8 lợi ích đáng ngạc nhiên của quả lựu, đặc biệt cho nam giới
Quả lựu có khả năng chống ung thư, tốt cho tim mạch, giảm huyết áp, giảm mỡ máu – được các bác sĩ Harvard gọi là “Hạt giống của hy vọng”, theo Timesnownews.
Nước ép lựu chứa hơn 100 dưỡng chất chất thực vật phytochemical, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để làm thuốc phòng và trị bệnh.
Quả lựu có khả năng chống ung thư, tốt cho tim mạch, giảm huyết áp, giảm mỡ máu – được các bác sĩ Harvard gọi là “Hạt giống của hy vọng”. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của quả lựu:
1. Chất chống oxy hóa trong lựu có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư
Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư, nhưng ăn thực phẩm có chất chống oxy hóa là một biện pháp dễ dàng bạn có thể thực hiện để giữ cho mình khỏe mạnh.
Các polyphenol hoạt tính sinh học và các chất phytochemical khác trong lựu là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi stress oxy hóa, chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư, ngăn ngừa và sửa chữa các tổn thương ADN có thể dẫn đến ung thư, theo Healthgrades .
Nước ép lựu chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có khả năng tác động đến căng thẳng oxy hóa khiến nó trở thành chất hỗ trợ sinh sản tiềm năng. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Nước ép lựu thúc đẩy tế bào ung thư tuyến tiền liệt chết nhanh hơn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép lựu có lợi cho nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép lựu ngăn chặn sự lây lan của ung thư và đẩy nhanh quá trình chết của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu khác tập trung vào ung thư vú, ruột kết và phổi cũng chỉ ra rằng lựu và nước ép lựu có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người, vì hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm và trên động vật.
Video đang HOT
3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu phát hiện các hợp chất chống oxy hóa trong hạt lựu như axit ellagic và anthocyanins có thể giảm huyết áp, giảm mức cholesterol xấu, cải thiện mức cholesterol “tốt”, dẫn đến ít mảng bám tích tụ trong động mạch làm làm tắc nghẽn mạch máu.
Một nghiên cứu nhỏ được báo cáo trên Tạp chí Tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng uống một ly nước ép lựu mỗi ngày có thể làm giảm bớt sự suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch đến tim.
Đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh tim, bạn nên bổ sung lựu vào chế độ ăn uống của mình, theo Timesnownews.
4. Chống vi rút
Vitamin C và các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch khác như vitamin E trong lựu có thể ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Lựu cũng đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng vi rút trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, theo Medical News Today .
5. Tốt cho hoạt động tình dục và khả năng sinh sản
Căng thẳng oxy hóa gây ra rối loạn chức năng tinh trùng và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Nước ép lựu chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có khả năng tác động đến căng thẳng oxy hóa khiến nó trở thành chất hỗ trợ sinh sản tiềm năng.
Uống nước ép lựu cũng có thể làm tăng mức hoóc môn nam giới testosterone giúp thúc đẩy ham muốn, theo Medical News Today .
6. Bảo vệ não
Các chất chống oxy hóa trong nước ép và nồng độ cao của chúng được cho là có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ trí nhớ.
Nghiên cứu cũng đã phát hiện, bà bầu được bổ sung nước ép lựu, có tác dụng bảo vệ thần kinh của thai nhi.
Các nhà nghiên cứu Harvard đã báo cáo nước ép lựu giúp giảm nguy cơ tổn thương não ở trẻ chậm phát triển.
7. Nguồn tuyệt vời của chất xơ và vitamin, khoáng chất
Một khẩu phần chỉ nửa quả lựu cung cấp 5 gram chất xơ, chiếm khoảng 18% nhu cầu chất xơ hằng ngày của bạn.
Để tiêu thụ được nhiều chất xơ, nên ăn hạt lựu thay vì uống nước ép lựu.
Lựu cũng là một nguồn tuyệt vời của folate và các vitamin B khác cũng như vitamin C, E và K.
Nước ép của một quả lựu có hơn 40% nhu cầu hằng ngày của bạn về vitamin C.
8. Lựu có thể giúp bạn trẻ lâu hơn
Các ellagitannin trong lựu được vi khuẩn trong ruột chuyển hóa thành urolithin A – có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ xương.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng urolithin A có tác dụng tương tự như tập thể dục ở những người lớn tuổi ít vận động, thậm chí còn giúp đảo ngược quá trình lão hóa tự nhiên này.
Nước ép lựu có thể tương tác với một số loại thuốc
Nếu bạn muốn thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống thông thường của mình, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ. Đặc biệt, hãy cẩn thận khi thêm lựu vào chế độ ăn uống nếu bạn đang dùng warfarin làm loãng máu hoặc chất ức chế men chuyển (ACE), theo Healthgrades .
3 lý do nên ăn tỏi để phòng chống ung thư
Tỏi là một loại gia vị vô cùng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sau đây là 3 lý do mà bạn nên sử dụng tỏi trong thực đơn của mình để phòng bệnh ung thư.
Tỏi làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Sau khi xem xét, đánh giá các nghiên cứu toàn cầu, các báo cáo của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ (AICR) cho thấy việc ăn tỏi thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các hợp chất trong tỏi giúp sửa chữa DNA, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm.
Tuy nhiên hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trên người về tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng của tỏi.
Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Trong tỏi có chứa rất nhiều dược chất nguồn gốc thực vật (phytochemical)
Trong mỗi nhánh tỏi có chứa nhiều chất phytochemical, nhiều chất trong đó đã thể hiện đặc tính phòng chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ví dụ như flavonoid, inulin, saponin, S-allyl cysteine,...
Tỏi được nghiên cứu cho thấy tác dụng phòng chống ung thư mạnh nhất đối với ung thư đại trực tràng. Loại rau có vị cay nồng này cũng đang được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, dạ dày, vòm họng, đại tràng, thực quản, tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,....
Kết hợp tỏi với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm món ăn trở nên ngon hơn, khiến bạn ăn được nhiều rau hơn
Được phân loại như một loại rau, tỏi được sử dụng chủ yếu như một loại hương liệu gia vị. Các món rau sử dụng tỏi để chế biến kèm sẽ làm tăng hương vị và tạo cảm giác ngon miệng hơn, giúp tiêu thụ được nhiều rau hơn. Chế độ ăn nhiều rau đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên đối với bệnh nhân ung thư trong các giai đoạn điều trị bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, rối loạn vị giác,... thì tỏi thường gây ra một số cảm giác khó chịu do mùi quá mạnh. Bởi vậy cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho đối tượng này.
Ngoài ra nên ăn tỏi ở dạng tươi. Khi chế biến tỏi chúng ta nên đập dập, cắt nhỏ và để ngoài không khí từ 10 đến 15 phút trước khi sử dụng. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi. Sử dụng tỏi già ngâm giấm cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch.
Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K
5 thực phẩm giá rẻ như cho nhưng tăng cường sức đề kháng cực tốt trong mùa dịch Muốn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe gia đình trong mùa dịch, bạn nên bổ sung ngày 5 loại thực phẩm này thường xuyên. Quả ổi Quả ổi rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet. Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây, rau củ. Ngoài trái cây họ cam...