội khoa, có chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
Ngày 4/2, bệnh nhân được các bác sĩ BVĐK TP. Cần Thơ tiến hành phẫu thuật nội soi xếp nếp đáy vị kiểu Nissen. Hiện tại, các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân giảm 70 - 80%, ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ La Văn Phú cùng ê kíp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân tại BVĐK TP. Cần Thơ
Bệnh nhân L. cho biết, bệnh nhân làm nghề giáo viên, bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ năm 2011, đã đi khám và điều trị rất nhiều bệnh viện suốt hơn 10 năm nay. Cứ mỗi tháng 1 lần chị lên TP HCM để khám và điều trị. Thời gian đầu uống thuốc, các triệu chứng có giảm, nhưng gần đây bệnh không còn đáp ứng với thuốc nữa.
Sau khi nghe bác sĩ tư vấn, chị tin tưởng và đồng ý phẫu thuật. Hiện tại, chị hài lòng với kết quả này, đặc biệt, Tết này chị sẽ rất vui vì đã giải quyết được căn bệnh quái ác này, sẽ có cái Tết sum vầy bên người thân của mình.
BVĐK TP. Cần Thơ có đội ngũ nhân viên y tế lành nghề và đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy CT, MRI, máy xét nghiệm, máy nội soi và phẫu thuật nội soi thế hệ mới. Cạnh đó, bệnh viện đã áp dụng điều trị nhiều kỹ thuật, phẫu thuật tân tiến, hiện đại mà trước đây thường chỉ được thực hiện ở các bệnh viện tuyến trung ương. Nhờ đó, ngày càng đáp ứng được nhu cầu điều trị cho bệnh nhân trong địa bàn TP Cần Thơ.
Hệ tiêu hóa chúng ta cũng muốn 'ăn Tết an toàn' Những ngày Tết, thói quen ăn, nếp sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn khiến cơ thể không thể thích ứng kịp, từ đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, táo bón, đau bụng, tiêu chảy... BS.CKII Ngô Thị Thanh Quýt thăm khám một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa - Ảnh: XUÂN MAI Theo...